Vụ Xuân năm 2012

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 59 - 65)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.6.2. Vụ Xuân năm 2012

Bảng 3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 tại tỉnh Tuyên Quang

TT Chỉ tiêu Giống B/C (bắp) CDB (cm) ĐK B (cm) H/B (hàng) H/H (hạt) P1.000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 SSC 90903 0,96 16,9 4,6 14,0 31,0 308,3 67,6 55,2 2 SSC 7830 0,98 17,8 4,8 14,5 32,0 318,7 81,7 64,5 3 SSC 90981 0,98 16,5 4,7 14,2 31,8 311,8 75,4 63,5 4 SSC 90999 0,94 15,8 4,4 13,7 28,2 287,5 64,0 49,5 5 SSC 91017 0,97 16,2 4,4 14,4 30,8 314,0 71,7 57,4 6 SSC 131 0,99 17,8 4,8 14,7 33,3 310,0 82,4 69,2 7 SSC 91042 0,97 16,9 4,7 14,4 30,7 313,3 74,4 57,1 8 SSC 91051 0,96 16,9 4,6 14,5 31,6 304,0 70,8 56,9 9 SSC 91083 0,97 16,9 4,7 14,2 31,7 306,3 69,8 56,9 10 SSC 90893 0,95 15,9 4,4 14,2 30,0 313,7 66,5 54,9 11 SSC 90186 0,95 16,9 4,7 14,3 30,1 314,1 69,0 57,1 12 C 919 Đ/C) 0,96 17,5 4,8 14,7 31,5 313,7 73,6 64,8 CV% 3,4 4,4 3,2 4,1 4,9 3,1 6,3 3,8 LSD0,5 0,2 0,2 0,2 0,9 2,0 14,3 7,9 3,7 P <0,05 <0,05 <0,0 1 <0,01 <0,0 5 ns ns <0,05 * Số bắp/cây

Số bắp/cây là một yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới.

Tính nhiều bắp có tương quan thuận với khả năng chống chịu, đặc biệt trong điều kiện môi trường bất thuận như nóng, lạnh, hạn, úng, gẫy đổ, đất

xấu và mật độ gieo trồng dày... Khi tăng tính nhiều bắp làm giảm số cây vô hiệu gây ra bởi điều kiện gieo trồng dày, tăng tính chống đổ của cây.

Đối với các giống ngô làm rau thì càng nhiều bắp càng tốt, còn với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là một bắp/cây để dinh dưỡng được tập trung vào hạt sẽ làm cho năng suất cao hơn.

Vụ Thu Đông số bắp/cây của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 0,95 – 1,03 bắp/cây. Giống SSC 131 có số bắp trên cây đạt 1,03 bắp/cây cao nhất thí nghiệm và cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống SSC 90893, SSC 90186 có số bắp trên cây là 0,95 thấp nhất thí nghiệm và thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số bắp/cây tương đương với đối chứng.

Vụ Xuân 2012 số bắp/cây của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 0,94 – 0,99 bắp/cây. Giống SSC 131 có số bắp trên cây là 0,99 bắp/cây cao nhất thí nghiệm và cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số bắp/cây tương đương và không có sự sai khác so với đối chứng.

* Chiều dài bắp

Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Vì vậy đây là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho năng suất của một giống. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và chế độ canh tác.

Vụ Thu Đông 2011 chiều dài bắp dao động từ 13,8 – 16,4cm. Trong đó có các giống SSC 7830, SSC 131 có chiều dài bắp tương ứng đạt 16,4 ; 16.3 cm, có chiều dài bắp cao nhất thí nghiệm và cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều dài bắp ngắn hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2012 các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 15,8 – 17,8 cm. Trong đó giống SSC 131, SSC 7830 có chiều dài bắp đạt 17,8 cm, dài nhất thí nghiệm và dài hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại đều thấp hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

*Đường kính bắp

Đường kính bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất. Đường kính bắp tỷ lệ thuận với năng suất của giống. Đường kính bắp là chỉ tiêu ảnh hưởng đến số hạt/bắp, đường kính bắp càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại. Đường kính bắp phụ thuộc rất nhiều vào giống và điều kiện chăm sóc. Vụ Thu Đông 2011 các giống tham gia thí nghiệm có đường kính bắp đạt từ 4,0-4,6cm. Giống SSC 131 có đường kính bắp tương đương với đối chứng. Các giống còn lại có đường kính nhỏ hơn so với đối chứng .

Vụ Xuân 2012 các giống tham gia thí nghiệm có đường kính bắp đạt từ 4,4 - 4,8cm. Các giống SSC 7830, SSC 131 có đường kinh bắp đạt 4,8 cm tương đương đối chứng. Các giống còn lại có đường kính bắp nhỏ hơn so với giống đối chứng (4,8 cm).

* Số hàng/bắp

Đây là chỉ tiêu do giống quy định, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Do hoa ngô có đặc điểm là hoa kép nên số hàng/bắp của một giống ngô luôn luôn là số chẵn.

Vụ Thu Đông năm 2011 các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số hàng/bắp biến động từ 13,7-14,5 hàng/bắp. Giống SSC 131có số hàng hạt/bắp là 14,5 hàng hạt/bắp tương đương. Các giống còn lại có số hàng hạt/bắp thấp hơn so với giống đối chứng.

Vụ Xuân năm 2012 các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số hàng/bắp dao động từ 13,7-14,7 hàng. Giống SSC 131 có số hàng/bắp đạt 14,7 hàng/bắp, tương đương giống đối chứng. Giống SSC 90999 có số hàng/bắp nhỏ nhất thí nghiệm = 13,7 hàng/bắp thấp hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Số hạt/hàng

Số hạt/hàng phụ thuộc vào đặc tính của giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào quá trình thụ phấn, thụ tinh của ngô. Khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu nếu gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc Quá thấp, thời gian từ tung phấn đến phun râu quá lớn làm hạt phấn bị chết

không xảy ra hiện tượng thụ tinh sẽ làm giảm số lượng hạt trên hàng, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng giai đoạn sau thu tinh nếu không đảm bảo cũng gây hiện tượng đuôi chuột làm ảnh hưởng tới năng suất.

Ở vụ Thu Đông năm 2011 số hạt/hàng của các giống ngô trong thí nghiệm biến động từ 26,7 - 32, hạt/hàng. Trong đó có các giống SSC 131có số hạt/hàng cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%. Các giống còn lại có số hạt/hàng tương đương và thấp hơn đối chứng.

Vụ Xuân năm 2012 số hạt/hàng của các giống biến động từ 28,2-33,3 hạt/hàng. Những giống ngô SSC 131, SSC 7830 có số hạt/hàng là 32,0 – 33,3 hạt/hàng cao nhất thí nghiệm. Các giống còn lại có số hạt/hàng tương đương và thấp hơn so với giống đối chứng.

* Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng nghìn hạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thời tiết, điều kiện khí hậu, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật.

Vụ Thu Đông năm 2011 Trong lượng 1.000 hạt của các giống ngô trong thí nghiệm biến động từ 270,0 – 304,3 gam. Trong đó có các giống SSC 131, SSc 90186 có có trọng lương 1.000 hạt lớn nhất thí nghiệm. Các giống còn lại có trọng lương 1.000 hạt tương đương và thấp hơn đối chứng.

Vụ Xuân 2012 Trong lượng 1.000 hạt của các giống ngô trong thí nghiệm biến động từ 287,5 – 318,7 gam. Trong đó có các giống SSC 7830 có có trọng lương 1.000 hạt lớn nhất thí nghiệm. Các giống còn lại có trọng lương 1.000 hạt tương đương và thấp hơn đối chứng

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng về năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định, năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp/cây, hàng/bắp, hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt, số cây/m2

.

Kết quả 3.7 và bảng 3.8 cho thấy:

Vụ Thu Đông 2011 các giống ngô tham gia thí nghiệm có năng suất lý thuyết đạt 52,3-79,7 tạ/ha. Trong đó giống SSC 131 có năng suất lý thuyết là

79,7 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương và thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2012 năng suất lý thuyết của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 64,0-82,4 tạ/ha, giống đối chứng có năng suất lý thuyết đạt 73,6 (tạ/ha). Trong đó giống SSC 131, SSC 7830 có năng suất lý thuyết tương ứng là 82,4 ; 81,7 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương và thấp hơn với giống đối chứng.

Qua hai vụ so sánh các giống ngô thí nghiệm với giống đối chứng chúng tôi thấy giống SSC 131 có năng suất lý thuyết tương đối cao và ổn định so với giống đối chứng.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô. Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp. Do vậy, trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai, cùng chế độ chăm sóc như nhau, những giống nào phù hợp thì mới có khả năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ về năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang

Vụ Thu Đông 2011, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu đạt từ 47,0-62,9 tạ/ha. Giống có năng suất cao nhất thí nghiệm và cao hơn đối chứng là SSC 131có năng suất tương ứng 62,9 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất thực thu tương đương và thấp hơn so với đối chứng.

Ở vụ Xuân 2012, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có năng xuất thực thu đạt từ 49,5-69,2 tạ/ha. Nếu so sánh với đối chứng là (64,8tạ/ha) giống SSC131có năng suất thực thu cao đạt 69,2 tạ/ha, cao hơn hẳn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất thực thu tương đương và thấp hơn so với đối chứng.

Tóm lại: Quan sát tổng thể chúng tôi thấy vụ Xuân năm 2012 có điều kiện thời tiết thuận lợi hơn so với vụ Thu Đông năm 2011. Vụ Xuân vào cuối vụ nhiệt độ tăng cao, lượng mưa đủ cung cấp cho cây trong quá trình tích luỹ

và tạo năng suất, tuy nhiên mưa nhiều kèm theo đợt dông và gió lớn đã ảnh hưởng nhiều đến các giống ngô.

Trong khi đó cuối vụ Thu Đông năm 2011 tuy rét đến muộn hơn so với vụ Thu Đông hàng năm nhưng tháng 10 đến tháng 12 lượng mưa giảm mạnh từ 35,1 mm xuống 4,7 mm, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và hình thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm. ( phụ lục số: 01 )

Qua 2 vụ thí nghiệm chúng tôi thấy:

Các giống có số bắp trên cây ~ 1, có chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng/bắp và số hạt/hàng cao sẽ có tiềm năng cho năng suất cao.

Các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có biến động về năng suất so với giống đối chứng. Năng suất của các giống có sự biến động lớn ở các thời vụ gieo trồng như SSC 131, SSC 7830 có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng cả hai vụ do vậy chúng tôi đã chon SSC 131, SSC 7830 để làm giống ưu tú và làm mô hình trình diễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 59 - 65)