Số lá trên cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 43 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.2.Số lá trên cây

Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2011và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang.

TT Chỉ tiêu Giống Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) Thu Đông 2011 Xuân 2012 Thu Đông 2011 Xuân 2012 1 SSC 90903 18,7 19,0 3,3 3,6 2 SSC 7830 19,5 19,7 3,7 3,8 3 SSC 90981 18,7 18,7 3,6 3,6 4 SSC 90999 17,0 17,0 3,2 3,3 5 SSC 91017 18,7 18,7 3,5 3,6 6 SSC 131 19,7 20,0 3,8 3,9 7 SSC 91042 18,3 19,0 3,2 3,5 8 SSC 91051 18,3 19,0 3,4 3,5 9 SSC 91083 18,3 18,7 3,3 3,5 10 SSC 90893 17,7 18,3 3,3 3,5 11 SSC 90186 18,3 18,3 3,4 3,5 12 C 919 (Đ/C) 19,0 19,3 3,5 3,7 CV (%) 6,2 5,1 6,9 3,0 LSD 0,05 0,4 0,6 0,2 0,1 P <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 3.2.2.1. Số lá trên cây

Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá. Lá có những đặc điểm đặc biệt về hình thái và giải phẫu thích hợp với chức năng quang hợp như:

- Lá thường có dạng bản, mang đặc tính hướng quang ngang, có khả năng vận động sao cho mặt lá vuông góc với tia sáng mặt trời để nhận được nhiều nhất năng lượng ánh sáng.

- Về giải phẫu: Lá có hệ thống biểu bì chứa nhiều diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp, ngoài ra còn có mạng lưới các mạch dẫn làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng cho hoạt động quang hợp. Do vậy lá có khả năng tiếp nhận các chất dinh dưỡng khi bón phân qua lá đồng thời cũng là nơi thoát hơi nước tạo nên sức hút các chất dinh dưỡng từ đất vào cây. Số lá liên quan mật thiết đến năng suất, nếu số lá/cây lớn thì khả năng cho năng suất của cây sẽ cao và ngược lại. Nhưng số lá trên cây quá lớn thì khả năng quang hợp sẽ giảm do các lá che lẫn nhau dẫn đến hiện tượng thiếu ánh sáng, sâu bệnh tăng, quá trình sinh trưởng sinh thực kém, năng suất thấp. Ngược lại số lá quá ít thì hiệu suất quang hợp của cây giảm dẫn đến năng suất giảm. Số lá trên cây ngoài phụ thuộc vào giống còn phụ thuộc vào điểu kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác, tuy nhiên sự biến động này không lớn do số lá trên cây ngô tương đối đối ổn định và tương quan chặt với thời gian sinh trưởng. Thông thường những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì số lá trên cây ít hơn những giống có thời gian sinh trưởng dài. Số lá/cây của ngô biến động từ 14 đến 22 lá, chủ yếu là do giống quy định và hầu như không thay đổi trong điều kiện trồng trọt.

Cụ thể số lá/cây của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông 2011 từ 17,0 - 19,7 lá/cây. Các giống SSC 131, SSC 7830 có số lá đạt từ 19,7 - 19,5 lá/cây cao nhất thí nghiệm và cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống SSC 90999 có số lá thấp nhất thí nghiệm là 17,0 lá/cây, thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số lá/cây tương đương và thấp hơn đối chứng.

Vụ Xuân 2012 có số lá/cây dao động từ 17,0 – 20,0 lá/cây. Các giống SSC 131, SSC 7830 có số lá/cây tương ứng là 20,0 ; 19,7 cao nhất thí nghiệm và cao hơn đối chứng (19,3 lá/cây) còn lại đều tương đương và nhỏ hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.2.2.2. Chỉ số diện tích lá

Đối với thực vật lá là một thành phần không thể thiếu vì 90-95% chất khô tích lũy trong đời sống cây trồng được tạo ra do quang hợp. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất, cây tích luỹ trung bình từ 80-150 kg chất khô/ha/ngày đêm. Để tạo thành năng suất như trên phải có sự phối hợp của các quá trình sinh lý khác nhau như: Quá trình hô hấp, dinh dưỡng khoáng, biến đổi và vận chuyển các chất hữu cơ... Các quá trình sinh lý đó không thể thay thế cho nhau trong quá trình sinh trưởng và tạo thành năng suất, nhưng nó không được thực hiện khi không có quá trình quang hợp.

Trong quá trình quang hợp lá cây làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu, lá ngô tổng hợp các chất hữu cơ theo chu trình C4. Trên bề mặt lá có rất nhiều khí khổng trung bình một lá có khoảng 2 - 6 triệu khí khổng, trên 1mm2

có từ 500 - 900 khí khổng. Do có cấu tạo đặc biệt nên hai tế bào đóng mở khí khổng của lá ngô rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết, khi gặp hạn khí khổng khép lại nhanh nên hạn chế một phần thoát hơi nước (Nguyễn Đức Lương và cs, 1999 ) [10].

Đối với cây ngô cũng như các cây trồng khác khả năng ra lá, tuổi thọ và kích thước lá không những do đặc tính của giống quyết định mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, mùa vụ, thời tiết, khí hậu. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (m2

lá/m2đất). Qua nhiều nghiên cứu cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng quang hợp là phải nâng cao chỉ số diện tích lá ở mức độ thích hợp. Do đó những giống có chỉ số diện tích lá cao sẽ có tiềm năng năng suất cao hơn các giống có chỉ số diện tích lá thấp. Tuy nhiên chỉ số diện tích lá quá cao hay quá thấp đều làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây và làm giảm năng suất.

Chỉ số diện tích lá tuân theo quy luật: Từ thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con diện tích lá thấp, được tăng dần lên và đạt tối đa ở thời kỳ ra hoa, sau đó diện tích lá giảm dần cho đến khi thu hoạch. Để sử dụng có hiệu quả nhất năng lượng ánh sáng, ở thời kỳ diện tích lá tối đa quần thể cây trồng phải có diện

tích lá tối ưu. Để có diện tích lá tối ưu người ta có thể dùng các biện pháp kỹ thuật nông học như điều chỉnh mật độ gieo trồng, phân bón... Song mỗi giống đều có đặc tính riêng (về hình thái lá, góc lá so với thân, chiều cao cây...) nên chỉ số diện tích lá tối ưu là tương đối ổn định. Thông thường các giống có bộ lá thẳng, góc giữa lá và thân nhỏ thường có năng suất cao hơn giống có bộ lá xòe rộng, góc lá giữa lá và thân lớn. Chỉ số diện tích lá thích hợp cho ngô tạo năng suất cao là 4 m2

lá/m2đất (Hoàng Minh Tấn và cs, 1994) [13].

Vụ Thu Đông 2011, chỉ số diện tích lá của các giống biến động từ 3,2 - 3,8 m2lá/m2đất. Giống SSC 131 có chỉ số diện tích lá tương ứng 3,8 m2lá/m2đất cao nhất thí nghiệm và cao hơn đối chứng (3,5 m2

lá/m2đất) ở mức độ tin cậy 95%. Giống SSC 90999 có chỉ số diện tích lá thấp nhất 3,2 m2lá/m2đất ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng.

Vụ Xuân 2012 chỉ số diện tích lá của các giống biến động từ 3,3 - 3,9 m2lá/m2đất. Giống SSC 131 có chỉ số diện tích lá 3,9 m2

lá/m2đất, cao hơn so với đối chứng (3,7 m2

lá/m2đất) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống SSC 90903, SSC 7830, SSC 90981, SSc 91017 có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Nói chung qua vụ Thu Đông và vụ Xuân các giống tham gia thí nghiệm đều có số lá trên cây và chỉ số diện tích lá vụ Xuân cao hơn vụ Thu Đông vì ở vụ Xuân có điều kiện nhiệt độ ẩm độ thuận lợi hơn so với vụ Thu Đông.

3.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 43 - 46)