Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp (cm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 40 - 43)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp (cm)

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về hình thái và sinh lý của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012

TT

Chỉ tiêu Giống

CC đóng bắp (cm)

Chiều cao cây (cm) Tỷ lệ % CC đóng bắp/CCC (%) Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân 1 SSC 90903 95,2 99,0 193,0 209,0 49,3 47,2 2 SSC 7830 104,8 108,7 211,0 226,0 49,7 50,4 3 SSC 90981 103,7 110,9 204,7 219,3 50,7 49,4 4 SSC 90999 93,0 102,0 180,0 194,7 51,7 53,2 5 SSC 91017 99,0 106,9 200,7 213,0 49,3 50,2 6 SSC 131 110,2 110,1 219,0 230,0 50,3 50,0 7 SSC 91042 102,9 109,1 201,7 220,0 51,0 50,0 8 SSC 91051 98,2 114,3 195,0 209,0 50,4 52,4 9 SSC 91083 99,1 112,2 201,0 214,3 49,3 50,0 10 SSC 90893 101,2 110,7 205,0 207,0 49,4 52,6 11 SSC 90186 97,9 105,6 192,0 206,0 51,0 50,8 12 C 919 (Đ/C) 106,8 110,2 215,0 223,0 49,7 49,4 CV (%) 5,7 4,1 2,6 2,8 4,8 2,7 LSD0,05 9,7 7,5 9,2 10 4,0 2,3 P ns <0,05 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

3.2.1.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, vì chiều cao cây có liên quan trực tiếp tới khả năng tiếp nhận ánh sáng, khả năng chống đổ và đặc biệt là khả năng thụ phấn, thụ tinh. Chiều cao cây cao càng thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh, khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn, tích lũy được nhiều vật chất, nhưng khả năng chống đổ của cây kém. Ngược lại, chiều cao cây thấp thì khả năng chống đổ của giống tốt

nhưng lại khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh. Vì vậy tùy điều kiện của từng địa phương mà lựa chọn giống có chiều cao cây thích hợp. Chiều cao cây được đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ. Chiều cao cây cũng như các tính trạng khác có sự biến động rất lớn, chiều cao cây ở giới hạn thấp nhất bằng 40 – 50 cm, trung bình 1,8 - 2,2 m, cao nhất 2,5 - 3,2 m. Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc.

Vụ Thu Đông 2011 chiều cao cây dao động từ 180,0 – 219,0 cm. Giống SSC 131 có chiều cao cây đạt 219,0 cm cao nhất thí nghiệm. Giống SSC 90999 có chiều cao cây thấp nhất thí nghiệm và thấp hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2012 chiều cao cây của các giống ngô lai trong thí nghiệm dao động từ 194,7 – 230,0 cm. Trong đó giống SSC 131 có chiều cao cây cao nhất thí nghiệm. Giống SSC 90999 có chiều cao cây thấp nhất thí nghiệm và thấp hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Nhìn chung: Chiều cao cây thay đổi tùy thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng, vụ Xuân 2012 chiều cao cây ở tất cả các giống đều cao hơn ở vụ Thu Đông 2011. Do trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, cây gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và ẩm độ lên sinh trưởng mạnh hơn so với vụ Thu Đông. Ở cả 2 vụ giống SSC 131 có chiều cao cây cao nhất thí nghiệm.

3.2.1.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp được tính từ mặt đất lên đến đốt mang bắp trên cùng, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng, khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh và cơ giới hoá trong thu hoạch. Chiều cao đóng bắp cao hay thấp phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện ngoại cảnh, nếu giống có thời gian sinh trưởng dài vị trí đóng bắp thường ở đốt thứ 10 - 14 và chiếm 45 - 60% chiều cao cây, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn vị trí đóng bắp thường ở đốt thứ 7 - 8 và chiếm 35 - 38% chiều cao cây.

Chiều cao đóng bắp thường tỷ lệ thuận với chiều cao cây. Khi cây ngô sinh trưởng mạnh thì chiều cao đóng bắp cao và ngược lại nếu cây sinh trưởng phát triển chậm thì chiều cao đóng bắp thấp. Tuy nhiên những giống có chiều cao đóng bắp càng cao thì càng dễ đổ gẫy, nhưng nếu thấp quá cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và thu hoạch, nhìn chung chiều cao đóng bắp tối ưu bằng 1/2 chiều cao cây. Cho nên chiều cao đóng bắp cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống đổ, cơ giới hóa của giống.

Cụ thể vụ Thu Đông 2011 có chiều cao đóng bắp của các giống biến động từ 93,0 – 110,2 cm. Giống SSC 131 có chiều cao đóng bắp cao nhất thí nghiệm. Giống SSC 90999, SSC 90903 có chiều cao đóng bắp thấp nhất thí nghiệm và thấp hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2012 cho thấy chiều cao đóng bắp của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 99,0 – 114,3 cm. Các giống SSC 91051có chiều cao đóng bắp là 114,3 cm, cao nhất thí nghiệm. Giống SSC 90903 có chiều cao đóng bắp đạt 99 cm thấp nhất thí nghiệm và thấp hơn giống đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

3.2.1.3. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp và chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để chọn ra những giống ngô lai có chiều cao cân đối, phục vụ cho công tác chọn giống chống đổ, đáp ứng điều kiện kỹ thuật canh tác cho các tỉnh miền núi.

Tỷ lệ chiều cao cây/chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện thời tiết, chế độ chăm sóc… Trong sản xuất tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tối ưu bằng 50%. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây được tính bằng chiều cao đóng bắp/chiều cao cây x 100.

Qua bảng 3.2 cho thấy: Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây ở cả hai vụ có tỷ lệ tương đối tốt và phù hợp so với lý thuyết cụ thể vụ Vụ Thu Đông 2011 tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây biến động từ 49,3 – 51,7 %.

Giống SSC 90999 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây cao nhất thí nghiệm 51,7 và tương đương với đối chứng.

Vụ Xuân 2012 có chiều cao đóng bắp/chiều cao cây biến dộng từ 47,2 - 53,2 %. Trong đó giống SSC 7830, SSC 131, SSC 91083, SSC 90981, SSC 91042 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây đạt 50% đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)