Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 46 - 48)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông

Sâu bệnh là một tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, hàng năm sâu bệnh làm giảm năng suất ngô từ 10-15%. Theo tài liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết: Tổng thiệt hại do sâu bệnh gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ USD. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, ẩm độ và nhiệt độ không khí cao nên rất thích hợp cho nhiều

loại sâu bệnh phát sinh, phát triển, đồng thời cũng làm cho vòng đời của sâu hại ngắn hơn, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hoại càng nghiêm trọng. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ của nước ta lên cao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã tạo nên nguồn thức ăn dồi dào liên tục cho sâu hại, như vậy càng đi sâu vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh ngày càng trở nên cấp bách và phức tạp. Đồng thời do lạm dụng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý trong sản xuất nên đã làm cho sâu hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc. Vì vậy các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Một trong những biện pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa làm giảm sức phá hoại của sâu bệnh, đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người là chọn tạo những giống ngô mới có khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Do Thái Nguyên nằm trong khu vực có lượng mưa bình quân hàng năm cao, đặc biệt là vụ Xuân cây ngô thường bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại với tỷ lệ hại tương đối cao. Có nhiều loại sâu bệnh hại trên cây ngô ở các giai đoạn và mùa vụ khác nhau. Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi chủ yếu tập trung theo dõi khả năng chống chịu của cây ngô với một số loại sâu bệnh chính như: Sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn.

Bảng 3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang

TT

Chỉ tiêu

Giống

Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh Sâu đục thân

(điểm) Sâu đục quả (điểm) Khô vằn (%) Thu Đông 2011 Xuân 2012 Thu Đông 2011 Xuân 2012 Thu Đông 2011 Xuân 2012 1 SSC 90903 2,0 3,0 2,0 3,0 5,8 6,7 2 SSC 7830 1,3 2,0 2,0 2,0 4,2 5,0 3 SSC 90981 2,0 3,0 2,0 3,0 3,3 5,8 4 SSC 90999 3,0 3,0 3,0 3,0 6,7 15,8 5 SSC 91017 2,0 3,0 2,0 2,0 7,5 7,5 6 SSC 131 1,7 2,0 2,0 2,0 2,5 3,3 7 SSC 91042 2,0 2,0 2,0 3,0 7,5 8,3 8 SSC 91051 1,7 3,0 2,0 2,0 5,0 12,5 9 SSC 91083 3,0 3,0 2,0 2,0 5,0 6,7 10 SSC 90893 2,0 3,0 2,0 3,0 5,0 14,2 11 SSC 90186 1,7 2,0 2,0 2,0 5,8 7,5 12 C 919 (Đ/C) 1,3 2,0 2,0 2,0 4,2 5,0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)