Trạng thái cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 56)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.5.1.Trạng thái cây

Trạng thái cây được đánh giá khi bắp đã phát triển đủ mà bộ lá vẫn còn xanh theo phương pháp cho điểm. Trong đó điểm 1: tốt, điểm 5: kém nhất. Để đánh giá trạng thái cây cần dựa vào chỉ tiêu như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu bệnh, tỷ lệ đổ gãy. Những giống có trạng thái cây tốt sẽ có tiềm năng suất cao, tuy nhiên năng suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành năng suất.

Vụ Thu Đông 2011 trạng thái cây của các giống được đánh giá từ 1-3 điểm, trong đó giống SSC 131, SSC 7830 có trạng thái cây được đánh giá tốt nhất thí nghiệm và cao hơn so với đối chứng, được đánh giá ở thang điểm 1, hai giống này sinh trưởng đồng đều ít sâu bệnh, có chiều cao cây từ 211 – 219 cm, chiều cao đóng bắp từ 49 – 50% chiều cao cây. Giống SSC 90999, SSC 91017, SSC 90893 có trạng thái cây kém hơn so với đối chứng, được đánh giá ở thang điểm 3 điểm. Các giống còn lại có trạng thái cây tương đương với giống đối chứng được đánh giá ở điểm 2.

Vụ Xuân 2012 trạng thái cây của các giống được đánh giá từ 1-3 điểm, giống SSC 131, SSC 7830, SSC 90981 có trạng thái cây tương đương với giống đối chứng được đánh giá điểm 1. Các giống này sinh trưởng đồng đều ít sâu bệnh, có chiều cao cây từ 219 – 230 cm, chiều cao đóng bắp từ 49 – 50% chiều cao cây tốt. Giống SSC 90999 được đánh giá thang điểm 3 kém nhất thí nghiệm và kém hơn đối chứng. Các giống còn lại có trạng thái cây được đánh giá thang điểm 2 kém hơn so với giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 56)