Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 27 - 29)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.3.2.Phương pháp nghiên cứu

(Áp dụng theo 10 quy phạm khảo nghiệm giống ngô của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN 341 – 2006)

2.3.2.1. Cách bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm một nhân tố (giống), được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), gồm 12 giống 03 lần nhắc lại, xung quanh có dải bảo vệ.

Diện tích ô thí nghiệm: 14 m2

(chiều dài: 5m, chiều rộng: 2,8m). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chuyên trồng màu.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ NL1 6 11 8 4 10 1 7 3 9 5 2 12 D ải b ảo v ệ NL2 12 3 5 1 7 8 11 9 10 2 4 6 NL3 10 2 6 5 12 9 4 1 11 3 7 8 Dải bảo vệ

*Công thức thí nghiệm:

Công thức 1: SSC 90930 Công thức 7: SSC 91042 Công thức 2: SSC 7830 Công thức 8: C919 (đối chứng) Công thức 3: SSC 90981 Công thức 9: SSC 91051 Công thức 4: SSC 90999 Công thức 10: SSC 91083 Công thức 5: SSC 91017 Công thức 11: SSC 90893 Công thức 6: SSC 131 Công thức 12: SSC 90186

2.3.1.2 Qui trình kỹ thuật

(Áp dụng theo 10 quy phạm khảo nghiệm giống ngô của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN 341 – 2006))

* Mật độ khoảng cách:

- Khoảng cách gieo: 70cm x 25 cm (1 cây/hốc). (mỗi ô thí nghiệm gồm 04 hàng)

- Mật độ: 5,7 vạn cây/ha. - Thời gian gieo:

Vụ Thu - Đông (2011): 31/8/2011; Vụ Xuân (2012):1/3/2012 * Lượng phân bón:

- Phân chuồng: 10 tấn/ha.

* N:P:K = (140kgN : 80kgP205 : 90kgK20)/ha. * Cách bón

- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/4 lượng đạm. - Bón thúc lần 1 khi ngô 3 - 5 lá: 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng kali. - Bón thúc lần 2 khi ngô 7 - 9 lá: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. * Chăm sóc

- Khi ngô 3 - 5 lá: Xới đất, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc. - Khi ngô 7 - 9 lá: Xới đất, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ. * Tưới nước

Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6 - 7 lá, ngô xoáy nõn (Trước khi trỗ cờ từ 10-12 ngày), kết thúc thụ phấn đến chín sữa

(Sau khi ngô trỗ cờ từ 10-15 ngày). Cần tưới đồng đều, sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng.

* Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành BVTV.

* Thu hoạch: Khi ngô chín sinh lý (Chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô), có thể thu hoạch muộn hơn nếu thời tiết cho phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 27 - 29)