Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 26 - 74)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.2.Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ:

Vụ Thu Đông năm 2011, Vụ Xuân năm 2012: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển tạo năng suất của 12 giống ngô lai (trong đó có 1

giống C919 làm đối chứng) tại khu thí nghiệm của Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Tuyên Quang.

2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung nghiên cứu

* Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm: - Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân năm 2012.

- Đánh giá một số chỉ tiêu nông học của giống thí nghiệm.

- Nghiên cứu khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm. - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

* Đánh giá khả năng thích nghi và mức độ ổn định của giống có triển vọng qua mô hình trình diễn.

* Xác định mối tương quan giữa một số chỉ tiêu nông học với năng suất của giống có tiềm năng trong thí nghiệm.

* Xây dựng mô hình trình diễn của 02 giống ngô lai triển vọng nhất tại xã Thắng Quân của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

(Áp dụng theo 10 quy phạm khảo nghiệm giống ngô của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN 341 – 2006)

2.3.2.1. Cách bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm một nhân tố (giống), được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), gồm 12 giống 03 lần nhắc lại, xung quanh có dải bảo vệ.

Diện tích ô thí nghiệm: 14 m2

(chiều dài: 5m, chiều rộng: 2,8m). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chuyên trồng màu.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ NL1 6 11 8 4 10 1 7 3 9 5 2 12 D ải b ảo v ệ NL2 12 3 5 1 7 8 11 9 10 2 4 6 NL3 10 2 6 5 12 9 4 1 11 3 7 8 Dải bảo vệ

*Công thức thí nghiệm:

Công thức 1: SSC 90930 Công thức 7: SSC 91042 Công thức 2: SSC 7830 Công thức 8: C919 (đối chứng) Công thức 3: SSC 90981 Công thức 9: SSC 91051 Công thức 4: SSC 90999 Công thức 10: SSC 91083 Công thức 5: SSC 91017 Công thức 11: SSC 90893 Công thức 6: SSC 131 Công thức 12: SSC 90186

2.3.1.2 Qui trình kỹ thuật

(Áp dụng theo 10 quy phạm khảo nghiệm giống ngô của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN 341 – 2006))

* Mật độ khoảng cách:

- Khoảng cách gieo: 70cm x 25 cm (1 cây/hốc). (mỗi ô thí nghiệm gồm 04 hàng)

- Mật độ: 5,7 vạn cây/ha. - Thời gian gieo:

Vụ Thu - Đông (2011): 31/8/2011; Vụ Xuân (2012):1/3/2012 * Lượng phân bón:

- Phân chuồng: 10 tấn/ha.

* N:P:K = (140kgN : 80kgP205 : 90kgK20)/ha. * Cách bón

- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/4 lượng đạm. - Bón thúc lần 1 khi ngô 3 - 5 lá: 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng kali. - Bón thúc lần 2 khi ngô 7 - 9 lá: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. * Chăm sóc

- Khi ngô 3 - 5 lá: Xới đất, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc. - Khi ngô 7 - 9 lá: Xới đất, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ. * Tưới nước

Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6 - 7 lá, ngô xoáy nõn (Trước khi trỗ cờ từ 10-12 ngày), kết thúc thụ phấn đến chín sữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Sau khi ngô trỗ cờ từ 10-15 ngày). Cần tưới đồng đều, sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng.

* Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành BVTV.

* Thu hoạch: Khi ngô chín sinh lý (Chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô), có thể thu hoạch muộn hơn nếu thời tiết cho phép.

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm giống ngô của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10 TCN 341 – 2006).

2.3.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng

* Ngày gieo: Ngày bắt đầu gieo hạt * Ngày mọc:

- Giai đoạn: Cây mọc - Đơn vị tính: Ngày

- Mức độ biểu hiện: Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông)

- Phương pháp đánh giá: Quan sát toàn bộ cây/ô * Ngày trôc cờ:

- Giai đoạn:Trổ cờ-tung phấn - Đơn vị tính: Ngày

- Mức độ biểu hiện: Ngày có trên 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính

- Phương pháp đánh giá: Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô. * Ngày tung phấn:

- Giai đoạn: Trổ cờ-phun râu - Đơn vị tính: Ngày

- Mức độ biểu hiện: Ngày có trên 50% số cây tung hạt phấn.

- Phương pháp đánh giá: Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô thí nghiệm.

* Ngày phun râu:

- Giai đoạn: Trổ cờ-phun râu - Đơn vị tính: Ngày

- Mức độ biểu hiện: Ngày có trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2 đến 3cm.

- Phương pháp đánh giá: Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô thí nghiệm.

* Ngày chín:

- Giai đoạn: Bắp chín - Đơn vị tính: Ngày

- Mức độ biểu hiện: Ngày có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen

- Phương pháp đánh giá: Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô thí nghiệm.

* Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của cây mẫu vào giai đoạn chín sữa.

* Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp (cm) đo vào giai đoạn chín sữa, mỗi ô đo 10 cây đã định vị.

* Số lá trên cây (lá): Đếm tổng số lá trên cây của 10 cây/1ô thí nghiệm. Để xác định chính xác cắt đánh dấu lá thứ 5, 10, 15.

* Chỉ số diện tích lá (m2

lá/m2 đất): Tiến hành đo tất cả các lá còn xanh trên cây vào thời kỳ chín sữa, mỗi ô đo 5 cây/ô trong 10 cây theo dõi.

- Chiều dài lá được đo từ gốc lá đến đỉnh lá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiều rộng lá được đo ở phần rộng nhất ở phiến lá, sau đó áp dụng công thức tính của Montgemety (1906).

- Diện tích lá (m2) = chiều dài x chiều rộng x 0,75

* Trạng thái cây: Đánh giá sự sinh trưởng, mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, các cây trong ô vào giai đoạn chín sáp, cho điểm từ 1 đến 5 tương ứng với Tốt ; Khá ; Trung bình ; Kém ; Rất kém.

* Trạng thái bắp: Đánh giá khi thu hoạch cho điểm 1 - 5 dựa vào dạng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh…

* Độ bao bắp: Đánh giá vào lúc thu hoạch theo thang điểm từ 1- 5. - Điểm 1: Lá bi che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp. (rất kín) - Điểm 2: Lá bi bao kín đầu bắp. (kín)

- Điểm 3: Hở đầu bắp, lá bi không bao chặt đầu bắp. (hơi hởđầu bắp) - Điểm 4: Lá bi không che kín bắp đầu bắp để hở hạt. ( hở)

- Điểm 5: Bao bắp rất kém, đầu bắp hở nhiều. (rất hở)

2.3.2.2. Các chỉ tiêu về chống chịu

* Đổ rễ(%): Đếm số cây nghiêng 1 góc > 30o so với chiều thẳng đứng của cây, (chú ý theo dõi chỉ tiêu này khi có mưa bão và theo dõi vào thời kỳ chín sáp). * Đổ thân: Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch.

Tốt: <5 % cây gãy Khá: 5-15% cây gãy T.bình: 15-30% cây gãy Kém: 30-50% cây gãy Rất kém: >50% cây gãy. 1 2 3 4 5

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính: Đánh giá hoặc đếm các cây bị sâu bệnh/ô vào giai đoạn chín sáp.

* Sâu đục thân Chilo partellus (Điểm)

Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại. < 5% số cây, số bắp bị sâu 5-<15% số cây, bắp bị sâu 15-<25% số cây, bắp bị sâu. 1 2 3

25-<35% số cây, bắp bị sâu. 35-<50% số cây, bắp bị sâu.

4 5

* Sâu đục bắp Heliothis zea và H. armigera (Điểm)

Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại. < 5% số cây, số bắp bị sâu 5-<15% số cây, bắp bị sâu 15-<25% số cây, bắp bị sâu 25-<35% số cây, bắp bị sâu. 35-<50% số cây, bắp bị sâu. 1 2 3 4 5

* Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. sasakii (%).

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100. Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô ở 3 lần lặp lại.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu về năng suất

* Số bắp/cây:

Tổng số bắp/tổng số cây trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch. * Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm):

Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

* Đường kính bắp (không kể lá bi) (cm):

Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

* Số hàng hạt/bắp:

Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

* Số hạt/hàng:

Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

* Khối lượng 1000 hạt (g): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy. * Năng suất hạt (tạ/ha):

- Thu và đánh dấu các bắp thứ 2 để tiện cho việc theo dõi các chỉ tiêu về năng suất, số bắp trên cây. Cân khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu.

- Thu và cân toàn bộ số bắp còn lại ở 2 hàng giữa (hàng thứ 2 và hàng thứ 3) của mỗi ô, sau cộng thêm khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu ở trên để có khối lượng bắp tươi/ô.

* Tính năng suất theo phương pháp chung

- Gộp chung và cân khối lượng bắp tươi của 3 lần nhắc (30 cây) vào 1 túi, tách hạt và phơi khô tiếp đến độ ẩm khoảng 14%. Cân khối lượng hạt khô của 30 cây mẫu và tính năng suất hạt khô theo công thức:

P1 P2

NS (tạ/ha) = --- x --- x 103 S0 P3

P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 ở mỗi ô (cân lúc thu hoạch).

S0: Diện tích hàng ngô thứ 2 và hàng thứ 3 thu hoạch (7m2). P2: Khối lượng hạt khô của 30 cây mẫu ở độ ẩm khoảng 14%. P3: Khối lượng bắp tươi của 30 cây mẫu đã cân lúc thu hoạch. * Tính năng suất theo phương pháp tính nhanh (tạ/ha)

P1 P2 (100-A0) NS(tạ/ha) = --- x ---- x --- x 103 S0 P3 (100-14)

P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của mỗi ô (cân lúc thu hoạch).

A0: ẩm độ hạt khi cân khối lượng hạt mẫu.

P2: Khối lượng hạt của mẫu (cân cùng lúc đo độ ẩm hạt "A0"). P3: Khối lượng bắp tươi của mẫu (cân lúc thu hoạch).

(100 – A0)

= Hệ số qui đổi NS ở độ ẩm hạt 14% (100 - 14)

* Năng suất lý thuyết (NSLT) được tính theo công thức:

Cây/m2 x Bắp/cây x Hàng/bắp x Hạt/hàng x P1.000

NSLT(tạ/ha) = 10.000 1.000

2.3.3 Phương pháp xây dựng mô hình trình diễn

Sau khi khảo nghiệm 11 giống ngô lai mới sẽ chọn lấy 02 giống ưu tú nhất để làm mô hình trình diễn tại 01 hộ gia đình với diện tích 1.000 m2 vào vụ Xuân năm 2012 trên địa bàn của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

2.4. Phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được, được xử lý theo phương pháp trung bình số học bằng phần mềm excel và xử lý trên chương trình phần mềm IRRISTAT4.0

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang nghiệm vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang

Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Sinh trưởng là tiền đề cho phát triển, phát triển lại là cơ sở cho sinh trưởng. Sinh trưởng, phát triển thường xen kẽ nhau trong chu kỳ sống của cây. Trong đó sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, số lượng như: chiều cao cây, số lá/cây, số lượng rễ… Phát triển là sự thay đổi về chất ở bên trong của tế bào, các cơ quan dẫn đến sự thay đổi về hình thái, chức năng của cây.

Thời kỳ sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi hạt nảy mầm đến chín sinh lý hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của một giống ngô không cố định mà thay đổi theo vùng sinh thái, mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, chế độ thâm canh...

Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng - Vegetative (V): Là giai đoạn đầu tiên của cây ngô, được tính từ thời kỳ mọc đến thời kỳ trỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tính từ phun râu đến chín sinh lý.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng sao cho thu được năng suất cao nhất là một việc rất khó khăn. Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng liên quan đến nhiều yếu tố: Giống, thời vụ, nhiệt độ, nước... Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây ngô có vai trò quan trọng nhằm xác định thời vụ để có biện pháp canh tác thích hợp. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: ngày T T Chỉ tiêu Giống Thời gian từ trồng đến …

Vụ Thu Đông 2011 Vụ Xuân 2012

Trỗ Cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý Trỗ Cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh 1 SSC 90903 50 51 52 109 68 69 70 116 2 SSC 7830 51 52 53 109 68 69 69 118 3 SSC 90981 51 52 53 108 68 69 71 116 4 SSC 90999 48 49 50 102 65 66 68 112 5 SSC 91017 50 51 52 109 70 71 72 117 6 SSC 131 52 53 53 110 69 71 71 118 7 SSC 91042 50 51 52 108 69 71 72 116 8 SSC 91051 54 55 56 109 69 70 71 117 9 SSC 91083 51 52 53 108 70 71 72 117 10 SSC 90893 51 52 53 108 70 72 73 116 11 SSC 90186 52 52 53 109 68 70 71 117 12 C 919 (Đ/C) 52 53 53 109 69 70 70 118 CV% 4,6 3,9 4,5 3,0 3,5 3,1 3,4 2,5 LSD0,05 4,0 3,3 4,0 5,0 4,1 3,7 4,0 4,9

3.1.1.1 Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ hay còn gọi là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, là giai đoạn sinh trưởng dài nhất của cây ngô bao gồm nhiều giai đoạn nhỏ. Giai đoạn trỗ cờ được tính khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ, trong giai đoạn này cây ngô đạt được chiều cao tuyệt đối của nó và bắt đầu tung phấn. Đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong cây nên có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của cây, đặc biệt vào giai đoạn ngô xoáy nõn (trước trỗ 10-15 ngày) nếu gặp hạn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn làm giảm số hoa, số hạt ngô.

Qua bảng 3.1 cho thấy: vụ Thu Đông năm 2011, do điều kiện nhiệt độ đầu vụ cao nên thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống ngô tham gia thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 26 - 74)