Tương quan giữa một số đặc tính nông học với năng suất của giống ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 65 - 74)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.7.Tương quan giữa một số đặc tính nông học với năng suất của giống ngô

Các chỉ tiêu nông học có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất của cây. Các chỉ tiêu nông học tương quan chặt với năng suất sẽ là cơ sở và nền tảng trong quá trình chọn tạo giống và được các nhà khoa học quan tâm và chú trọng.

Chính vì vậy , chúng tôi đã xác định mối tương quan giữa các tính trạng chính như: Giống, chiều cao cây, số lá /cây, LAI, hàng/bắp, hạt/hàng với năng suất. Số liệu được xử lý băng phân mềm iristat 4.0 (kết quả được trình bày trong phần phụ luc 2)

Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu tương quan với năng suất bằng phần mềm excel chúng tôi thấy:

Bảng 3.9. Hệ số tương quan của một số đặc tính nông học với NSTT

TT Chỉ tiêu nông học Hệ số tƣơng quan (R)

I VỤ THU ĐÔNG 2011

1 Số bắp trên cây 0,69*

2 Chiều dài bắp 0,82**

3 Đường kính bắp 0,89**

4 Chiều cao cây 0,91**

5 Diện tích lá 0,9** 6 Số lá trên cây 0,9** 7 P1.000 hạt ns II VỤ XUÂN 2012 1 Số bắp trên cây 0,76* 2 Chiều dài bắp 0,79* 3 Đường kính bắp 0,79*

4 Chiều cao cây 0,93**

5 Diện tích lá 0,91**

6 Số lá trên cây 0,84**

7 P1.000 hạt ns

*Vụ Thu Đông năm 2011

Số bắp trên cây có tương quan thuận ở mức trung bình với NSTT có r = 0,69. Chiều dài bắp có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,82. Đường kính bắp có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,89 vậy trong thực tế sản xuất chúng ta lên ưu tiên chọn các giống có số bắp trên cây, chiều dài bắp và đường kính bắp cao sẽ cho tiềm năng năng suất cao. Chiều cao cây có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,91 có nghĩa là trong thực tế sản xuất các giống có chiều cao cây càng cao thì có tiềm năng cho năng suất nhưng nếu chiều cao cây quá cao cũng gây đổ gẫy và làm giảm năng suất.

Diện tích lá có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,908 . Số lá Trên cây có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,907 diện tích lá, số lá trên cây cao có nghĩa là cây có khả năng quang hợp tốt và cho năng suất cao, nhưng diện tích lá, số lá trên cây quá cao liên quan đến mật độ trồng và che khuất nhau làm giảm khả năng quang hợp và thụ phấn thụ tinh, số lá trên cây tốt nhất từ 20- 20 lá và chỉ số diện tích lá là 4 m2

lá/ m2 đất. Trọng lượng 1.000 hạt không có tương quan với năng với năng suất.

* Vụ Xuân năm 2012

Số bắp trên cây có tương quan thuận tương đối chặt với NSTT có r = 0,76. Chiều dài bắp có tương quan thuận tương đối chặt với NSTT có r = 0,79. Đường kính bắp có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,79 vậy trong thực tế sản xuất chúng ta lên ưu tiên chọn các giống có số bắp trên cây, chiều dài bắp và đường kính bắp cao sẽ cho tiềm năng năng suất cao. Chiều cao cây có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,93 có nghĩa là trong thực tế sản xuất các giống có chiều cao cây càng cao thì có tiềm năng cho năng suất nhưng nếu chiều cao cây quá cao cũng gây đổ gẫy và làm giảm năng suất. Diện tích lá có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,91. Số lá/cây có tương quan thuận rất chặt với NSTT có r = 0,84 diện tích lá, số lá trên cây cao có nghĩa là cây có khả năng quang hợp tốt và cho năng suất nhưng diện tích lá, số lá trên cây quá cao liên quan đến mật độ trồng và che khuất lẫn nhau cũng không tốt, số lá trên cây tốt nhất từ 20- 20 lá và chỉ số diện tích lá là 4 m2

lá/ m2 đất. Trọng lượng 1.000 hạt không có tương quan với năng với năng suất, có nghĩa là trong thực tế chọn giống ngô lai chúng ta không quan nhiều đến trọng lượng 1.000 hạt.

3.8. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ƣu tú

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai có triển vọng vụ Xuân, năm 2012 tại tỉnh Tuyên Quang chúng tôi thấy giống SSC 7830 và SSC 131 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất thực thu

ở vụ nghiên cứu cao nhất. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đồng thời vừa khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất ( khảo nghiệm cơ bản đối với bộ 12 giống và khảo nghiệm sản xuất đối với 2 giống là SSC 7830 và SSC 131)

Xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là xã được chọn chồng 02 giống ưu tú trong vụ Xuân năm 2012.

Để đảm bảo tính chính xác trong mô hình trình diễn, chúng tôi thực hiện các công việc sau:

- Chọn đất, chọn hộ làm mô hình trình diễn.

- Tập huấn quy trình kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kỹ thuật trên mô hình trình diễn.

Bảng 3.10. Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống ưu tú tại xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên hộ Địa điểm Giống Diện tích

(m2)

Phạm Đăng Vinh Xóm Văn Lập xã Thắng

Quân – Yên Sơn SSC 7830 1.000 Lưu Văn Quyết Xóm Văn Lập xã Thắng

Quân – Yên Sơn

C919

(Đ/C) 1.000 Phạm Thị Hiền Xóm Văn Lập xã Thắng

Quân – Yên Sơn SSC 131 1.000 - Các hộ tham gia làm mô hình trình diễn 02 giống ngô ưu tú và giống C919 làm đối chứng trên đều triển khai trồng cùng một thời điểm và cùng một xứ đồng.

- Diện tích đất trồng ngô là đất soi bãi ven sông (đất chuyên trồng ngô).

* Quy trình trồng ngô ( áp dụng theo 10 quy phạm khảo nghiệm giống ngô của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TCN 341 – 2006) đã nêu phần 2.3.1.2)

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và năng suất của giống ưu tú và giống đối chứng C9191 trong vụ Xuân 2012 tại xã Thắng Quân –

Yên Sơn - Tuyên Quang

Tên hộ Giống Trồng Ngày Ngày thu hoạch

T/g sinh trƣởng (ngày) NS TT (tạ/ha) Phạm Đăng Vinh SSC 7830 20/2/2012 19/6/2012 118 67,4

Lưu Văn Quyết C919 (đ/c) 20/2/2012 19/6/2012 118 62,5

Phạm Thị Hiền SSC 311 20/2/2012 21/6/2012 120 68,6

- Về thời gian sinh trưởng 02 giống ưu tú có thời gian sinh trưởng từ 118 – 120 ngày tương đương với giống C919.

- Về năng suất 02 giống ưu tú có năng suất cao hơ đối chứng từ 5 – 10% - Năng suất trung bình các giống ưu tú tham gia trình diễn: SSC 7830 = 67,4 tạ/ha; SSC 131 = 68,6 tạ/ha, C919 (đ/c) = 62,5 tạ/ha.

- Theo Ý kiến của các hộ nông dân tham gia trồng khảo nghiệm thì 02 giống ngô trên đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, đồng đều dễ trồng ít nhiễm sâu, bệnh quả to đều, mầu sắc hạt có mầu vàng cam, hạt bóng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tất cả các hộ nông dân tham hội nghị đều muốn sử dụng giống SSC 7830 và SSC 313 trong các vụ tiếp theo.

( Có báo cáo chi tiết của hội nghị tổng kết 02 giống ưu tú của Ủy ban nhân xã Thắng Quân kèm theo)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai có triển vọng vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 và mô hình thử nghiệm giống ưu tú trên đồng ruộng tại hộ nông dân vụ Xuân 2012, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng:

+ Các giống tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng biến động từ 102-110 ngày (vụ Thu Đông 2011) và 112-118 ngày (vụ Xuân 2012). Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm đều phù hợp với vụ Thu Đông và vụ Xuân tại Tuyên Quang.

+ Trang thái cây của các giống tham gia thí nghiệm tương đối khá riêng giống SSC 131, SSC 7830 có trang thái cây, trạng thái bắp, chiều cao đóng bắp là tốt nhất trong 11 giống tham gia thí nghiệm và 01 giống đối chứng.

+ Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống trong thí nghiệm đều khá. Giống SSC131, SSC 7830, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhất, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn là 2,5 – 5,0%, sâu đục thân 4-15%, sâu cắn râu 5-15%, thấp hơn hoặc tương đương với giống đối chứng.

+ Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 47,0-61,9 tạ/ha (vụ Thu Đông 2011) và 49,5-69,2 tạ/ha (vụ Xuân 2012). Giống SSC 131 và SSC 7830 đạt năng suất cao nhất tương ứng 61,9; 60,5 tạ/ha (vụ Thu Đông 2011) và 69,2- 64,5 tạ/ha (vụ Xuân 2012), cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

- Tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất ngô:

Trong chọn tạo giống ngô lai mới chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu như chiều cao cây, số bắp trên cây, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, số lá trên cây, chỉ số diện tích lá, chiều dài bắp vì chúng có tương quan rất chặt đến năng suất của giống ngô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn:

Tại mô hình trình diễn hai giống ngô ưu tú vụ Xuân 2012, giống SSC 131, SSC 7830 có thời gian sinh trưởng là 118-220 ngày phù hợp với công thức luân canh vụ Xuân của Tuyên Quang. Năng suất thực thu của hai giống ưu tú tại xã Thắng Quân huyện Yên Sơn là: SSC 131 = 247kg/sào = 68,6 tạ/ha, giống SSC 7830 = 242,5 kg/sào = 67,3 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng C919 ở mức tin cậy 95% và được các hộ nông dân chấp nhận đưa vào sản xuất.

2. Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển, đặc tính chống chịu và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012 tại Tuyên Quang. Chúng tôi có đề nghị như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu và mở rộng diện tích khảo nghiệm đối với giống SSC 131, SSC 7830 đã lựa chọn tại các vùng sinh thái khác nhau để xác định vùng sinh thái phù hợp với giống mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết số 29 của ISAAA http://www.agroviet.gov.vn

2. Cục chăn nuôi (2011), Năm nước xuất khẩu ngô hàng đầu châu Á, www.cucchannuoi.gov.vn, 2011.

3. Bùi Mạnh Cường và cs (2006), “Chuyển đổi dòng ngô thường thành dòng PQM bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (kỳ 1), tr. 28-30.

4. Bùi Mạnh Cường (2007), “Công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội , tr.43

5. G.H.Shull (1904). Giáo trình chọn tạo giống cây trồng – Trần Thượng Tuấn. Chương IV “ưu thế lai và ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống cây trồng”

6. Phan Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam, Viện nghiên cứu ngô Trung ương.

7. Nguyễn Thế Hùng, Phùng Quốc Tuấn (1997), So sánh một số giống mới trong vụ xuân vùng Gia Lâm, Hà Nội, Thông tin Khoa học kĩ thuật nông nghiệp.

8. Nguyễn Thế Hùng và cs (2006), Giáo trình kỹ thuật trồng cây màu, NXB Hà Nội.

9. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Tuyên Quang (21/06/2011), http://www.tuyenquang.gov.vn

10. PGS.TS. Nguyễn Đức Lương và cs (1999), Giáo trình chọn tạo giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Taktjan (1977), Những nguyên lý tiến hoá của thực vật hạt kín, NXB Khoa học Kỹ thuật, Nguyễn Lộc dịch, Hà Nội, 15 - 17.

12. Tổng cục thống kê (2012), Số liệu thống kê.

13. Hoàng Minh Tấn và cs (1994), Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Thu (2007), “Ảnh hưởng của một số đặc điểm sinh lý đến tính chống đổ của cây ngô”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (kỳ I), trang 27-29.

15. Ngô Hữu Tình, (1997), Giáo trình cây ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Ngô Hữu Tình (2009), Chọn lọc và lai tạo giống ngô, NXB Nông. nghiệp,

Hà Nội.

17. Phan Huy Thông (2007), Báo cáo hiện trạng ngành cây trồng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Trần Thị Thêm (2007), Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

19. Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di truyền tạo giống liên quan đến phát triển ngô sản xuất ngô nước CHXHCN Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Xophia, Bungari.

Tài liệu tiếng Anh

20. Bauman Loyal, F. (1981), Reviewer of method used by breeder to develop superior corn inbreds, 36th annual corn and sorghum research conference. 21. Duvick D.N (1990), Ideotype ovolution of hybrid maize in the USA 1930-

1990. Conferenza Mationle Sui Mais Grado (GO), Italia, pp.19-2. 22. FAOSTAT, 2011.

23. Hallauer, A.R.and Miranda, J.B (1986), Quantitative Gennetics in Maire Breeding. The lawo state University Press, Ames, Iowa.

24. Minh-Tang Chang and Peter L.Keeling (2005), Corn Breeding Achivement in United Staes, Report in Nineth Asian Regional Maize Workshpop, Beijing, Sep.2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Rinke.E (1979), Trends of maize breeding in USD.

26. Stuber, C.W. (1994), Heterosis in plant breeding, In: Plant breeding reviews, V.12, John Wiley and Sons, Insc.Press New York, USA, p 238 - 243.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 65 - 74)