Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 35 - 40)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.1.Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí

Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Sinh trưởng là tiền đề cho phát triển, phát triển lại là cơ sở cho sinh trưởng. Sinh trưởng, phát triển thường xen kẽ nhau trong chu kỳ sống của cây. Trong đó sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, số lượng như: chiều cao cây, số lá/cây, số lượng rễ… Phát triển là sự thay đổi về chất ở bên trong của tế bào, các cơ quan dẫn đến sự thay đổi về hình thái, chức năng của cây.

Thời kỳ sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi hạt nảy mầm đến chín sinh lý hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của một giống ngô không cố định mà thay đổi theo vùng sinh thái, mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, chế độ thâm canh...

Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng - Vegetative (V): Là giai đoạn đầu tiên của cây ngô, được tính từ thời kỳ mọc đến thời kỳ trỗ.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tính từ phun râu đến chín sinh lý.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng sao cho thu được năng suất cao nhất là một việc rất khó khăn. Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng liên quan đến nhiều yếu tố: Giống, thời vụ, nhiệt độ, nước... Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây ngô có vai trò quan trọng nhằm xác định thời vụ để có biện pháp canh tác thích hợp. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai vụ Thu Đông năm 2011 và vụ Xuân 2012 tại tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: ngày T T Chỉ tiêu Giống Thời gian từ trồng đến …

Vụ Thu Đông 2011 Vụ Xuân 2012

Trỗ Cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý Trỗ Cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh 1 SSC 90903 50 51 52 109 68 69 70 116 2 SSC 7830 51 52 53 109 68 69 69 118 3 SSC 90981 51 52 53 108 68 69 71 116 4 SSC 90999 48 49 50 102 65 66 68 112 5 SSC 91017 50 51 52 109 70 71 72 117 6 SSC 131 52 53 53 110 69 71 71 118 7 SSC 91042 50 51 52 108 69 71 72 116 8 SSC 91051 54 55 56 109 69 70 71 117 9 SSC 91083 51 52 53 108 70 71 72 117 10 SSC 90893 51 52 53 108 70 72 73 116 11 SSC 90186 52 52 53 109 68 70 71 117 12 C 919 (Đ/C) 52 53 53 109 69 70 70 118 CV% 4,6 3,9 4,5 3,0 3,5 3,1 3,4 2,5 LSD0,05 4,0 3,3 4,0 5,0 4,1 3,7 4,0 4,9

3.1.1.1 Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ hay còn gọi là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, là giai đoạn sinh trưởng dài nhất của cây ngô bao gồm nhiều giai đoạn nhỏ. Giai đoạn trỗ cờ được tính khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ, trong giai đoạn này cây ngô đạt được chiều cao tuyệt đối của nó và bắt đầu tung phấn. Đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong cây nên có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của cây, đặc biệt vào giai đoạn ngô xoáy nõn (trước trỗ 10-15 ngày) nếu gặp hạn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn làm giảm số hoa, số hạt ngô.

Qua bảng 3.1 cho thấy: vụ Thu Đông năm 2011, do điều kiện nhiệt độ đầu vụ cao nên thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống ngô tham gia thí nghiệm đều sớm hơn so với vụ Xuân 2012, thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 48 - 54 ngày, giống đối chứng có thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 52 ngày. Trong đó giống SSC 90999 trỗ cờ sớm nhất thí nghiệm (48 ngày) sớm hơn đối chứng 04 ngày, giống SSC 91051 muộn nhất thí nghiệm (54 ngày), muộn hơn so với giống đối chứng từ 2 ngày. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ cờ tương đương so với giống đối chứng.

Vụ Xuân 2012, thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 65-70 ngày. Giống SSC 90999 trỗ cờ sớm hơn so với giống đối chứng là 4 ngày.

3.1.1.2. Giai đoạn tung phấn, phun râu

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất của ngô, do quyết định số noãn được thụ tinh, những noãn không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa. Nếu khoảng cách tung phấn, phun râu càng ngắn thì khả năng thụ phấn thụ tinh càng cao, ngược lại nếu khoảng cách này càng dài thì khả năng thụ phấn thụ tinh càng kém. Trong giai đoạn này yếu tố ngoại cảnh chính

làm tăng sự chênh lệch về khoảng cách giữa tung phấn và phun râu là nhiệt độ, lượng mưa. Vì vậy cần hạn chế ảnh hưởng xấu của các yếu tố này để cho khoảng cách tung phấn phun râu thích hợp nhất, tạo điều kiện cho thụ phấn, thụ tinh. Trong quá trình tung phấn, hoa đực tung phấn từ trục chính của bông cờ trước, sau đó mới đến các nhánh thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Ngô tung phấn vào khoảng 8 - 10 giờ sáng và từ 14 - 16 giờ chiều, mùa hè kéo dài từ 5 - 8 ngày, mùa đông ngô khoảng 10 - 12 ngày. Giai đoạn này yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa) rất nghiêm ngặt. Nếu nhiệt độ quá cao (>350C) ánh sáng mạnh sẽ làm cho hạt phấn chết, hoa cái không được thụ tinh dẫn đến năng suất thấp. Ngược lại nhiệt độ quá thấp cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn thụ tinh của ngô. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này từ 18 - 200C, ẩm độ không khí là 80%.

Ngoài phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, giai đoạn tung phấn, phun râu cũng chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: sâu bệnh, phân bón, chế độ chăm sóc... Trong giai đoạn này cây đặc biệt cần lân và kali, nếu không kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây sẽ làm giảm số lượng và khối lượng hạt ngô.

Thực tế trong việc trồng ngô của các vùng sinh thái khác nhau, căn cứ vào điều kiện thời tiết, đất đai, mức độ thâm canh mà bố trí thời vụ cho thích hợp nhằm đưa cây ngô vào khung thời vụ tốt nhất, đặc biệt giai đoạn trỗ cờ và phun râu. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có bốn mùa trong năm vụ Xuân thường trồng từ 10-20/2, cây ngô sẽ trỗ vào khoảng 10 – 20/4. Vu Thu Đông do điều kiện miền Bắc tháng 7 và đầu tháng 8 là tháng tập trung cao điểm mưa trong năm, thời vụ trồng ngô tốt nhất từ ngày 15 – 30/8 để ngô trỗ trong khoảng thời gian 15 – 30/10 trồng thời gian này vừa tránh được mưa lớn đầu vụ, khi ngô trỗ cờ, phun dâu gặp điều kiện nhiệt độ ẩm độ thuận lợi.

Qua bảng 3.1 cho thấy: Vụ Thu Đông 2011, các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian tung phấn từ 49-55 ngày. Giống SSC 90999 có thời gian

tung phấn sớm nhất và sớm hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Còn lại các giống không có sự khác sai so với đối chứng.

Vụ Xuân có thời gian từ tung phấn từ 66-72 ngày, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian tung phấn tương đối đồng đều và không có sự sai khác so với giống đối chứng.

Phun râu: Vụ Thu Đông 2011, các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian phun râu từ 50-53 ngày. Giống SSC 90999 có thời gian phun râu sớm nhất nhưng không có sự sai khác so với giống đối chứng.

Vụ Xuân có thời gian từ phun râu từ 68-73 ngày, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian phun râu tương đối đồng đều và không có sự sai khác so với giống đối chứng.

Vụ Xuân 2012 do ảnh hưởng của thời tiết nên các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu muộn hơn vụ Thu Đông 2011 từ 15-20 ngày. Ở cả 2 vụ khoảng cách tung phấn phun râu của các giống dao động từ 0 - 2 ngày rất thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh.

3.1.1.3. Giai đoạn chín sinh lý

Sau khi thụ phấn, thụ tinh hạt ngô được hình thành và phát triển bắt đầu sự tích luỹ chất khô vào hạt. Trong giai đoạn này các chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung mạnh về hạt làm cho kích thước hạt tăng, lượng nước trong hạt giảm dần nên quyết định đến khối lượng 1.000 hạt và chất lượng hạt.

Giai đoạn chín sinh lý là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của cây ngô, được tính từ khi chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen, thân lá chuyển sang màu vàng, lá bi khô. Cũng ở giai đoạn này tất cả các hạt trên bắp đã tích lũy vật chất khô tối đa, hàm lượng nước trong hạt giảm. Độ ẩm của hạt biến động từ 30 - 35%, phụ thuộc vào yếu tố giống, điều kiện môi trường. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này từ 25-350C, độ ẩm không khí từ 70 - 80%.

3.2. Một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm vụ thu đông năm 2011 và vụ xuân 2010 tại Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Tuyên Quang (Trang 35 - 40)