Về khía cạnh văn hóa xã hội, giáo dục

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG BỘ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI YẾN, HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 2013 (Trang 87 - 96)

6. Bố cục của luận văn

4.4.3. Về khía cạnh văn hóa xã hội, giáo dục

- Cần phát triển, xây dựng một nền văn hóa, giáo dục lành mạnh, tiến bộ và hiện đại;

- Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực;

- Giáo dục con ngƣời luôn có tinh thần đoàn kết, yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xây dựng nông thôn mới là một công trình lớn, cũng là công trình do nông dân tự chủ xây dựng. Nhƣng do hiện nay, mức thu nhập của ngƣời nông dân còn thấp, không thể tự mình hoàn thành công tác xây dựng mà cần phải có sự trợ giúp về tài chính của chính phủ, thậm chí ở những vùng có kinh tế kém phát triển phải hoàn toàn dựa vào chính phủ đầu tƣ.

Sau một thời gian nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tƣ do

nhà nƣớc cấp ngân sách, mà đây là quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực của cộng đồng.

Thứ hai, các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho quá trình xây dựng nông thôn

mới chỉ có tính chất hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động phát triển của nông thôn.

Thứ ba, đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ vốn của chính phủ và tỉnh Lạng Sơn,

các hoạt động phát triển thôn xóm đã đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của ngƣời dân. Ngoài ra, việc xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Thái Nguyên đã tạo đƣợc lòng tin của ngƣời dân dƣới sự dẫn đƣờng chỉ lối của Đảng và nhà nƣớc.

Thứ tư, sau một năm hƣởng ứng chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới

của Nhà nƣớc, chính quyền và nhân dân xã Hải Yến đã gặt hái đƣợc những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của ngƣời dân, đƣa kinh tế nông thôn trên địa bàn xã Hải Yến phát triển thêm một bƣớc mới.

Về kinh tế: tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hƣớng tăng lên. Cơ cấu kinh tế đã từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng lên.

Về cơ sở hạ tầng: Đã đƣợc nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt đƣợc bảo đảm hơn.

Về văn hoá - xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phƣơng đƣợc tiếp tục phát triển. Đời sống tinh thần của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng cao.

Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy đƣợc vai trò quần chúng, tham gia vào các hoạt động ở địa phƣơng, dân chủ cơ sở ngày càng đƣợc mở rộng.

Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, nhƣng vẫn chƣa đạt kết quả nhƣ mong đợi. Cụ thể là các hoạt động vẫn chƣa nêu cao đƣợc tính tự chủ của ngƣời dân, họ vẫn chƣa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, chƣa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và quyết toán các công trình trên địa bàn; Nguyên nhân của các hạn chế là do trình độ ngƣời dân và năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội còn chậm.

2. Kiến nghị

Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm bảo tính thống nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể có định hƣớng dài hạn. Tuy nhiên, muốn đạt đƣợc mục tiêu này phải đảm bảo yếu tố hài hoà giữa yêu cầu tính thống nhất trong phát triển với năng lực hiện

tại của cộng đồng. Để đem đến sự thay đổi mạnh mẽ, có hiệu quả thì công tác phát triển nông thôn cấp cơ sở phải đƣợc thực hiện liên tục. Cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của ngƣời dân địa phƣơng và các cấp chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế và có khả năng nhân rộng.

Với sự hỗ trợ về chủ chƣơng và chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài về cả mặt tài chính và kỹ thuật thì việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới sẽ đáp ứng tiến độ và kết quả nhƣ mong muốn. Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới tại xã Hải Yến, tác giả luận văn xin đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nƣớc còn hạn hẹp, cần coi trọng nguồn vốn nội lực là chính, dựa vào nội lực cộng đồng và do ngƣời dân làm chủ.

Đối với ban lãnh đạo xã, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể trong từng thôn:

+ Cần đôn đốc, thúc đẩy, tạo động lực cho các hộ nông dân đƣa vốn đầu tƣ, khoa học kĩ thuật vào sản xuất và mở rộng ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trong xã.

+ Phải tuyên truyền để ngƣời dân hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng nông thôn mới.

+ Phải giúp ngƣời nông dân xây dựng đƣợc quy hoạch phát triển nông thôn mới dựa trên bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành và dựa trên chuẩn của các ngành.

+ Cho ngƣời nông dân biết những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc để họ có thể lựa chọn việc nào làm trƣớc, việc nào làm sau.

Đối với hộ nông dân: Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng thôn, xóm giàu đẹp. Mạnh dạn đƣa các tiến bộ khoa học vào ứng dụng để tìm ra phƣơng thức sản xuất phù hợp với địa phƣơng và với điều kiện của từng hộ để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tích cực tham gia vào việc gìn giữ, phát huy truyền thống của các làng nghề truyền thống để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân.

Đối với ban tổ chức lãnh đạo của từng thôn: Cần nâng cao trình độ

quản lý, các hoạt động phát triển thôn cần khuyến khích ngƣời dân tham gia cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đảm bảo tính dân chủ của ngƣời dân trong mọi công việc có liên quan đến toàn thể cộng đồng dân cƣ trong xã, trong thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2011, 2012 của UBND xã Hải Yến.

2. Bộ tài liệu đào tạo cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới của ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Tỉnh Lạng Sơn

3. Edward P. Reed - Trƣởng đại diện Quỹ châu Á tại Hàn Quốc (2011),

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc; Hội Thảo về xây

dựng nông thôn mới tại Hà Nội tháng 10/2011.

4. Huỳnh Ngọc Điền (2011), Xây dựng nông thôn mới tại xã điểm Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phƣớc;

5. Ibrahim Ngah - Đại học Công nghệ Malaysia (2011), Kinh nghiệm xây

dựng nông thôn mới ở Malaysia; Hội Thảo về xây dựng nông thôn mới

tại Hà Nội tháng 10/2011.

6. Niên giám thống kê các năm 2011, 2012, 2013 của huyện Cao Lộc. 7. Phạm Hà (2011), Xây dựng nông thôn mới: hướng đi mới cho Quảng

Ninh; Tạp chí Nông nghiệp, số ngày 30/11/2011.

8. Phan Đình Hà (2011), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc;

Báo điện tử Hà Tĩnh, Số ngày 17/8/2011.

9. Việt Khoa (2011), Xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang: Kết quả

bước đầu; http://www.tuyenquang.gov.vn

10. Vũ Kiểm (2011), Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình; Tạp chí Phát

triển nông thôn, số tháng 6/2011.

11. Từ Tinh Minh và cộng sự (2010), 5 kinh nghiệm quý báu trong quá

trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Triết Giang; Tạp chí Nông

nghiệp & Nông thôn, số tháng 4/2011.

12. Xuân Quang (2011), Phong trào Saemaul Undong thực hiện thắng lợi tại

Hàn Quốc: Sáu bài học kinh nghiệm quý;

13. Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn.

14. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tƣ số 54/2009/TT- BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

15. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

16. Tô Huy Rứa (2011), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở

Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn;

17. Sổ tay hƣớng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã của Bộ NN&PTNT 18. Bá Thăng (2011), Xây dựng nông thôn mới ở Đăk Lăk; Tạp chí Rừng

và Đời sống, số tháng 7/2011.

19. Bùi Hải Thắng, Một số khó khăn khi xây dựng nông thôn mới và giải

pháp khắc phục;

20. Thanh Tân (2011), Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện

Trấn Yên, tỉnh Yên Bái;

21. Thông tƣ số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

22. Tƣởng Kiến Trung (2009), Nguồn gốc, những kinh nghiệm quý báu và

ý nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc;

Agriculture policy development in Korea and current issues, Ministry for Food, Agricuture, Forestry and Fisheries.

23. Quản Hải Yến và cộng sự (2010), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn

mới hiện đại tại thôn Hoa Tây tỉnh Giang Tô; Tạp chí Nông nghiệp &

Nông thôn, số tháng 7/2011.

24. Tài liệu trên internet

http://tohuyrua.wordpress.com

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/ kinhtenongthon.com.vn http://www.baoyenbai.com.vn

PHỤ LỤC

Đường tỉnh ĐT.235 (đang xây dựng) Đường huyện ĐH.25

Đường vào thôn - bản

Trường mầm non

Trường THCS

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG BỘ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI YẾN, HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 2013 (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)