Điều tra thống kê

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG BỘ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI YẾN, HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 2013 (Trang 41 - 96)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.Điều tra thống kê

2.2.1.1. Tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong tỉnh và các huyện: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục Thống kê và phòng Thống kê của các huyện. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn.

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành.

2.2.1.2. Tài liệu sơ cấp

- Nội dung điều tra: các nội dung theo 19 tiêu chí đánh giá nông thôn mới.

- Hình thức tổ chức điều tra: ....

1. Xây dựng phương án điều tra: Phƣơng án điều tra gồm những nội dung cơ bản liên quan đến cuộc điều tra đã đƣợc thống nhất trƣớc và trong khi điều tra nhƣ: mục đích điều tra; nội dung điều tra; phạm vi, đơn vị và đối tƣợng điều tra; thời điểm, thời gian điều tra; phƣơng pháp điều tra; lực lƣợng tiến hành điều tra; kinh phí và các điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện; trách nhiệm của các cá nhân liên quan; tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra.

2. Xác định khối lƣợng mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu: Căn cứ vào đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu

3. Thiết kế bảng hỏi (phiếu điều tra)

4. Tổ chức tập huấn điều tra gồm các nội dung: giới thiệu phƣơng án điều tra; giới thiệu, giải thích mẫu phiếu điều tra và kỹ thuật phỏng vấn; giải thích hệ thống mã hoá đƣợc sử dụng trong phiếu điều tra và phƣơng pháp ghi mã; giới thiệu nội dung và kỹ thuật tổng hợp nhanh kết quả điều tra.

2.2.2. Các phương pháp tổng hợp thống kê

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tƣợng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phân tổ là phƣơng pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu.

2.2.2.3. Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đƣờng nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ƣớc các số liệu thống kê [40]. Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong báo cáo này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của hiện tƣợng.

2.2.3. Các phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu.

2.2.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của ... theo thời gian bao gồm:

- Lƣợng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i): - Tốc độ phát triển (ti)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể đƣợc biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm.

- Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc đƣợc dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

2.2.3.2. Phương pháp chỉ số

Các loại chỉ số đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

- Chỉ số chỉ tiêu chất lƣợng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng của quá trình sản xuất nhƣ: …

- Chỉ số chỉ tiêu khối lƣợng: nói lên biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lƣợng của quá trình sản xuất nhƣ: ...

2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà chuyên môn, nhà quản lý về việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay thông qua phỏng vấn trực tiếp và trả lời qua phiếu điều tra. Cụ thể ... nhà quản lý,.... cán bộ cấp xã,.... cán bộ cấp thôn,...

2.2.5. Phương pháp dự báo

Phƣơng pháp dự báo đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội. Trong nghiên cứu này, hình ảnh nông thôn mới đƣợc đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số và nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm. Dựa trên những số liệu đã thu thập đƣợc trong quá khứ, chúng tôi dự báo quy mô dân số bằng phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế dựa vào dãy số biến động quy mô dân số qua các năm.

2.

.

2.4. Phƣơng án phối hợp với các tổ chức

Chủ nhiệm luận văn phối hợp với Sở KH&CN, Chi cục phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn và UBND xã Hải Yến trong việc điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích số liệu và viết các báo cáo chuyên đề nghiên cứu phục vụ luận văn.

2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Căn cứ Thông tƣ số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm

Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - Xã hội (có 08 tiêu chí) Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí) Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trƣờng (có 04 tiêu chí) Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Hồng

- Tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Đạt.

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng theo chuẩn mới: Đạt.

+ Quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng văn minh, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hoá tốt đẹp: Đạt.

- Tiêu chí thứ 2: Giao thông nông thôn

+ Tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: Đạt 100%.

+ Tỷ lệ km đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: Đạt 100%.

+ Tỷ lệ km đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mƣa: 100% cứng hoá.

+ Tỷ lệ km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện: Đạt 100%.

- Tiêu chí thứ 3: Thuỷ lợi

+ Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh: Đạt + Tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hoá: Đạt từ 85% trở lên.

- Tiêu chí thứ 4: Điện nông thôn

+ Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện: Đạt

+ Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn: Đạt từ 99% trở lên.

- Tiêu chí thứ 5: Trƣờng học

+ Tỷ lệ trƣờng học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: Đạt 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá

+ Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch: Đạt

+ Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch: Đạt 100%

- Tiêu chí thứ 7: Chợ nông thôn

Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng: Đạt

- Tiêu chí thứ 8: Bƣu điện

+ Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông: Đạt + Có Internet đến thôn: Đạt

- Tiêu chí thứ 9: Nhà ở dân cƣ

Về nhà ở dân cƣ, bộ tiêu chí nông thôn mới xác định rõ sẽ không còn nhà tạm, dột nát và tất cả các vùng miền trong cả nƣớc phải bảo đảm 90% nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đề ra.

- Tiêu chí thứ 10: Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh: Gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung của tỉnh

- Tiêu chí thứ 11: Tỷ lệ hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo dƣới 3%

- Tiêu chí thứ 12: Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt dƣới 25%.

- Tiêu chí thứ 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Xã có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động hiệu quả

- Tiêu chí thứ 14: Giáo dục

+ Phổ cập giáo dục trung học: Đạt

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 90% trở lên

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%

- Tiêu chí thứ 15: Y tế

+ Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia

+ Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt từ 40% trở lên

- Tiêu chí thứ 16: Văn hoá

Xã có từ 70% số thôn bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo tiêu quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch.

- Tiêu chí thứ 17: Môi trƣờng

+ Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia: Đạt từ 90% trở lên

+ Không có các hoạt động suy giảm môi trƣờng và các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh sạch đẹp.

+ Nghĩa trang đƣợc xây dựng đúng quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nƣớc thải và chất thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định

- Tiêu chí thứ 18: Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh

+ Cán bộ xã đạt chuẩn

+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định

+ Đảng bộ, Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” + Các tổ chức đoàn thể trong xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

- Tiêu chí thứ 19:An ninh trật tự xã hội

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ HẢI YẾN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tiềm năng và thế mạnh của xã Hải Yến

3.1.1. Vị trí địa lý

Hải Yến là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. Xã có 07 thôn bao gồm: Pác Bó, Nà Tèn, Tồng Riền, Bó Khuông, Co Riềng, Khuổi Đứa và Khuổi Phầy.

- Về địa giới:

+ Phía Bắc giáp xã Lộc Yên; + Phía Đông giáp xã Cao Lâu;

+ Phía Nam giáp xã Gia Cát và xã Công Sơn; + Phía Tây giáp xã Hòa Cƣ.

- Xã Hải Yến có tuyến đƣờng tỉnh lộ 235 chạy qua trung tâm xã, có chiều dài là 9,1 km; tuyến huyện lộ 25 chạy qua địa bàn xã từ xóm Khuổi Hái đi xã Công Sơn có chiều dài 2,5 km tạo điều kiện thuận lợi giao lƣu văn hóa, kinh tế với Thành phố Lạng Sơn và các vùng lân cận.

3.1.2. Địa hình khí hậu

a) Địa hình: Địa hình xã Hải Yến khá phức tạp, đồi núi chiếm khoảng

90% có độ dốc lớn và chia cắt bởi mạng lƣới sông suối, ít thuận lợi cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đây là địa phƣơng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vƣờn đồi.

b) Khí hậu:

- Nhiệt độ: Do địa hình chi phối nên mùa đông ở đây lạnh, nhiệt độ thấp nhất chủ yếu rơi vào tháng 1, 2 là từ 40

C 90C. Về mùa hè khí hậu ở đây tƣơng đối dịu mát mẻ so với các vùng khác với nhiệt độ trung bình năm 200

C, vào tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao trung bình 280C, nhiệt độ cao nhất quan trắc đƣợc vào thời gian này trong năm 37,50

C.

- Mùa mƣa: Cũng giống nhƣ những vùng Đông Bắc bộ, lƣợng mƣa ở đây không lớn, theo số liệu tại trạm Lạng Sơn lƣợng mƣa trung bình năm là 1540 mm với tổng số ngày mƣa trong năm là 134 ngày. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, trong đó tháng 7 là tháng có lƣợng mƣa ngày lớn nhất vào khoảng 212 mm.

- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với tổng lƣợng mƣa không đáng kể, vào khoảng 10% 20% tổng lƣợng mƣa hàng năm, lƣợng mƣa bình quân tháng 44.5mm.

- Gió: Hƣớng gió thịnh hành vào mùa Đông là hƣớng Đông Bắc, về mùa hè là hƣớng Đông Nam, tốc độ gió trung bình V =1,8 m/s .

- Độ ẩm tƣơng đối thấp so với các vùng khác, có sƣơng muối và sƣơng mù vào mùa Đông.

- Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Hải Yến mang đặc trƣng của miền núi phía Đông Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau nhƣ: cây ăn quả nhƣ cây nhãn, cây công nghiệp nhƣ cây hồi, cây thông, cây lƣơng thực.... Tuy nhiên, yếu tố bất lợi do khí hậu đem lại cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân..

3.2. Thực trạng tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Hải Yến, huyện cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. Đất đai và lao động

3.2.1.1. Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hải Yến là 3.009,41 ha. Trong đó bao gồm 2 nhóm là:

Nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp là nhóm đất

* Diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 2.784,82 ha, chiếm 92,54% diện tích tự nhiên, bao gồm:

* Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 298,55 ha, chiếm 9,92% gồm: + Đất trồng cây hàng năm: 232,05 ha, chiếm 7,71% gồm:

- Đất trồng lúa : 127,64 ha, chiếm 4,42%. - Đất trồng cây hàng năm khác : 104,41 ha, chiếm 3,47%. + Đất trồng cây lâu năm : 66,50 ha, chiếm 2,21 gồm: - Đất trồng cây ăn quả lâu năm : 31,31 ha, chiếm 1,04%. - Đất trồng cây lâu năm khác : 35,29 ha chiếm 1,17%. * Đất lâm nghiệp có diện tích: 2.486,27 ha, chiếm 82,62% gồm:

+ Diện tích đất rừng sản xuất: :

- Rừng tự nhiên sản xuất : 458,60 ha, chiếm 15,23%. - Rừng trồng sản xuất : 1.932,67 ha, chiếm 64,22%.

- Rừng tự nhiên phòng hộ : 15,0 ha, chiếm 0,15 %. - Rừng trồng phòng hộ : 80,0 ha, chiếm 2,66%.

b. Nhóm đất phi nông nghiệp:

* Diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 68,62 ha chiếm 2,28% trong tổng diện tích tự nhiên của xã, bao gồm:

- Đất ở tại thôn có : 4,93 ha, chiếm 0,16%.

- Đất chuyên dùng: :

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,3 ha, chiếm 0,01%. + Đất có mục đích công cộng : 23,22 ha, chiếm 0,77%. - Đất tôn giáo, tín ngƣỡng : 3,0 ha, chiếm 0,1%. - Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng: 37,17 ha, chiếm 1,24%

c. Nhóm đất

* Diện tích đất chưa sử dụng của xã hiện có: 155,97 ha, chiếm 5,18% diện tích tự nhiên

Đây là toàn bộ đất đồi núi chƣa sử dụng của xã Hải Yến.

Hiện trạng sử dụng đất ở xã Hải Yến cho thấy xã đã tận dụng đƣợc quỹ đất để phát triển sản xuất giúp ngƣời dân cải thiện và nâng cao đời sống. Đất đai hiện tại của xã có thể đem lại năng suất, sản lƣợng cây trồng

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG BỘ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI YẾN, HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 2013 (Trang 41 - 96)