Môt, Chính phủ cần tạo một môi trường kinh tế đầu tư an toàn, hệ thống chính trị vững mạnh ổn định, kiện toàn bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương. Đồng thời duy trì một nền kinh tế ổn định được thể hiện thị trường giá cả, tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý. Một môi trường kinh tế ổn định là nhân tố hàng đầu cho việc thực thi các chính sách kinh tế xã hội của đất nước.
Hai, cần có chính sách thông thoáng hơn về quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng. Tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động với cơ chế và sự điều tiết hợp lý. Ban hành các văn bản pháp luật tạo điều kiện mở rộng các dịch vụ, sản phẩm mới được phát triển, các sản phẩm dịch vụ cũ được hoàn thiện.
Ba, cần có những chính sách khác như:
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà.
Có cơ chế liên kết sự hợp tác giữa các ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhưng cũng đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Cần có chính sách về đào tạo nhân lực, khuyến khích người tài, có chế độ đãi
ngộ thích hợp. Tạo điều kiện cho các ngân hàng có kinh phí cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, và có cơ chế thu hút họ ở lại phục vụ Tổ quốc. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay nói chung
Quản lý hoạt động cho vay tốt cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại. Dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM đã tăng một cách đáng kể trong thời gian qua, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển hết sức khả quan. Nhưng trên thực tế thì việc việc quản lý hoạt động cho vay của Việt Nam còn rất nhiều vấn đề.
Thứ nhất là, hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý cho vay còn bộc lộ nhiều bất cập về tổ chức thực hiện quản lý hoạt động cho vay, về nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động.
Thứ hai là, chiến lược quản lý hoạt động cho vay vẫn thụ động, đơn điệu, chưa tương xứng với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập.
Thứ ba là, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn rất hạn chế
Thứ tư là, thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm thực hiện quản lý hoạt động cho vay và chuyên gia phân tích, dự báo giỏi.
Để có thể khắc phuc tình hình trên cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý hoạt động cho vay.
Thứ hai, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý hoạt động cho vay. Thứ ba, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác đáp ứng các nhu cầu kịp thời từ các NHTM.
Thứ năm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động cho vay và cán bộ phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô.
Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót kịp thời trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay.
Thứ bảy, có chiến lược tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia
62
3.3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay
Có thể nói hệ thống pháp luật hết sức quan trọng với bất kỳ một hoạt động nào và hoạt động cho vay là hết sức cần thiết để có thể đóng góp vào sự phát triển của thị trường cho vay Việt Nam.
Có thể nói rằng luật điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và cho vay nói chung còn mang tính bắt buộc, thiếu tính sáng tạo và nhiều kẽ hở nên các ngân hàng có thể lách luật một cách dễ dàng. Nhưng nhiều khi những qui định đó còn không hợp lý với thời điểm thị trường lúc đó. Do đó kìm hãm sự phát triển của thị trường cho vay.
Do đó NHNN cần hoàn thiện hệ thông pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay theo các hướng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu thị trường vào từng thời điểm và việc áp dụng nguồn luật hiện thời có còn phù hợp hay không để có thể kịp thời sửa đổi vì sự phát triển chung của thị trường tài chính.
Thứ hai, ban hành các văn bản luật hướng dẫn cụ thể về các qui định chung mà gây ra sự lầm lẫn hay hiểu sai từ phía các ngân hàng.
Thứ ba, sửa đổi các văn bản luật về cho vay hiện hành theo hướng dần dần tự dó hóa thị trường cho vay, giảm những can thiệp mang tính áp đặt của nhà nước hay NHNN vào các ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
NHCT cần tổ chức khai thác và cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho toàn bộ hệ thống các tin kinh tế trong nước và ngoài nước, các tin về khách hàng nước ngoài... có liên quan đến nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.
NHCT cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về cho vay và các hội thảo giải đáp những vướng mắc trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh.
NHCT cần có biện pháp cải tiến thủ tục để thời gian hoàn thiện món vay được nhanh hơn.
Hàng năm NHCT cần tổ chức hội nghị tổng kết về hoạt động cho vay nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay tiêu dùng không còn mới mẻ. Nhưng dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên Ngân hàng cũng chưa có chủ trương phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn. Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa nghiên cứu đối tượng khách hàng và marketing cho các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của mình một cách hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Do còn hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về mặt tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần đi sâu phân tích và xem xét lại cũng như những vấn đề mới chưa được đề cập đến trong khóa luận này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của cô, các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, những người có cùng mối quan tâm về hoạt động cho vay tiêu dùng để em có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt hơn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Thạc sỹ Phạm Thị Bảo Oanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian làm khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Mai Văn Bạn, giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Trường đại học Thăng Long, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2008.
2. Luật các tổ chức tín dụng 2010, Bộ tư pháp
3. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh các năm 2011-2013
4. Các trang web:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn Ngân hàng Công thương Việt Nam: www.vietinbank.vn