vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính Mức độ hài lòng của khách hàng
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng CVTD của ngân hàng. Nếu chất lượng CVTD của ngân hàng tốt, từ đó sẽ tạo sự tin tưởng, thoải mái cho khách hàng đến vay vốn. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì khả năng thu hút lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ CVTD của ngân hàng càng nhiều và điều này cho thấy khả năng mở rộng CVTD của ngân hàng càng tốt và ngược lại.
Khả năng gia tăng uy tín và mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng của khách hàng
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiểu biết của khách hàng về các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng phải điều tra xem khách hàng biết đến ngân hàng của mình như thế nào. Một khi thương hiệu của ngân hàng được định vị trong tâm trí của khách hàng thì khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. Đây là điều rất cần thiết từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Nếu ngân hàng có khả năng gia tăng uy tín và khả năng nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu với khách hàng thì cho thấy khả năng mở rộng CVTD của ngân hàng càng cao.
Mức độ đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng
Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng là yếu tố đánh giá đầu tiên về mức độ phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Số lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Trong môi trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, các ngân hàng luôn chú trọng đầu tư, nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng, với nhiều tiện ích. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng với các đặc tính khác nhau, hướng tới những đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, từ đó các ngân hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn, từ đó cho thấy khả năng mở rộng CVTD của ngân hàng là tốt hơn và ngược lại.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay tiêu dùng là cộng dồn các khoản cho vay trong một kỳ kế toán (có thể là một tháng, một quý, một năm), đó là tổng số tiền ngân hàng cho khách hàng vay trong một kỳ. Đây là con số mang tính thời kỳ nên nó phản ánh một cách khái quát nhất về quy mô, hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong một thời gian nhất định, thường là một năm tài chính.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối
Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh số cho vay tiêu dùng năm tài chính với doanh số cho vay tiêu dùng năm trước.
Công thức tính:
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm t so với năm (t-1) là bao nhiêu. Nếu chỉ số này dương thì khả năng mở rộng của ngân hàng đang phát triển và ngược lại.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tương đối
Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % của thương số giữa giá trị tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối với tổng doanh số cho vay tiêu dùng năm (t-1)
Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối
Tổng doanh số CVTD năm t
= Tổng doanh số
CVTD năm (t-1) -
Giá trị tăng trưởng
doanh số tương đối =
Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1)
20
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay tiêu dùng năm t so với năm (t-1). Giá trị này càng lớn thì nó càng cho cho thấy sự mở rộng của cho vay tiêu dùng tại ngân hàng và ngược lại.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng
Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % giữa tổng doanh số cho vay tiêu dùng với tổng doanh số cho vay của toàn ngân hàng trong năm t.
Công thức tính:
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng thì cho thấy sự chú trọng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ cho vay tiêu dùng phản ánh số tiền khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định được xác định dựa trên số tiền đang cho vay cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này mang tính thời điểm, phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng vay vốn tiêu dùng của ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng mức dư nợ cho vay tiêu dùng năm t với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1)
Công thức tính:
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm t tăng, giảm so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu chỉ số này mang dấu dương (+) tức là tổng dư nợ CVTD tăng mang lại dấu hiệu tốt cho hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Ngược lại, nếu chỉ số mang dấu âm (-) thì việc mở rộng CVTD của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, hoạt động cho vay tiêu dung của ngân hàng đang có xu hướng thu hẹp lại.
Tỷ trọng doanh số
CVTD =
Tổng doanh số CVTD Tổng doanh số cho vay
x 100%
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Tổng dư nợ CVTD năm t Tổng dư nợ CVTD năm (t-1) = -
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối
Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % giữa giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1).
Công thức tính:
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) dư nợ cho vay tiêu dùng so với năm (t-1). Nếu giá trị này mang giá trị dương (+) cho thấy tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng tốt và nó làm cho khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng đi theo chiều hướng tốt hơn và ngược lại.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng
Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % giữa tổng dư nợ cho vay tiêu dùng với tổng dư nợ cho vay chung của toàn ngân hàng.
Công thức tính
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Qua đó có thể biết được xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng
Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng trong một thời kỳ thường là một năm. Trong cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng thể hiện thông qua số khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho khách hàng.
Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa lượng khách hàng năm t với số lượng khách hàng năm (t-1).
Công thức tính
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tương đối =
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
Tổng dư nợ CVTD năm (t-1) x 100%
Tỷ trọng dư nợ = Tổng dư nợ CVTD
Tổng dư nợ cho vay x 100%
Mức tăng, giảm số lượng khách hàng Số lượng khách hàng năm t Số lượng khách hàng năm (t-1) = -
22
Ý nghĩa: Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm phản ánh việc phát triển quy mô mạng lưới khách hàng của ngân hàng. Dựa vào việc so sánh số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm qua các năm ta sẽ thấy được xu hướng mở rộng hay thu hẹp cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Mở rộng cho vay tiêu dùng là ngân hàng phải giữ vững lượng khách hàng trong hiện tại và không ngừng làm nó gia tăng.
Khi xem xét số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, ta còn xét đến số lượt khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Số lượt khách hàng giao dịch tăng dẫn đến doanh số cho vay tiêu dùng tăng, qua đó thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang được mở rộng, đồng thời thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ảnh chất lượng nợ cho vay tiêu dùng
Theo thông tư TT 02/2013/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
Trong đó nợ quá hạn bao gồm các nhóm nợ 2,3,4 và 5. Nợ xấu bao gồm các nhóm nợ 3,4 và 5.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được.
Công thức tính:
Nếu dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm tăng mà nợ quá hạn giảm hoặc cũng tăng bằng tốc độ của dư nợ cho vay tiêu dùng điều đó cho thấy chất lượng cho vay tín dụng tăng còn ngược lại dư nợ cho vay tiêu dùng tăng mà tốc độ tăng của dư nợ quá hạn cao hơn phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng đang có nguy cơ giảm sút. Nguyên nhân của các khoản nợ trong cho vay tiêu dùng có thể là do khách hàng gặp những trường hợp không mong muốn, không đảm bảo được nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng, hay cũng có thể khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ cho ngân hàng, hoặc
Tỷ lệ nợ quá hạn
CVTD =
Nợ quá hạn CVTD Tổng dư nợ CVTD
24
do sự thay đổi chính sách của Nhà nước,…gây nên tình trạng thất thoát vốn của ngân hàng, giảm hiệu quả hoạt động, có thể mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Từ đó cho thấy, nếu ngân hàng càng mở rộng hoạt động CVTD mà chất lượng không đảm bảo thì rủi ro, tổn thất của NHTM càng cao.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Công thức tính:
Nếu tỷ lệ này quá lớn cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Nếu ngân hàng càng mở rộng hoạt động CVTD thì NHTM có nguy cơ tổn thất càng cao và ngược lại.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng/nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
Công thức tính:
Tỷ lệ này cho biết số nợ khó thu hồi trên tổng số nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng và quản lý thu hồi nợ của ngân hàng kém. Nó làm khả năng mở rộng hoạt động CVTD của ngân hàng bị hạn chế và làm tăng chi phí quản lý nợ của ngân hàng.
Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng Công thức tính: Tỷ lệ nợ xấu CVTD = Nợ xấu CVTD Tổng dư nợ CVTD x 100% Tỷ lệ nợ xấu CVTD/Nợ quá hạn CVTD = Nợ xấu CVTD Nợ quá hạn CVT D Vòng quay vốn CV TD = Doanh số thu nợ CVTD Dư nợ CVTD bình quân
Tỷ lệ này cho biết khả năng thu hồi nợ trong một kỳ của NHTM như thế nào. Tỷ lệ này càng cao cho thấy nguồn vốn vay ngân hàng luân chuyển nhanh. Vòng quay vốn càng nhanh thì ngân hàng càng tiết kiệm chi phí,tiếp tục đầu tư tạo nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Vòng quay càng nhanh thì cho thấy chất lượng CVTD tốt và khả năng mở rộng CVTD thuận lợi và ngược lại.