0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 58 -63 )

thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh

2.4.2.1. Kết quả đạt được

Chi nhánh đã từng bước phát triển hoạt động cho vay trên cả hai phương diện là về số lượng dịch vụ cung cấp ra thị trường và chất lượng các dịch vụ cung cấp nhờ đó mà đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cụ thể:

Chi nhánh đã chủ động đưa ra thị trường một số sản phẩm dịch vụ mới, danh mục các sản phẩm đa dạng hơn, cơ cấu sản phẩm theo hướng tích cực hiệu quả đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Việc xử lý rủi ro tại chi nhánh tuân thủ theo đúng chỉ đạo chung của NHCTVN, việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro. Trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hoạch toán vào chi phí của ngân hàng, Mọi khoản tiền thu hồi được từ các

50

khoản nợ đã được xử lý rủi ro được hoạch toán vào thu nhập của ngân hàng. Trong 3 năm từ 2011-2013, tại chi nhánh không phát sinh món nợ nào phải xử lý rủi ro.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm tra và giám sát quy trình trong và sau quá trình giải ngân. Bộ phận quản lý nợ có vấn đề theo dõi, rà soát và đôn đốc những món nợ quá hạn đồng thời phân tích và đưa ra các giải pháp xử lý đối với những món nợ có vấn đề, phối hợp cùng phòng khách hàng quản lý dư nợ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Thực tế khách quan cho thấy quá trình giám sát và thu hồi nợ của chi nhánh thực hiện tương tốt. Trong 3 năm gần đây, khi các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn bùng phát rất nhiều nợ xấu thì tại chi nhánh vẫn giữ được chất lượng tín dụng tương đối ổn định, chi nhánh chỉ phát sinh 01 món nợ xấu cho vay tiêu dùng trong năm 2013. Do thị trường bất động sản vẫn đang trong trạng thái đóng băng nên việc xử lý tài sản còn gặp khó khăn. Hơn nữa việc thiếu thiện chí từ phía khách hàng cũng là một nguyên nhân làm giảm tiến độ xử lý tài sản. Tuy nhiên với sự bám sát quyết liệt và kinh nghiệm xử lý của các cán bộ có thâm niên trong nghành, Chi nhánh đã phối hợp cùng nhiều khách hàng xử lý được nhiều tài sản để trả gốc cho ngân hàng. Việc xử lý tài sản kịp thời là một trong số những nguyên nhân giúp chi nhánh duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp như hiện tại

Tại chi nhánh từ năm 2012 đã bắt đầu phát sinh nợ quá hạn và sang năm 2013 có phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên chi nhánh vẫn làm chủ được chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp so với tổng dư nợ tại chi nhánh

Sản phẩm CVTD tại chi nhánh nhìn chung là đa dạng và phong phú, bao gồm các loại hình cho vay chính như sau: Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay mua nhà đất, cho vay mua sắm phương tiện đi lại, cho vay chứng minh tài chính, cho vay sổ thẻ tiết kiệm, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán…

2.4.2.2. Hạn chế còn tồn tại

Mặc dù đã đạt một số thành tích nhất định về phát triển hoạt động cho vay nhưng so với năng lực và yêu cầu, chi nhánh vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, Có thể thấy quy mô doanh số cho vay, dư nợ cho vay của hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số dư nợ cho vay của chi nhánh. Ở các nước phát triển dư nợ cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng 40-50% dư nợ cho vay, còn tại VietinBank chi nhánh Quảng Ninh năm 2011 dư nợ tiêu dùng chiếm 12% trong tổng dư nợ, đến năm 2012 và 2013 thì con số này giảm xuống mức dưới 10%. Do đó, lãi cho thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng còn thấp so với mức kỳ vọng đạt được, chiếm tỷ lệ thấp trong lãi từ hoạt động tín dụng.

Hai là, Mặc dù chính sách Marketing dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được đẩy mạnh, với phương châm của toàn hệ thống “ Trở thành ngân hàng bán lẻ

hàng đầu Việt Nam”, và ngân hàng còn có chính sách ưu đãi cho vay tiêu dùng, nhưng hiệu quả còn chưa cao, số lượng khách hàng đến với ngân hàng chưa tương xứng với qui mô. Đây không phải thực trạng cho vay tiêu dùng của riêng VietinBank chi nhánh Quảng Ninh mà là thực trạng chung đối các ngân hàng khác. Theo một điều tra gần đây, chỉ mới có 8-9% trên hơn 90 triệu người dân Việt Nam làm quen với thị trường dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại.

Ba là,doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng giảm qua các năm. Việc doanh số thu nợ và cho vay giảm tuy là những dấu hiệu không tốt nhưng nó không phản ảnh rằng tại chi nhánh không tập trung phát triển vào mảng cho vay tiêu dùng, mà thể hiện việc chi nhánh bị ảnh hưởng từ thực tế khách quan của nền kinh tế.

2.4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Một là: môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế; Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho chi nhánh khi muốn triển khai dịch vụ mới.

Hai là: Hiệu lực pháp chế thấp: Ý thức chấp hành pháp luật của người dân (các cá nhân, tổ chức) còn chưa cao.

Ba là: Trình độ hiều biết của nhiều tầng lớp dân cư về các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Số đông dân cư chưa có thói quen tới ngân hàng giao dịch để giải quyết các nhu cầu thanh toán chi trả, tư vấn, vay vốn…khách hàng có tâm lý e ngại khi đến ngân hàng, thay vào đó họ vay tiền của họ hàng, người quen, thậm chí tín dụng đen…Do đó, nếu không có chính sách Marketing phù hợp sẽ rất khó để khách hàng biết đến và thực hiện giao dịch với ngân hàng

Bốn là: về phía NHNN

Cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM còn mang nặng tính chất hành chính, nhiều khi không theo kịp yêu cầu đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế, làm giảm tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM.

Kỹ thuật công nghệ, cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo thời gian, tốc độ thanh toán chậm gây khó khăn cho các NHTM nói chung và của Vietinbank Quảng Ninh nói riêng.

52

Nguyên nhân từ phía Vietinbank Quảng Ninh.

Mặc dù, Vietinbank Quảng Ninh đã tập trung đầu tư vào máy móc và kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị khá hiện đại, nhưng chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao. Phần mềm quản lý nghiệp vụ hay bị nghẽn, tốc độ chậm làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của chi nhánh.

Tổ chức quản trị và điều hành bộ máy hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, cụ thể là:

Số lượng các văn bản hướng dẫn điều hành thực hiện dịch vụ trong hệ thống NHCT VN nói chung rất lớn nhưng chưa được soạn thảo hợp lý, đôi khi mâu thuẫn chồng chéo nhau. Do vậy, việc tiếp thu, áp dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ ở chi nhánh nhiều lúc gặp khó khăn dẫn đến nhiều lỗi rủi ro tác nghiệp.

Thủ tục cho vay còn chưa linh hoạt: Thủ tục vay vốn chưa thực sự đơn giản, thuận tiện. Công tác thẩm định và ra quyết định cho vay còn mất nhiều thời gian. Đội ngũ cán bộ chi nhánh ngày càng được trẻ hóa. Cán bộ trẻ tuổi, năng động nhiệt tình với công việc, say mê học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế và năng lực nghiệp vụ còn hạn chế.

Triển khai thực hiện dịch vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu: công tác quảng cáo tiếp thị, giới thiệu loại hình dịch vụ cho mọi người dân chưa cao, hiện nay còn nhiều người chưa biết được hết các dịch vụ, tính năng dịch vụ của Vietinbank Quảng Ninh; Hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát còn yếu nên thường phát hiện vi phạm tồn tại chậm, chưa đáp ứng được đủ yêu cầu phòng ngừa trong công tác kiểm tra kiểm soát.

Công tác marketing tìm kiếm khách hàng chưa thực sự hiệu quả do chưa có sự chuyên môn hóa cao, cán bộ quan hệ khách hàngvừa là người tìm kiếm khách hàng vừa là người tham gia xử lý hồ sơ món vay. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng đa số là nhân viên trẻ, mới được tuyển từ 1-3 năm nên kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ còn hạn chế, chưa kể trong số cán bộ quan hệ khách hàng được tuyển vào rất nhiều người từ nơi khác chuyển đến nên không có lợi thế về địa bàn hoạt động.

Chính sách cho vay của NHCT VN nói chung và NHCT chi nhánh Quảng Ninh nói riêng nhìn chung còn thận trọng và thắt chặt hơn so với các ngân hàng khác nhằm mục đích sàng lọc khách hàng tốt và hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên ở một góc độ khác, điều này làm ảnh hưởng đến việc khách hàng tiếp cận với sản phẩm vay của NHCT. Chính sách lãi suất cạnh tranh cao, NHCT chi nhánh Quảng Ninh là một trong số những ngân hàng đi đầu về lãi suất trên địa bàn. Thủ tục và thời gian giải quyết món vay nhìn chung là đơn giản và nhanh gọn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Vietinbank Quảng Ninh. Bên cạnh đó, chương nêu lên những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013. Từ việc dẫn chứng những cơ sở lý luận, các cơ chế, chương này đã nêu lên những thông tin, góc nhìn khái quát về tình hình cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Quảng Ninh và tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Trên cơ sở các bảng số liệu, chương 2 cũng đã đưa ra những phân tích, đánh giá về khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng qua một số chỉ tiêu căn bản. Qua việc phân tích đó, ta có thể thấy được một phần thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cùa ngân hàng và tìm ra được những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế ấy. Đó cũng là cơ sở để có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với hy vọng nâng cao được chất lượng của cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Quảng Ninh trong chương 3.

54

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 58 -63 )

×