Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh quảng ninh (Trang 65 - 67)

Chi nhánh cần phải nâng cao và duy trì theo hướng: hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khải, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn cho ngân hàng

Mở rộng tín dụng vào các thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua phát triển các chương trình, kế hoạch tín dụng dành cho đối tượng hay nhóm đối tượng khách hàng. Xây dựng các chương trình tín dụng tiêu dùng: mở rộng tín dụng bán lẻ, chủ yếu là tín dụng tiêu dùng (cho vay thế chấp, cầm cố, mua nhà, mua sắm phương tiện đi lại,

phương tiện vận chuyển, cho vay du học, …) nhằm vào nhóm khách hàng cá nhân và các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định ở Hạ Long. Liên kết các công ty kinh doanh nhà ở, bất động sản, công ty sản xuất và cung ứng đồ dùng, thiết bị gia dụng, ô tô (hiện nay chi nhánh đã liên kết với salon ô tô Trường Hải để cho vay có hỗ trợ riêng)

Cấp tín dụng gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng (dịch vụ tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, quản lý tài sản, thấu chi, phát hành thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng điện tử). Các dịch vụ tín dụng phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các loại sản phẩm dịch vụ khác nhằm hình thành nên phương thức cung cấp dịch vụ mới, trọn gói theo hướng đa mục tiêu, sản phẩm và kích cầu, hỗ trợ bán hàng.

Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu, đồng thời tạo lập môi trường quản lý và kinh doanh tín dụng an toàn và hiệu quả mới thông qua đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Từng bước đưa các công cụ quản lý tín dụng mới, các thông lệ và chuẩn mực tiên tiến về quản lý tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Tại chi nhánh đang triển khai khá hiệu quả mô hình phân quyền phán quyết mức tín dụng, các thành phần tham gia đối với từng giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng. Năm 2014, Chi nhánh tiếp tục chuyển đổi sang mô hình mới, theo đó chi nhánh tách biệt được khâu tác nghiệp và khâu bán hàng. Với mô hình mới này, cán bộ và lãnh đạo quan hệ khách hàng có thể tập trung chuyên môn hóa cao để phát triển tìm kiếm khách hàng, cán bộ thẩm định sẽ chuyên sâu để phân tích và quyết định tín dụng.

Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo mức độ rủi ro, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp đối với từng nhóm nợ. Dự phòng rủi ro được trích lập đầy đủ theo chất lượng tín dụng và trở thành nguồn chủ yếu để bảo đảm bù đắp kịp thời các rủi ro tín dụng phát sinh, không để các khoản nợ tồn đọng kéo dài và làm xấu bảng cân đối.

Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời nhận biết và xử lý các khoản nợ có vấn đề cũng như các rủi ro khác. Hệ thống thông tin cảnh báo sớm được xây dựng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng cho phép xác định và đo lường giới hạn rủi ro; Hiện tại ở chi nhánh phòng Tổng hợp có bộ phận quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề sẽ tăng cường cùng phòng khách hàng tăng cường giám sát các khoản tín dụng, tại phòng rủi ro làm báo cáo tín dụng hàng ngày để sớm báo cáo với ban lãnh đạo. Bên cạnh đó phòng kiểm tra nội bộ khu vực 3 của NHCT VN cũng luôn kiểm tra thanh tra các khoản cho vay có đảm bảo đúng theo quy định của NHCT VN hay không, trường hợp

58

nếu phát hiện sai phạm sẽ thông báo cho chi nhánh để có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, chi nhánh cũng nên đề nghị các phòng ban chức năng tăng cường kiểm tra món vay sau khi giải ngân để đảm bảo món vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Tăng cường quản lý danh mục tín dụng: thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện danh mục tín dụng và rủi ro liên quan đến thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu. Bên cạnh xây dựng tín dụng bán buôn chi nhánh cũng đã xác định được một số khách hàng mục tiêu của tín dụng bán lẻ, Vì đối tượng khách hàng bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ với số lượng khách hàng nhiều nên việc chăm sóc khách hàng không như chăm sóc khách hàng bán buôn nhưng chi nhánh cũng cần có những chính sách cụ thể quy định đối tượng khách hàng chiến lược của mình. Chi nhánh phải thường xuyên giám sát, phân tích và đánh giá danh mục tín dụng của từng khoản vay, từng khách hàng.

Tăng cường năng lực phân tích rủi ro, thẩm định khách hàng để quyết định cho vay. Nâng cao trình độ chuyên môn (khả năng phân tích tài chính, thị trường, dự án, đánh giá tài sản bảo đảm, kỹ năng quản lý tín dụng, sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng…) và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.

Mở rộng cho vay tiêu dùng cũng là mục tiêu chiến lược lâu dài của Chi nhánh, điều này nó giúp ngân hàng gia tăng thị phần hơn. Để việc cho vay tiêu dùng an toàn và hiệu quả, khi cho vay chi nhánh cần kết hợp chặt chẽ với cơ sở bán hàng. Khi nhận hàng (như mua xe ô tô, mua nhà…), người mua hàng chỉ trả 20-30% giá trị hàng hóa, số còn lại ngân hàng cho vay, ngân hàng và người mua ký kết hợp đồng về việc cấp tín dụng trả dần. Cũng có thể ngân hàng thực hiện việc cung cấp các loại thẻ tín dụng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam - chi nhánh quảng ninh (Trang 65 - 67)