4 2.a Kỹ thuật trải phổ đa sóng mang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ điều chế giải điều chế tín hiệu băng thông siêu rộng sử dụng kỹ thuật hỗn loạn (chaotic UWB) (Trang 58 - 61)

Một cách tiếp cận khác là mở rộng kỹ thuật trải phổ dãy trực tiếp (hay đa truy cập dùng mã CDMA). Hệ thống CDMA băng rộng với kỹ thuật đa sóng

mang lựa chọn có thểđược sử dụng để thỏa mãn điều kiện về phổ. Có ba kỹ

thuật chính để tạo ra truyền thông tin trải phổ đa sóng mang: CDMA đa sóng mang (MC-CDMA), CDMA dãy trực tiếp đa sóng mang (MC-DS-CDMA), CDMA đa âm (MT-CDMA) [1].

Hình 1. 3 chỉ ra sơ đồ khối cho hệ thống CDMA đa sóng mang (MC- CDMA). Phương pháp này trải phổ trên những sóng mang con khác nhau với mỗi chip của mã giả ngẫu nhiên . Việc trải phổ được thực hiện trong miền tần số. Tín hiệu được giải trải phổ tại máy thu sử dụng chip tương ứng của mã trải phổ . Trong ứng dụng UWB, từng sóng mang đơn lẻ cần phải thỏa mãn điều kiện băng thông 500MHz.

Hình 1. 4 chỉ ra sơ đồ khối cho hệ thống MC-DS-CDMA đa sóng mang. Phương pháp sử dụng việc trải phổ dữ liệu gốc trong miền thời gian sau khi chuyển đổi nối tiếp – song song của dòng dữ liệu. Hệ thống này cũng cần phải

đạt được băng thông tối thiểu 500MHz đểđược coi là hệ thống UWB.

Hình 1. 5 chỉ ra sơ đồ khối của hệ thống CDMA đa âm. Băng thông của hệ thống MT-CDMA nhỏ hơn so với các hệ thống trên do khoảng cách nhỏ

giữa các sóng mang con. Loại hệ thống này là gần với ý tưởng UWB ban đầu nhất. Tuy nhiên, sự chồng phổ của nó gây ra sự tự giao thoa mạnh nhất.

Ưu điểm của công nghệđa sóng mang so với đơn sóng mang là tốc độ dữ

liệu tại mỗi sóng mang con thấp hơn so với hệ thống đơn sóng mang. Điều này khiến cho việc đồng bộ dãy trải phổ dễ hơn tại máy thu và giúp tránh nhiễu liên ký tự ISI. Nhược điểm là tăng độ phức tạp của máy thu, yêu cầu nhiều bậc trộn tần hoặc xử lý FFT.

Hình 1. 2 Sơđồ khối và phổ của hệ thống MC-CDMA

Hình 1. 3 Sơđồ khối và phổ của hệ thống MC-DS-CDMA

Hình 1. 4 Sơ đồ khối và phổ của hệ thống MT-CDMA

MC-CDMA trải tín hiệu trong miền tần số. Tín hiệu bao gồm các sóng mang tương đối hẹp, chồng lên nhau và phủ hết phổ tín hiệu UWB. MC-DS- CDMA và MT-CDMA trải tín hiệu trong miền thời gian. MT-CDMA có băng thông tương tự như DS-CDMA với các tần số sóng mang gần như nhau. Do

đó, hệ số trải phổ trong hệ thống MT-CDMA lớn hơn nhiều so với MC-DS- CDMA. Điều này cũng yêu cầu tốc độ xử lý cao hơn ở máy thu.

Kỹ thuật DS-SS thông thường không dùng sóng mang cũng có thể coi là kỹ thuật UWB nếu tốc độ chip đủ lớn. Tuy nhiên, điều này dẫn tới tốc độ xử

lý tín hiệu số cực nhanh và không thể thực hiện được. Bên cạnh đó, đồng bộ

cũng là một vấn đề lớn đối với hệ thống này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ điều chế giải điều chế tín hiệu băng thông siêu rộng sử dụng kỹ thuật hỗn loạn (chaotic UWB) (Trang 58 - 61)