PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ điều chế giải điều chế tín hiệu băng thông siêu rộng sử dụng kỹ thuật hỗn loạn (chaotic UWB) (Trang 35 - 37)

Đề tài được thực hiện bằng cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, mô phỏng và thực nghiệm. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học được nhóm nghiên cứu tìm hiểu và thể hiện lại ý tưởng trên mô phỏng. Các kết quả mô phỏng được dùng xem xét đưa vào thiết kế. Các mô phỏng

đơn lẻđược hoàn thành sẽđược dùng vào thiết kế mạch điện cứng.

Sau khi có được thiết kế trên máy tính, hệ thống được thực hiện trên thiết kế thực nghiệm. Qua nhiều lần triển khai thiết kế thực nghiệm đã cho ra được các phiên bản khác nhau của mạch cứng.

Như được đề cập rõ trong nội dung thuyết nghiên cứu, đề tài này được

đưa ra nghiên cứu với nhiều yếu tố mới và đòi hỏi tính sáng tạo rất cao. Cụ

thể, là đưa ra phương thức điều chế/giải điều chế dùng kỹ thuật hỗn loạn không những đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của một hệ thống UWB mà còn

lĩnh vực UWB. Từ đó, thấy được các ưu và nhược điểm có thể kế thừa hay loại bỏ trong quá trình đưa ra mô hình mới.

Bước tiếp theo là tiến hành xây dựng mô hình điều chế/giải điều chế dựa trên những chọn lọc các yếu tố phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu của

đề tài. Các ưu điểm phù hợp và liên quan đến đồng bộ hỗn loạn, điều chế

dùng kỹ thuật hỗn loạn và bảo mật trong nội tại mô hình được đưa vào thiết kế. Tiếp theo là mô phỏng hoạt động cho mô hình đồng bộ hỗn loạn và cơ chế điều chế/giải điều chế đã lựa chọn theo từng phần nhỏ dùng các phần mềm Matlab/Simulink và SPICE….. Sử dụng các phương pháp đánh giá cho các tiêu chí nhằm điều chỉnh thiết kế và các tham số sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật. Hệ thống có đủ yêu cầu mong muốn được đưa ra thực hiện hiện mạch

điện tử.

5.1 Công nghệ:

Trong nghiên cứu và thiết kế, công nghệ DSP, CPLD/FPGA và PSoC

đóng vai trò chính trong quá trình thực hiện mạch điện tử,

Các ngôn ngữ lập trình ứng dụng như C++, Matlab/Simulink, SPICE/PSPICE, Fortran, ADS, kết hợp với thuật toán tính toán song song, sẽ được sử dụng để mô phỏng hoạt động của hệ thống.

Việc tiến hành so sánh các kết quả tính toán bằng công cụ tự phát triển với các kết quả tính toán bằng các phần mềm thương mại sẽ được thực hiện với sự trợ giúp của bên đối tác tham gia.

Hơn nữa, kỹ thuật thiết kế và chế tạo mạch in chính xác được sử dụng để

thiết kế và chế tạo các mẫu thực nghiệm, dùng cho việc đo thử và kiểm nghiệm thực tế.

5.2 Công cụ:

Sản phẩm nghiên cứu được thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau như

khoảng cách, tốc độ bit, ảnh hưởng của nhiễu lên tốc độ bit… nhằm đánh giá các tính năng và thông số thực nghiệm thực tế. Tuy nhiên ở Việt nam, các thiết bị này không có đầy đủ nên việc đo đạc chi tiết và chính xác là rất khó thực hiện.

Các thiết bịđã được sử dụng trong quá trình thực hiện Đề tài

- Máy tính để bàn và máy tính chủ phục vụ cho mô phỏng và thiết kế;

- Phần mềm dung trong mô phỏng và thiết kế: Matlab/Simulink 2008a, Proteus, ModelSim 6.5, PSPICE…ORCAD 10.5, Proteus, ADS, CST, Altium 10…

- Thiết bị hàn mạch: mỏ hàn nhiệt, hàn hơi…

- Mạch in: tự làm trong nước (Công ty/Xưởng Kim Sơn, Mai Hưng, M2 Quân

đội….) và đặt nước ngoài (Công ty Futurlec, Úc) - Thiết bị demo: KIT DE1, DE2 của Altera,

- Thiết bị đo: Máy hiện sóng ở dải tần số thấp (tại SIP-LAB có), tần số cao (Viện Đại học Grenoble, Pháp; Khoa ĐT-VT, Trường Đại học Công nghệ,

ĐHQG HN), máy đo và phân tích phổ, máy phân tích mạng…

- Các loại linh kiện nhưđược kèm theo trong báo cáo đầy đủ của Đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ điều chế giải điều chế tín hiệu băng thông siêu rộng sử dụng kỹ thuật hỗn loạn (chaotic UWB) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)