Báo cáo Đề tài được chia làm các Phần và các Chương như sau:
PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
• Chương 1: Tổng quan về truyền thông băng siêu rộng (UWB)
Chương này trình bày các kiến thức tổng quan về truyền thông băng siêu rộng, bao gồm: khái niệm, các quy định về truyền thông băng siêu rộng, mô hình kênh và các sơ đồ điều chế thường dùng trong truyền thông băng siêu rộng thông thường.
số hệ thống hỗn loạn cơ bản. Chương này cung cấp những nền tảng cơ bản trước khi đi sâu vào các phương pháp điều chế hỗn loạn ở Chương 4.
• Chương 3: Phương pháp tạo tín hiệu hỗn loạn băng siêu rộng
Chương này trình bày các phương pháp tạo ra tín hiệu hỗn loạn có băng siêu rộng, thỏa mãn các định nghĩa và quy định đã nêu ở Chương 1. Các phương pháp gồm có dùng bộ dao động Colpitts có sửa đổi, dùng bộ dao
động 2. 5 bậc tự do và bộ khuếch đại vòng.
• Chương 4: Phương pháp điều chế và giải điều chế số dùng kỹ thuật hỗn loạn
Chương này tập trung vào các phương pháp điều chế và giải điều chế số
dùng kỹ thuật hỗn loạn, đặc biệt nhấn mạnh vào phương pháp điều chế và giải
điều chế vị trí xung hỗn loạn CPPM được dùng trong hệ thống thu phát đề
xuất.
• Chương 5: Ăngten vi dải và ăngten UWB vi dải
Chương này tập trung trình bày về cơ sở lý thuyết, mô hình truyền sóng của ăng ten vi dảivà ăngten vi dải ứng dụng trong UWB.
PHẦN III: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
• Chương 6: Thiết kế mô phỏng phương pháp điều chế vị trí xung hỗn loạn (CPPM) cho truyền thông băng siêu rộng
Chương này tập trung chính và việc thực hiện trên máy tính cho phương pháp điều chế CPPM bao gồm các mô phỏng hoạt động cũng như đánh giá hoạt động trên máy tính. Bước này được thực hiện trước khi đi vào thiết kế chế tạo, mô hình điều chế/giải điều chế, nhằm thấy được tính khả thi về phương pháp tiếp cận. Các kết quả mô phỏng đã cho thấy khả thi của
phương án đề xuất, đó là CPPM kết hợp với kỹ thuật hỗn hỗn loạn để cho ra bộđiều chế giải điều chế làm việc ở băng thông siêu rộng.
• Chương 7: Thực hiện thiết kế chế tạo bộ điều chế/giải điều chế truyền thông băng siêu rộng ứng dụng kỹ thuật hỗn loạn
Chương này tập trung vào chi tiết thiết kế, chế tạo bộđiều chế và giải điều chế sử dụng kỹ thuật hỗn loạn. Các loại linh kiện điện tử, cơ chế truyền tin trong thử nghiệm hoạt động của bộ điều chế và giải điều chế, mạch in và các kế quảđo đạc được đề cập ở Chương này.
• Chương 8: Thiết kế và lập trình phần mềm
Cấu trúc và nội dung thiết kế phần mềm được mô tả ở Chương này. Chi tiết về mã của chương trình có thểđược trình bày trong tài liệu Qui trình thiết kế chế tạo.
• Chương 9: Thiết kế và chế tạo ăngten vi dải băng thông siêu rộng Các mẫu ăngten và các tham số thiết kếđược đưa ra chi tiết ở đây. Các kết quả này được ứng dụng vào bộ thu phát của đề tài.
PHẦN IV: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
• Chương 10: Quá trình chế tạo và hoàn thành bộđiều chế
Các sản phẩm sau quá trình thiết kếđược trình bày ở đây thông qua các hình ảnh trực quan. Các kết quảđo lường thực nghiệm cũng được trình bày.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nội dung thực hiện của đề tài được tóm tắt ngắn gọn ở phần này. Một số hướng phát triển tiếp theo cũng được đưa ra.
Viện Điện tử-Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa Hà nội cùng với sự hỗ
trợ của các đơn vị hợp tác trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đề tài đã được thực hiện thành công đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo thuyết minh đề tài. Với kết quả này, hy vọng sẽ có những hợp tác với các doanh nghiệp để có những bước đi tiếp theo đến sản phẩm có thể thương mại hóa và ứng dụng rộng rãi.
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sựđóng góp tích cực của các thành viên và hợp tác nhiệt tình của các đối tác công ty trong nước và đặc biệt tới Viện Đại học Grenoble (Pháp) trong thời gian thực hiện đề này.