Thành công

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 76 - 79)

L ỜI MỞ ĐẦU:

2.2.2.1.Thành công

Bất chấp những khó khăn, trong những năm vừa qua hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăngtrưởng ở mức tương đối cao. Chính phủ

và các doanh nghiệp của chúng ta thực sự đã nỗ lực rất nhiều trong công tác xuất

khẩu nhằm thích ứng với những rào cản khó khăn của thị trường này.

Chính phủ cùng với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan, các tổ chức hiệp hội đã làm tốt công tác cung cấp thông tin, đưa ra những chính

sách cụ thể thực hiện lộ trình của đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật nói

chung, nâng cao sức cạnh tranh của từng mặt hàng cụ thể. Định hướng cho

doanh nghiệp trong công tác thu mua nguyên liệu hợp pháp cũng như quy

trình sản xuất, bao gói phù hợp với các yêu cầu cụ thể của từng thị trường.

Hoạt động xúc tiến thương mại cũng được diễn ra thường xuyên trong thời

gian qua. Chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm cũng được chú trong

Không thể phủ nhận việc đạo luật Lacey thực thi sẽ là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn tỏ ra không ngại

Lacey bởi lâu nay khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhiều doanh nghiệp trong

nước đã áp dụng chứng chỉ COC, thậm chí còn áp dụng cả Internal Auditor

(chứng nhận của BVQI, SGS, hai trong số các tổ chức tư vấn và chứng nhận

chất lượng quốc tế). Vì thế, những doanh nghiệp nào có COC tốt sẽ không sợ

bị ảnh hưởng. Thực tế cho thấy, trong 8 tháng qua, lượng hàng các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh (ước tăng gần 10% so với

cùng kỳ năm 2009). Cho đến thời điểm này, chưa có lô hàng nào bị phía nhập

khẩu trả về vì vi phạm quy định. Những doanh nghiệp, nhà kinh doanh Việt

Nam rất nhạy bén trong việc thích ứng với những thay đổi trên thị trường thế

giới. Các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn đã chủ động, tích

cực trong công tác chuẩn bị, thích ứng và vượt qua những rào cản kỹ thuật

nâng cao thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp vào thị trường Mỹ.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt liên quan đến những thay đổi về

chính sách tại các thị trường lớn, Việt Nam vẫn tin tưởng ngành xuất khẩu gỗ

sẽ đạt được mục tiêu đề ra và nằm trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của

Việt Nam năm nay. Nếu có sự hỗ trợ của nhà nước như hiện nay, tin rằng,

một ngày không xa, các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ không còn nỗi lo nhập

khẩu nguyên liệu chế biến, yên tâm sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh

kim ngạch xuất khẩu của ngành lên cao hơn nữa.

2.2.2.2. Hạn chế

Bên cạnh một số thành công đạt được trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu, ngành công nghiệp này còn bộc lộ

rất nhiều hạn chế

Thiếu nguyên liệu đang trở thành một trong những nguy cơ khiến ngành gỗ phải đối mặt với những khó khăn. Mỗi năm, rừng trồng nước ta chỉ cung

liệu, trong khi giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng mạnh. Theo kịch bản

này thì từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 4-5 triệu

m3 gỗ. Hơn nữa, có thể thời gian tới, thị trường nguyên liệu gỗ cho Việt Nam

sẽ bị thu hẹp bởi hiện nay các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu đang xem xét

lại chuỗi giá trị ngành gỗ. Do vậy, có nhiều khả năng thời gian tới, các nước

này sẽ ban hành các chính sách giảm, không xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ. Đây

sẽ là một bất lợi lớn cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam. Hiện tại giá nguyên liệu gỗ chiếm khoảng 60% giá trị sản phẩm. Trong 3 năm trở lại đây, các DN đã nhập trên 3 tỷ USD nguyên liệu (bằng 41,5% tổng kim ngạch xuất khẩu

sản phẩm gỗ). Bên cạnh đó, hầu hết các nguyên vật liệu phụ trợ (ốc vít, tay

nắm, chìa khoá, bản lề, giấy nháp, keo, sơn...) đều phải nhập khẩu, nên giá thành sản phẩm cũng bị đội lên. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng không có nghĩa là giá trị gia tăng tăng tương xứng, nếu như không chủ động được

nguồn nguyên phụ liệu từ trong nước.

Vấn đề tồn đọng nữa là về mặt pháp lý trong cộng đồng kinh doanh gỗ ở Việt Nam như việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Gỗ lậu vẫn đưa một cách hợp pháp vào Việt Nam sau đó được trộn lẫn gỗ chính thức đem bán ra thị trường.

Các quốc gia như Trung Quốc, Inđônêsia, Brazil,… cũng vi phạm tương tự.

Hệ quả của gỗ khai thác trái phép sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm thất thu

nguồn ngân sách nhà nước. Trong thời gian gắn nữa khi Mỹ áp dụng quy chế

giám sát đối với việc

Mặc dù đã có thời gian khá dài nghiên cứu và chuẩn bị, tuy nhiên đến

nay, việc triển khai đạo luật Lacey vẫn còn gặp phải muôn vàn khó khăn, trở

ngại. Xuất khẩu gỗ có nguy cơ sẽ phải bơi trong bể giấy tờ pháp lý. Cả các cơ

quan quản lý lẫn các doanh nghiệp còn rất bỡ ngỡ và mơ hồ về đạo luật này. Những hướng dẫn thủ tục chồng chéo khó áp dụng. Điều này chắc chắn sẽ

gây trở ngại rất lớn cho việc xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ trong thời

Các doanh nghiệp hầu hết hiện rất “lơ mơ” về vấn đề này. Rất nhiều

doanh nghiệp bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thông tin pháp luật thương mại của các nước mà Việt Nam tham gia ký kết. Việc làm rõ khái niệm rào cản thương

mại và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà phía đối tác đưa ra, và việc minh bạch

trong việc công bố xuất xứ hàng hóa xuất khẩu vẫn là một thách thức không

nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đó có thể coi là bài học "nằm lòng" dành cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đưa hàng ra nước ngoài. Ngành này thiếu những tay nghề chuyên môn để đáp ứng các nhu cầu

về thương mại trên phạm vi rộng, ví dụ ngoại ngữ và các kỹ năng tiếp thị. Kết

quả là, các nhà sản xuất Việt Nam nói chung không kinh doanh trực tiếp được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với người mua và những nhà tiêu thụ đặc biệt, nhưng giữ vai trò trung gian

điều này thường thấy ở nước ngoài, ví dụ như Hồng kông và Singapore. Các nhà tiêu thụ đồ nội thất Việt Nam chủ yếu là những chủ cửa hàng bán giảm giá và không chuyên như các cửa hàng hoạt động tự làm, các chủ hàng đặt hàng qua thư và bán hàng trực tiếp.

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 76 - 79)