Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 79 - 119)

L ỜI MỞ ĐẦU:

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất là không tự chủ về nguồn nguyên liệu, theo Viforest, để đạt được giá trị kim ngạch như kế hoạch đề ra, lượng gỗ cho chế biến năm 2010

là 6,4 triệu m3, trong khi nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 1,6 triệu

m3 gỗ lớn, nhiều loại gỗ rừng trồng tuy hàng năm có lượng khai thác lớn (5

triệu m3/năm) nhưng chủ yếu là gỗ nhỏ phục vụ cho sản xuất dăm giấy, bột

giấy và ván nhân tạo. Như vậy, Việt Nam vẫn phải nhập từ 4-5 triệu m3 gỗ

mỗi năm.

Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, do vậy còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, tương tự ngành dệt may, sản

phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được bán dưới những thương hiệu của nước

ngoài. Hệ quả là kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng đem lại cho

tranh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn kém so với các nước khác như

Myanmar, Malaysia và Indonesia... Vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn.

Cái khó nữa là hiện nay Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ các giấy phép như vậy. Trước đây

nhập khẩu gỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ rừng FSC nhưng giờ ngoài FSC ra còn cần nhiều chứng chỉ khác.

Thứ hai là do chưa có đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật

các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu, như quy định 200 hoá chất không được sử dụng trong các loại vải, trong khi đồ gỗ sử

dụng khá nhiều vải (để bọc nệm ghế, dùng trong nôi trẻ em) và nhiều doanh

nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ về loại vải nào được phép sử dụng, loại nào

không được phép, dù Vifores và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã công bố.

Những điều này đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng.

Thứ ba là vai trò của các hiệp hội, công tác xúc tiến thương mại

nghiên cứu thị trường còn chưa thực sự có hiệu quả. Lẽ ra các hiệp hội

phải là cầu nối tăng cường liên kết và điều tiết để làm tăng sức mạnh của

ngành sản xuất gỗ Việt Nam, có vai trò cung cấp thông tin trong việc thâm

nhập thị trường, tìm hiểu đối tác, các kênh phân phối…song những hoạt động

của các tổ chức này lại ảnh hưởng rất ít tới các doanh nghiệp. Có thể nhận

thấy trong những năm qua công tác xúc tiến thương mại chủ yếu tập chung

vào những công tác hội trợ, tổ chức triển lãm… Còn các hoạt động xúc tiến thương mại khác như quảng bá và xây dựng thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ

tầng…còn rất nhiều hạn chế.

Thứ tư là Kiến thức thị trường nước ngoài và tình hình thương mại

giá trị gia tăng của của các sản phẩm gỗ còn nhiều hạn chế. Thông tin về

thị trường quốc tế có vai trò rất quan trọngđối với những doanh nghiệp mong

muốn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu vẫn rất còn rất hạn chế về kiến thức

thị trường nước ngoài và vẫn cần phải qua khâu trung gian ở rất nhiều ngành hàng. Theo kết quả của quá trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam, sức tăng trưởng ngày càng mạnh ở những doanh nghiệp cả tư nhân và nhà nước là do hoạt động thương mại hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề và khó khăn như thiếu

thông tin thị trường và không có khả năng sử dụng những nguồn thông tin

một cách có hiệu quả. Mặt khác, cơ sở hạ tầng về thông tin của Việt Nam vẫn

bị xem là yếu kém và đắt đỏ cho dù đã có nhiều cải tiến tiến trong những năm

gần đây. Phương thức quản lý bán hàng vẫn còn nhiều hạn chế, các doanh

nghiệp vẫn có thói quen chờ đợi khách hàng một cách thụ động chứ không phải là tự mình đi tìm kiếm một cách tích cực để nắm bắt nhanh những cơ hội

mới. Sự phối hợp giữa các cơ quan và chính quyền địa phương đã được cải

thiện đáng kể, tuy nhiên sự phối hợp này vẫn còn lỏng lẻo.

Thứ năm là năng lực liên kết của các doanh nghiệp còn rất yếu kém.

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lại phân tán,

phát triển tự phát thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Cho nên dù có lợi

thế về lao động rẻ nhưng vẫn không có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm

cùng loại với các quốc gia khác có điều kiện sản xuất tương đồng. Doanh

nghiệp Việt Nam thường có một nhược điểm rất lớn là hay hạ giá thành để

giành khách hàng lẫn nhau…

Thứ sáu là còn nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ở một số địa phương thủ tục hành chính còn chậm,

kéo dài từ khai báo, kiểm hóa đến chứng nhận xuất xứ, vừa làm tăng chi phí

búa vào gỗ nhập khẩu cũng gây khó khăn cho không ít các doanh nghiệp

trong việc chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu đưa vào sản xuất.

Thứ bảy là chưa hoàn toàn cởi mở đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Mặc dù Việt Nam đã tiếp nhận những luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng, nhưng các công ty nước ngoài vẫn gặp phải nhiều vấn đề về thủ tục

hành chính và khung pháp lý của trong nước. Hơn nữa, hệ thống thuế quan chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và cơ sở hạ tầng về thông tin còn nhiều yếu kém và đắt đỏ.

Thứ tám trong trong ngắn hạn, việc đáng lo nhất là thiếu tiền vốn.

Với 4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu, năm 2007 các doanh nghiệp đã phải vay

khoảng 800 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đề ra của năm 2010, số tiền

doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng sẽ khoảng 1,2 tỷ USD. Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước chỉ

còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần. Mặt khác thời gian

thẩm định cấp vốn cho một dự án vay vốn ngân hàng quá dài, thời gian xét

duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng. Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp.

Thứ chín là về dài hạn, vấn đề hiện nay của ngành gỗ là thiếu công

nhân lành nghề và yếu về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Công nhân lành nghề đặc biệt thiếu. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên

đầu doanh nghiệp. Trong khi đó, ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước, lãnh

đạo rất yếu về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý cũng kém. Trong khoảng 2000

doanh nghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO. Đa số các doanh

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG

CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ RÀO CẢN KỸ

THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 3.1. Xu hướng phát triển thị trường đồ gỗ Mỹ

3.1.1.Thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ

Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu và màu sắc có tự nhiên hay không. Họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn

giản và màu sắc thích hợp, nó thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bả lề

và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng. Phong cách trang trí đóng vai trò hết sức quan trọng giúp họ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ

trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm

hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải giảm thiểu một cách tối đa.

Nói chung thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản

phẩm đã cũ đối với bang này nhưng lại rất bán chạy khi chuyển đến bang

khác. Ngoài ra, cách phân phối hàng thường kết hợp giữa việc bán hàng trên mạng, phân phối tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nên các nhà nhập khẩu thường yêu cầu đối tác có khả năng cung cấp số lượng lớn và rút ngắn thời

gian giao hàng.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ

Việt Nam người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không

thích “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà ngược lại “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”. Họ

không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ

cần gỗ cao su, gỗ thầu dầu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ

3.1.2.Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ

Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ mang nhiều tính đặc thù của

thị trường đỗ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất

quan trọng. Người Mỹ ngày càng chú trọng đồ gỗ có gắn nhãn sinh thái, chứng chỉ FSC, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm CoC, hạn chế sử dụng

vật liệu không an toàn cho người tiêu dùng… Nó đòi hỏi những nhà cung cấp

sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện

dụng thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ.

3.1.3. Xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khó khăn, các nền kinh tế đều đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại. Nhật Bản vừa siết

chặt hơn các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật với sản phẩm thuỷ sản nhập

khẩu; Hoa Kỳ và Pháp ra quy định cao hơn giảm tỷ lệ hàm lượng chì, keo trong gỗ nhập khẩu của Việt Nam xuống rất thấp; Hoa Kỳ thông qua dự luật

PBNS yêu cầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc... Hoa Kỳ cũng mới thực hiện Luật Điều chỉnh bổ sung các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Những mặt hàng mà cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý là: Sách vở, dụng cụ học tập, sản phẩm dùng để vệ sinh răng

miệng và đồ gỗ. Có những quy định rất nhỏ như nếu lớp sơn trên dây kéo

quần dành cho trẻ em có hàm lượng chì thì sản phẩm đó sẽ vĩnh viễn bị cấm

nhập vào Hoa Kỳ. Ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng sẽ

bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Đạo luật Nông nghiệp 2008 - bắt đầu có hiệu

3.1.4. Xu hướng gia tăng cạnh tranh

Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng gia tăng cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, thương hiệu sản phẩm, kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp, dịch vụ bảo hành, sản phẩm khuyến mãi… hơn là cạnh

tranh về giá cả. Khi đồ gỗ có thương hiệu nổi tiếng có chất lượng như nhau thì

người Mỹ sẽ có xu hướng chọn sản phẩm có giá cạnh tranh thấp hơn, kèm theo

các dịch vụ bảo hành khuyến mãi bằng quà tặng các vật trang trí để tiêu dùng.

3.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ

trong thời gian tới

3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới

Xuất khẩu sản phẩm gỗ cần phải thực sự đóng vai trò là một trong 5

mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Trong 10 năm tới, duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ

gỗ ở mức bình quân 30%/năm. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2015 nhịp độ tăng trưởng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu đạt mức bình quân 20%/năm, đến năm

2015 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 15 tỷ USD; Giai đoạn 2016 – 2020, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đố gỗ đạt 12%/năm, kim ngạch xuất khẩu đồ

gỗ tới năm 2020 đạt khoảng 26 tỷ USD

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ đảm bảo đồ gỗ

xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tối thiểu 20% trong tổng kim ngạch xuất

khẩu đồ gỗ của Việt Nam

- Theo Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia 2006-2020 đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt, thì nguồn gỗ trong nước sẽ đáp ứng được theo các giai đoạn. Nâng tỷ trọng nguồn gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng trên 70% nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu vào năm 2015; nâng cao tỷ trọng gỗ rừng trồng trong nước được cấp chứng chỉ rừng

- Tái cấu trúc chi phí đầu tư theo hướng chí phí cho công nghệ chế biến

trong giá thành sản phẩm gỗ chiếm từ 20% – 40%; nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Tái cấu trúc đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý khâu xuất khẩu theo hướng đảm bảo hơn 80% nhân viên có tính chuyên nghiệp cao; tập chung

khâu mẫu mã thiết kế sản phẩm quảng bá thương hiệu đồ gỗ Việt Nam.

- Đảm bảo 100% sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam có chứng chỉ

rừng, chứng chỉ CoC, ISO 9000, ISO 14000…

3.2.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới

Đồ gỗ là một ngành tăng trưởng cao trong giỏ các hàng hóa xuất khẩu

sang Mỹ. Đặc biệt trong những năm gần đây sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất

khẩu sang Mỹ tăng mạnh, đồ gỗ Việt Nam đứng thứ năm trong top 10 nước

xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Mỹ. Có được sự gia tăng này do một

số các nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt

Nam vào Hoa Kỳ giảm mạnh từ 50% - 55% xuống còn 0% - 3%; Các nhà nhập khẩu đồ gỗ Mỹ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ Châu Á để không quá lệ thuộc vào thị trường đồ gỗ Trung Quốc; Công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ gia tăng đáng kể trong thời gian qua.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trong những năm gần đây song vẫn chỉ chiếm 2% thị phần trong tổng

kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ. Sức cạnh tranh còn rất yếu so với Trung

Quốc. Ngành đồ gỗ còn chịu nhiều sức ép từ những đòi hỏi cao về chất lượng

sản phẩm và một hệ thống nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ. Do đó định hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường

Mỹ là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường này trên cơ sở

từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành đồ gỗ. Chú trọng phát triển

sự tiện dụng của sản phẩm. Tập chung giữ vững và mở rộng thị phần trên thị trường Mỹ. Tập chung làm nổi bật sức cạnh tranh của một số sản phẩm mũi

nhọn; chú trọng trồng rừng nguyên liệu, áp dung tiêu chuẩn của chứng chỉ

rừng trong quá trình trồng rừng.

Tăng cường sự quản lý của nhà nước về thực hiện các cam kết quốc tế

nhằm tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho chế biến gỗ xuất khẩu, đảm bảo phát

triển bền vững.

Bên cạnh đó trong định hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt

Nam sang Mỹ chú trọng quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam, các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 79 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)