Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 88 - 92)

L ỜI MỞ ĐẦU:

3.2.1.Giải pháp từ phía nhà nước

3.2.1.1. Ban hành các biện pháp nhằm cải thiện nguồn cung ứng gỗ

nguyên liệu hợp pháp.

a. Cải thiện cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp trong nước

Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu sẽ khó tránh khỏi các rủi ro và khó khăn sau: Các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu sẽ giảm hoặc không xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ. Chi phí vốn cho nhập khẩu cao (nhiều vốn lưu động hơn). Chi phí vận chuyển cao. Mất nhiều thời gian và chi phí để có nguồn gỗ

hợp pháp. Để khắc phục được những khó khăn nêu trên thì cần xây dựng

nguồn gỗ nguyên liệu trong nước để thay thế dần nguồn gỗ nhập khẩu. Bên cạnh việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thì với ngành đồ gỗ cho

xuất khẩu, rừng trồng được khuyến khích nên có chứng chỉ rừng. Nên nhà

nước cần có những chính sách quản lý rừng phù hợp.

Quản lý rừng chịu tác động của các công cụ cứng như luật pháp, chính sách, quy chế v.v. và các công cụ mềm như vận động, khen thưởng, chứng chỉ, miễn giảm thuế, đầu tư .v.v. Để chứng chỉ rừng có thể phát triển ở Việt Nam thì chính phủ cần ban hành các chính sách mới có tác dụng thúc đẩy chứng chỉ rừng, nghiên cứu sửa đổi các chính sách cũ, loại bỏ các chính sách gây cản trở cho thực hiện tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cụ thể gồm các vấn đề sau:

Ban hành các chính sách đầu tư và phát triển rừng trồng trong nước

Thực tế để trở thành một quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gỗ, chúng ta

phải đảm bảo và xây dựng tốt vùng nguyên liệu. Cần phải bảo vệ, nuôi dưỡng,

làm giàu rừng tự nhiên và đẩy mạnh trồng rừng để chủ động về mặt nguyên liệu. Chính vì vậy mà nhà nước và các cơ quan ban ngành cần phải có những

chính sách cụ thể để đầu tư và phát triển ngành trồng rừng trong nước. Đây là một biện pháp quan trọng duy trì sự sống còn của ngành sản xuất đồ gỗ tại

Việt Nam trong điều kiện ngày các khó khăn như hiện nay. Có chủ động về

nguồn nguyên liệu trong nước chúng ta mới thực sự chủ động trong việc sản xuất ngành gỗ. Với sự ổn định của nguồn nguyên liệu gỗ trong nước chúng ta

sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá xuất khẩu sản phẩm. Đồng thời việc trồng rừng trong nước cũng tạo ra hiệu ứng tích cực cho môi trường sinh thái, nâng cao

sức khỏe cộng đồng, khắc phục thiên tai… Để các chính sách đảm bảo có

hiệu quả nên cụ thể hóa thành các nhóm sau:

Cần có chính sách phát triển rừng phù hợp: Nên tổ chức các cuộc hội

nghị chuyên đề về chiến lược đầu tư phát triển rừng trồng ở Việt Nam. Cần có

chiến lược lâm nghiệp quốc gia xây dựng trong thời gian dài ít nhất là 10

năm 1 lần.

- Quy hoạch rừng trồng thành các khu công nghiệp và hỗ trợ cho các

doanh nghiệp trồng rừng. Nhà nước cần quy hoạch rừng trồng thành các khu công nghiệp, giao cho các doanh nghiệp để họ tự đăng ký diện tích đất rừng như các khu công nghiệp chế biến gỗ. Để khuyến khích các doanh nghiệp gắn

bó với rừng cần có những biện pháp hỗ trợ cho họ như miễn thuế sử dụng đất

trồng rừng, miễn thuế tài nguyên…

- Chính sách đất đai cần tạo điều kiện cho các chủ rừng được cấp sổđỏ

với quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định. Sổ đỏ hay quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp là một đòi hỏi bắt buộc trong tiêu chuẩn của tất cả các quy trình chứng chỉ rừng.

- Các chủ rừng cần có quy hoạch sử dụng đất lâu dài ổn định được cấp có thẩm quyền phê duyêt. Chính sách quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với tiêu chuẩn, nghĩa là không được chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng, đồng thời có giành một phần diện tích rừng trồng để phục hồi thành rừng tự nhiên (chưa có trong chính sách lâm nghiệp hiện nay của Việt Nam).

- Kiểm soát có hiệu quả di dân tự do lấn chiếm đất rừng. Hiện nay đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là một trong những lỗ hổng quản lý lớn nhất của quản lý rừng. Ở những nơi có di dân tự do thường xẩy ra tranh chấp đất đai và lấn chiếm đất rừng mà chủ

rừng không đủ khả năng và thẩm quyền giải quyết. Tranh chấp lấn chiếm đất là một lỗi lớn trong việc thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng.

- Trao quyền tự chủ rộng rãi cho các chủ rừng quốc doanh như lâm trường, công ty lâm nghiệp…. bao gồm tự chủ về kế hoạch quản lý rừng, tài chính, khai thác, tiêu thụ sản phẩm, tái đầu tư... Không có quyền tự chủ thì chủ rừng không có động lực phấn đấu đạt chứng chỉ rừng.

- Ban hành các chính sách về bảo vệ, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học cảđối với rừng sản xuất cho tương đồng với quốc tế (tiêu chuẩn quản lý rừng

bền vững của quốc tếquy định rừng sản xuất cũng phải làm nhiệm vụ bảo tồn, nhưng ở Việt Nam chỉ có rừng đặc dụng mới có nhiệm vụ này).

- Có chính sách khuyến khích chủ rừng phấn đấu đạt tiêu chuẩn quản lý

rừng bền vững và chứng chỉ rừng như cho phép khai thác bền vững, kế họach

khai thác được xây dựng trên cơ sởtăng trưởng của rừng, bỏ chếđộ cấp phép (quota) khai thác như hiện nay. Các lâm trường đã bị “đóng cửa rừng tự

nhiên”, nếu được cấp chứng chỉ thì được mở cửa rừng trở lại cho khai thác. - Có chính sách miễn trừ thuế, khen thưởng vật chất, thu mua giá cao, tạo

điều kiện thâm nhập thị trường đòi hỏi chứng chỉv.v. đối với các chủ rừng được cấp chứng chỉ rừng hoặc cam kết thực hiện chứng chỉ rừng theo giai đoạn.

- Cho phép và tạo điều kiện cho các chủ rừng tham gia các chương trình chứng chỉ rừng theo giai đoạn do các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính

phủ hoặc các tổ chức thương mại gỗ như WWF, TFT, GFTN.v.v thực hiện (hiện đang có các chương trình như vậy ở Gia Lai, Quảng Bình, Hà Tĩnh).

- Cung cấp thông tin và dịch vụ đào tạo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho các chủ rừng, kể cả quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp, cộng đồng. Tổ chức các hội thảo quốc gia và vùng.

Hạn chế xuất khẩu gỗ dạng sơ chế ra nước ngoài

Nghịch lý xảy ra trong ngành sản xuất gỗ là một lượng gỗ nguyên liệu

lớn được xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thành phẩm thì phải

nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Trong 4 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu gỗ sơ

chế, chủ yếu là cao su, gỗ keo, tràm bông vàng tăng đến 300% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân là do các mặt hàng này đang được hưởng thuế xuất là 0%

Chính vì nguyên do trên mà nhà nước cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng xuất khẩu ồ ạt gỗ rừng trồng dạng sơ chế ra nước ngoài. Công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện biện pháp này là điều chỉnh tăng thuế

xuất khẩu nhằm hạn chế xuất khẩu đồ gỗ sơ chế, khuyến khích xuất khẩu đồ

gỗ thành phẩm hoặc có giá trị tinh chế cao.

Thành lập tổ chức cấp chứng chỉ rừng FSC

Cần phải có một tổ chức có uy tín và đủ đủ năng lực để chứng nhận

rằng rừng được quản lý đúng và có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ FSC.

Trong bối cảnh như hiện nay, vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng hoàn thiện các

chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, thay vì phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu

b. Tạo hành lang thuận lợi cho nhập khẩu gỗ và đảm bảo tính hợp pháp.

Theo chương trình phát triển lâm nghiệp quốc gia thì phấn đấu đến năm

2020, nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng được từ 60 đến 70% nhu cầu. Có như vậy, ngành công nghiệp chế biến gỗ mới có thể đứng vững ở vị trí thứ

nhà nước cũng cần có những chính sách thích hợp đối với việc nhập khẩu gỗ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguyên liệu vì hiện nay nhập khẩu vẫn là nguồn cung ứng nguyên liệu chính

cho ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam.

Điều chỉnh về thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp này, không để chúng ta trồng được nguyên liệu nhưng lại xuất

khẩu sản phẩm sơ chế, sau đó lại phải nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất. Bên cạnh việc điều chỉnh khối lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu cũng

cần quan tâm tới xuất xứ của nguồn nguyên liệu nhập khẩu này với một số

biện pháp cụ thể như sau

- Hài hòa định nghĩa thế nào là gỗ hợp pháp với các nước xuất khẩu gỗ và các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ.

- Hợp tác với các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu cho Việt Nam nhằm

tạo hành lang thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ.

- Xây dựng một quy trình thống nhất với các đối tác trong việc kiểm

soát hành trình của cây gỗ nguyên liệu từ khai thác – vận chuyển - chế biến – tiêu thụ.

c. Mua rừng ở nước ngoài

Khi khối lượng gỗ rừng trồng trong nước cũng như gỗ nhập khẩu không đáp ứng được đủ và thiếu ổn định cho các doanh nghiệp chế biến gỗ thì việc mua rừng ở nước ngoài cũng là giải pháp khá hữu dụng cho chiến lược

phát triển lâu dài của ngành. Biện pháp này có điểm lợi là có thể khai thác

triệt để nguồn nguyên liệu trên diện tích rừngđược mua khi nào phát sinh nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp Việt Nam có thể mua rừng ở Nga, Nam Phi và cả

Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 88 - 92)