Đầu tư vào đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 103 - 104)

L ỜI MỞ ĐẦU:

3.2.3.3.Đầu tư vào đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm

Đầu tư vào đổi mới công nghệ: Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, quy trình, kỹ thuật sản xuất. Đối với ngành này, cần nâng

cấp loại hình cơ sở hạ tầng hiện đại như nhà xưởng, cùng các biện pháp đảm

bảo an toàn cho công nhân như hệ thống bảo hộ lao động, găng tay,...Điều cần

nữa là đầu tư vào các máy móc hiện đại và công nghệ mới để cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng giá trị gia tăng. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã sản

phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh nhất là về giá cả.

Cải tiến chất lượng sản phẩm và thiết kế. Cho đến nay, đối với nhiều

mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu, chiến lước chủ yếu của Việt Nam vẫn là chuyên về

tiêu chuẩn hoá và sản xuất hàng loạt các sản phẩm. Đối với những sản phẩm

này, giá cả gần như là tiêu chuẩn lựa chọn chính trên thị trường và việc giảm

giá là chiến lược duy nhất mà các doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để cạnh

tranh trên thị trường, là nơi mà sự cạnh tranh quốc tế rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm có thể được phân biệt bởi chất lượng của chính sản phẩm đó

(không chỉ liên quan đến những nhân tố khách quan như độ tin cậy và dịch vụ

sau bán hàng mà còn có những tiêu chuẩn mang tính chủ quan như thiết kế và tiếng tăm) và điều này làm tăng sự lựa chọn cho các công ty đối với những

lĩnh vực họ mong muốn cạnh tranh. Một tỉ lệ về chất lượng - giá cả hợp lý có

thể được tìm thấy ở những khu vực thị trường có bình diện thấp và cao. Trong khi các công ty ở những nước phát triển có xu hướng theo đuổi mục tiêu về

phát triển lại thường phải lựa chọn khu vực giá cả thấp, chất lượng thấp và trả lương cũng thấp. Các công ty của Việt Nam cần phải củng cố hơn nữa sự

chuyên môn hoá của mình trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc chuyên môn hoá cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đầu tư một cách thích hợp vào chất lượng nguyên liệu thô, kỹ thuật sản xuất, cơ sở hạ tầng, quản lý hiệu quả

và nguồn nhân lực.

Đầu tư cho đổi mới mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Tiêu chuẩn hóa,

kiểm tra chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chú trọng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Hoa Kỳ, chú ý xuất xứ nguồn

nguyên liệu dùng cho sản xuất, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 nhằm tăng giá trị

và lợi thế của sản phẩm. Các công ty của Việt Nam cần phải củng cố hơn nữa

sự chuyên môn hoá của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 103 - 104)