Quy tắc dán nhãn

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 36 - 37)

L ỜI MỞ ĐẦU:

1.2.2.4. Quy tắc dán nhãn

Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng

gói hợp lý -15 CFR, mục 500-503. Luật dán nhãn, đóng gói hợp lý yêu cầu

mỗi kiện hàng hóa tiêu dùng dành cho hộ gia đình (mặt hàng mà được đưa vào đạo luật) phải mang nhãn hiệu hàng hóa, theo đó:

1. Tuyên bố xác định hàng hóa.

2. Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối sản phẩm. 3. Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng và kích thước hay số

đếm(kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm).

Liên quan đến đồ nội thất gia đình, Ủy ban Thương mại Liên bang đã thông qua một hướng dẫn liên ngành công nghiệp đồ gỗ gia dụng. Hàng nội

thất và các bộ phận của nó phải tuân thủ với các quy định cụ thể với mục đích

bảo vệ người tiêu dùng (16CFR). Hướng dẫn này dự báo từng nhãn hàng hóa cụ thể miêu tả đồ gỗ, hàng nhái cũng như nhãn hiệu liên quan đến đặc điểm

của hàng hóa. Nhãn hiệu cần chứa đựng các thông tin về kiểu dáng, nguồn

gốc xuất xứ hàng hóa. Hướng dẫn này cũng cần điều chỉnh việc sử dụng một

số thuật ngữ cụ thể, ví dụ từ “new” (mới). Thông tin đầy đủ của cuốn hướng

dẫn này có thể tham khảo trên website của Ủy ban thương mại Liên bang. Các

quy định này không bắt buộc phải tuân thủ đối với thủ tục qua hải quan nhưng

Bên cạnh đó, đạo luật các chất có khả năng gây hại của Liên bang còn bổ sung một số yêu cầu đối với mặt hàng gỗ gia dụng dùng cho trẻ em (giường) (xem 16CFR 1508; 16CFR 1500; 16CFR 1513). Các nhà nhập khẩu

hàng nhồi đệm cũng cần phải chú ý rằng một số nước đã quy định nhãn bổ sung đối với đồ gỗ cho trẻ em hoặc các dạng khác của đồ gỗ nội thất.

Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bên ngoài

container tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác

chủng loại gỗ.

Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán

nhãn xuất xứ. Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và phải dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xóa và lâu bền cùng sản phẩm. Tuy nhiên bất kỳ một

biện pháp hợp lý trong dán nhãn đều được chấp nhận kể cả mác dính. Chỉ có

một điều kiện duy nhất đó là mác dính luôn phải dính trên sản phẩm và chỉ có

thể bị phá hủy bởi các hành động có chủ ý.

Một phần của tài liệu Luận văn :Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam docx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)