L ỜI MỞ ĐẦU:
3.2.1.5. Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế
Việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam hầu như không được đáp ứng. Nguyên nhân phần lớn là do thiếu thống
nhất giữa tiêu chuẩn trong nước và tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, không có
các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các
tiêu chuẩn này trong thực tiễn sản xuất. Cần phải có phương thức phù hợp để
thích nghi hoá tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm nông sản và thuỷ sản, đồ gỗ
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vì là những sản phẩm mà thị trường thế
giới áp dụng những quy định rất khắt khe tiêu chuẩn kỹ thuật
Để đạt được sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các doanh nghiệp sản
xuất phải thực hiện tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các quy trình chứng chỉ
quốc tế chỉ xây dựng tiêu chuẩn chung, áp dụng cho toàn bộ hệ thống, nên nhiều khi không đủ chi tiết (không có các chỉ số đánh giá) phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Vì vậy, các quy trình quốc tế có chính sách phê duyệt (endorse) các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế và theo một quy chế rất chặt chẽ. Ví dụ bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam
thực tế chỉ khác tiêu chuẩn quốc tế ở phần các chỉ số đánh giá nên vẫn đảm bảo giá trị tương đương. Khi tiêu chuẩn quốc gia đã được quy trình quốc tế
phê duyệt thì các tổ chức cấp chứng chỉ do quy trình đó uỷ quyền phải sử
dụng tiêu chuẩn đó để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia đó. Trường hợp quy trình FSC thì tiêu chuẩn quốc gia phải do một tổ chức phi chính phủ như
Sáng kiến quốc gia (National Initiative) hay Tổ công tác quốc gia (National Working Group), thành viên của FSC, xây dựng. Tuy FSC không yêu cầu
chính phủ phê duyệt tiêu chuẩn quốc gia, nhưng ở những nước có lâm nghiệp chủ yếu là quốc doanh như Việt Nam thì sự phê duyệt của chính phủ là rất cần thiết. Nếu nhà nước không phê duyệt thì các chủ rừng quốc doanh sẽ không dám thực hiện tiêu chuẩn.
Ở Việt Nam, tổ công tác quốc gia các tiêu chuẩn kỹ thuật còn rất yếu cả về
tổ chức và năng lực. Một số tiêu chuẩn dự thảo đã được chuẩn bị công phu nhưng chưa được phê duyêt. Như chứng chỉ rừng của Việt Nam đã được dự thảo từ lâu nhưng vẫn chưa trình Bộ NN& PTNT và FSC phê duyệt. Sự hỗ trợ của chính phủ
cho hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia để được FSC phê duyệt là cần thiết.
Trong những năm gần đây, những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và những quy định về vệ sinh
trong Hiệp định SPS đóng vai trò ngày càng quan trọng do tâm lý lo ngại của khách hàng (đặc biệt ở những nước phát triển) về những ảnh hưởng của môi trường và vệ sinh. Điều quan trọng là cần có biện pháp nhằm giảm thiểu
những thách thức ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường thiên nhiên bằng
cách thiết lập một hệ thống hiệu quả về hệ thống bảo vệ thực vật và cảnh báo thiên tai. Để thực hiện được việc này, các nhà chế biến và sản xuất cần phải
nâng cao khả năng quản lý chất lượng thông qua dây chuyền đáng tin cậy từ
việc canh tác đến thu hoạch, vận chuyển và chế biến. Việc nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hoá cũng cần thiết đối với sản phẩm công nghiệp. Các
3.2.1.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ nhóm đối tượng có liên quan
Sức cạnh tranh phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp sử dụng những tài sản hiện có của mình và có được phương thức tiếp cận với những nguồn mới
hiệu quả như thế nào thông qua hợp tác với những hãng và tổ chức khác. Chính phủ nên cân nhắc việc tổ chức và triển khai đồng bộ cho nhóm các nhà sản xuất
cùng nằm ở một khu vực địa lý, cùng có những khách hàng chung và những nhà cung cấp nguyên liệu hoặc dịch vụ chung. Các công ty có thể chuyên vào sản
xuất công cụ, phụ kiện và trang thiết bị hoặc là những nguyên phụ liệu khác.
Hợp tác khu vực sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho Việt Nam.
3.2.1.6. Thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ và linh hoạt giữa các bên hữu
quan, tăng cường hợp tác xúc tiến xuất khẩu.
Chính phủ, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phải cùng làm việc
nhằm giải quyết những vấn đề đang có thách thức xảy ra và củng cố sức cạnh
tranh của Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các bên trong một ngành cụ thể như những người trồng rừng, nhà chế biến và các nhà xuất khẩu cần hoạt động gắn kết cùng nhau và cùng do một bộ và hiệp hội ngành hàng điều phối.
Hợp tác chặt chẽ với các bên có liên quan trong và ngoài nước đặc biệt là tổ
chức đang hoặc sẽ có các hoạt động, nghiên cứu về các tiêu chuẩn kỹ thuật
của Mỹ để tạo nên diễn đàn trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động.
Nên hình thành các trung tâm xúc tiến thương mại tại các tỉnh thành trong cả nước để giúp các doanh nghiệp tổ chức triển lãm hội trợ, nghiên cứu
thị trường, giấy chứng nhận xuất xứ sang thị trường Hoa Kỳ. Các tổ chức xúc
tiến thương mại từ trung ương tới địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ, bổ
xung hỗ trợ lẫn nhau.
Ngoài ra nhà nước còn cần tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
sang thị trường này. Khuyến khích việc xuất bản về tăng cường xúc tiến xuất
khẩu sang Hoa Kỳ. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao, thương
vụ Việt Nam ở Mỹ.Tăng cường cử đoàn cán bộ của Việt Nam sang Mỹ để tổ
chức hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
3.2.2. Giải pháp từ phía hiệp hội
Vai trò của Hiệp hội gỗ và lâm sản cũng như vai trò của các hiệp hội gỗ
từng địa phương là rất quan trọng trong công tác tổ chức sản xuất phục vụ
xuất khẩu, khai thác và tìm kiếm thị trường…đặc biệt quan trọng trong việc là cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp với nhà nước. Không chỉ có vậy, các
doanh nghiệp còn có thể thông qua các hiệp hội tạo dựng uy tín, hình ảnh của
mình khi thâm nhập vào thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ.
3.2.2.1. Thực hiện tốt chức năng đại diện cộng đồng.
- Tổ chức các buổi Hội thảo lấy ý kiến về sửa đổi Luật lâm nghiệp và các chính sách có liên quan về công nghiệp chế biến gỗ. Tập hợp các ý kiến
của hội viên để kiến nghị với chính phủ về các chính sách cụ thể nhằm tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tổ chức các buổi đối
thoại trực tiếp với các cơ quan chức năng Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan. Kêu gọi sự hỗ trợ tín dụng từ nhà nước, ngân hàng thương mại để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ
có nguồn vốn tín dụng cải tiến sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên (nếu bị xâm
hại): Với vai trò là người bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước trước các rủi ro kinh doanh trên thị trường thế giới, hiệp hội phải cùng với nhà nước đề ra các biện pháp bảo hộ thích hợp. Hiệp hội không chỉ là người
bảo vệ quyền lợi chung cho toàn thể cộng đồng doanh nghiệp mà còn bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho từng doanh nghiệp cụ thể.
- Xây dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam gắn liền với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế:
+ Hiệp hội phải phối hợp với bộ Lâm nghiệp các bộ ngành có liên quan
tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên xây dựng phát triển và đăng ký bảo hộ thương hiệu gắn liền với các giải pháp đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm
tạo lợi thế cạnh tranh chung cho cả ngành và từng doanh nghiệp cụ thể.
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, đại lý, các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu, cung cấp sơn,… nhằm sản xuất các nhóm hàng chiến lược có khả năng
cạnh tranh cao cho từng vùng (như đồ gỗ Đồng Kỵ…). Xây dựng thương hiệu
chung của cộng đồng gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, kiểm soát sản lượng, tăng cường năng lực quản lý cộng đồng từ khâu trồng rừng, thu mua
nguyên liệu, vận chuyển, chế biến thành phẩm.
+ Hiệp hội nên phát động tổ chức và hỗ trợ các hội viên thực hiện chương trình “Đồ gỗ Việt Nam chất lượng quốc tế”, hay phát triển sản phẩm
mang nhãn hiệu “Made in Viet Nam” trên thị trường Hoa Kỳ. Tiến hành đăng
ký bảo hộ thương hiệu đồ gỗ quốc gia gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
quốc gia và bảo hộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
- Xúc tiến xuất khẩu gỗ: như thành lập các trung tâm, chợ nguyên liệu
gỗ để có mạng lưới ổn định cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; xây dựng chương
trình xúc tiến thương mại, mở thị trường cho ngành gỗ xuất khẩu hay xây
dựng trung tâm hội.
3.2.2.2. Chức năng cung cấp dịch vụ
- Phổ biến thông tin và cung cấp dịch vụ cho hội viên: Liên tục cập
nhật, phổ biến các thông tin của ngành đồ gỗ trong và ngoài nước cùng với
các lĩnh vực liên quan cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm giúp các
doanh nghiệp nắm bắt được sự biến động của thị trường trong nước cũng như
quốc tế.
- Nối mạng Internet, thiết kế Website: Hiện nay Hiệp hội gỗ và lâm sản
Việt Nam đã xây dựng được website riêng tại địa chỉ www.vietfores.org . Tuy nhiên hoạt động của website này chưa thực sự có hiệu quả, nội dung còn rất
sơ sài, thông tin số liệu không được cập nhật thường xuyên. Do vậy trong thời
gian tới cần nâng cao hiệu quả họat động của website bằng các nội dung, bài viết có chiều sâu có tác động hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, cơ quan
chức năng cần tìm kiếm thông tin thị trường.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ bằng các hình thức
+ Tổ chức các hội chợ triển lãm, hội thảo, tập huấn khảo sát thị trường
chuyên ngành đỗ gỗ.
+ Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại
Mỹ nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia thường niên do Cục xúc tiến thương mại làm đơn vị chủ trì.
+ Hiệp hội đồ gỗ Việt Nam tổ chức các đoàn khảo sát thị trường đồ gỗ,
tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ ở nước ngoài, các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
+ Tạo cầu nối để các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng, các nhà đầu tư cũng như các đối tác Hoa Kỳ.
- Trợ giúp về dịch vụ tư vấn kỹ thuật: Hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, phương pháp quản lý
tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng
sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn của Mỹ.
- Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc giải quyết những vụ việc liên quan tới những vướng mắc cụ thể, liên quan tới việc thanh tra kiểm tra các
tiêu chuẩn mà họ có khả năng vi phạm.
3.2.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
Về vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành là ngoài các biện pháp đầu tư thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, duy trì công ăn
Các doanh nghiệp cũng phải cố gắng tìm tòi học hỏi thêm kiến thức pháp luật,
am hiểu luật chơi để vượt qua rào cản, giữ vững thị trường xuất khẩu.
3.2.3.1. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động tìm hiểu thị trường
Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin để thích ứng với những đạo luật, những yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với sản phẩm của
mình khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Nâng cao năng lực cập nhật và phân tích thông tin về các quy định mới để tránh rủi ro từ những rào cản thương mại
Ngoài việc chú trọng trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm khi tham gia xuất khẩu vào Mỹ, các doanh nghiệp cần có kế hoạch dài hạn, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham quan hội
chợ để có mẫu hàng phù hợp thị hiếu, đồng thời tăng sản phẩm chế biến để có
giá trị cao. Các doanh nghiệp cần tích cực chủ động với thương vụ Việt Nam
tại Hoa Kỳ, và của Hoa Kỳ tại Việt Nam để thường xuyên nắm bắt tình hình về nhu cầu của thị trường, những quy định thị trường mới đưa ra, sự biến động của những quy định này. Cần tiếp cận ngay với những cơ quan chủ
quản, những đơn vị đầu mối xúc tiến thương mại để tận dụng hết sự hỗ trợ
của chính phủ nhằm tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chiến lược xuất khẩu.
Một giải pháp có thể nói là tốn khá nhiều chi phí nhưng lại đạt hiệu quả cao đó là cử các đoàn cán bộ trực tiếp sang nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ. Để
áp dụng được phương pháp này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có
nguồn kinh phí đủ mạnh, có đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, có trình độ cao và hiểu biết sâu về lĩnh vực đồ gỗ. Thông thường theo
kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp nên cử giám đốc kinh doanh, trưởng
phòng Maketing đảm nhận nhiệm vụ này vì đây là những người có kiến thức
Các doanh nghiệp cần có chiến lược khi kinh doanh cụ thể đối với các mặt hàng có thể dẫn đến tranh chấp thương mại do bảo hộ sản xuất ở Mỹ. Lưu
ý vấn đề thương hiệu, bao bì, nhãn mác và các điều khoản pháp lý về an toàn, vệ sinh, bảo vệ người tiêu dùng. Chủ động thực hiện đúng các thoả thuận với
bạn hàng về chất lượng, xuất xứ, thời gian giao hàng.
3.2.3.2. Các Doanh nghiệp cần đầu tư và chuẩn bị tốt về nhân sự và tài
chính để thực hiện các đạo luật
Đầu tư vào nhân sự: Rõ ràng, lực lượng lao động dồi dào, có kỷ luật,
có chất lượng của Việt Nam là một tài sản quan trọng và quí giá nhất. Tuy
nhiên, do lực lượng lao động thiếu đi những năng lực về mặt kỹ thuật nên đã cản trở nhiều sức cạnh tranh toàn diện. Hầu hết các doanh nghiệp đồ gỗ xuất
khẩu hiện nay đang cần những công nhân được đào tạo và có tay nghề với khả năng về kỹ thuật và những kiến thức về vệ sinh, bao gói… để đáp ứng được
các tiêu chuẩn của thị trường Mỹ. Trong tương lai cần nguồn cung thiết yếu
về nguồn nhân lực được đào tạo, có trình độ và hiểu biết. Một chiến lược
trọng điểm để thúc đẩy xuất khẩu đó là củng cố hơn nữa nguồn nhân lực
thông qua việc tiếp tục đầu tư vào các cơ sở, đào tạo nghề và ngôn ngữ. Đặc
biệt là đào tạo chuyên môn và tiếng Anh cho các nhân viên quản lý.
Cụ thể các doanh nghiệp nên đề ra chiến lược đào tạo ở hai cấp độ: đào tạo nghề cho công nhân ở các nhà máy, xưởng chế biến nhằm giảm các chi
phí cho doanh nghiệp và đào tạo các nhà quản lý để họ có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu quả. Nâng cao trình độ đội ngũ