L ỜI MỞ ĐẦU:
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những tích cực kể trên rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ
lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này. Những quy định, những tiêu chuẩn kỹ thuật Mỹ đặt ra thực chất là những rào cản thương mại mà quốc gia này đặt ra nhằm bảo vệ ngành đồ gỗ trong nước trước sự xâm lấn của hàng
hóa các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Những tiêu chuấn đặt
càng nhiều, yêu cầu càng khắt khe, hệ thống quản lý giám sát ngày càng chặt
chẽ trong từng khâu. Như vậy, mọi mắt xích trong chuỗi cung cấp sản phẩm
gỗ vào thị trường Mỹ đều sẽ được áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp để loại gỗ lậu ra khỏi thị trường. Mọi giấy tờ cấp không chính xác, mọi sự khai báo không đúng đều sẽ bị lật tẩy. Để đạt được những tiêu chuẩn này
trong điều kiện hiện nay với Việt Nam là rất khó.
Mặt khác rào cản kỹ thuật cũng tạo cho sản phẩm đồ gỗ của các quốc
gia khác nhau cùng xuất khẩu vào Mỹ cạnh tranh gay gắt. Các quốc gia cạnh
tranh nhau về nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cạnh tranh về chất lượng, khách
hàng… Với khả năng cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam còn rất
hạn chế như hiện nay, việc đáp ứng tất cả các yêu cầu của thị trường Mỹ để
cạnh tranh thị phần với các quốc gia có trình độ cao hơn như Trung Quốc là một việc không dễ. Để cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực
về vốn, công nghệ, thương hiệu… trên thị trường rất lớn.
Tuy nhiên với những nỗ lực của ngành trong những năm gần đây chúng
ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự mở rộng thị phần trên thị trường đồ gỗ
của Mỹ trong thời gian tới.