Tài sản con người

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 56 - 59)

- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4.1.4 Tài sản con người

- Lực lượng lao động

Phân bố theo nhóm tuổi cho thấy dân số các thôn nghiên cứu là một dân số trẻ có lực lượng lao động khá dồi dào. Trong đó độ tuổi lao động chính là từ 19 đến 55 tuổi chiếm tỉ lệ gần 59,02 %. Độ tuổi được cho là lao động phụ từ 15 đến 18 tuổi chiếm 10,5 % nhưng trong thực tế thì đây cũng là nguồn lao động chính trong nhà vì họ tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.11. Cơ cấu độ tuổi

Độ tuổi Bon Dơng I Bnor B Dakia Tổng Tỷ lệ %

Từ 7 đến 15 tuổi 157 99 170 426 16,92

Từ 16 đến 18 tuổi 92 57 104 253 10,05

Từ 19 đến 55 tuổi 506 495 485 1.486 59,02

Trên 55 tuổi 59 40 85 184 7,31

Tổng cộng 895 726 897 2.518 100

Trong tương lai gần thì nhu cầu việc làm và áp lực lên tài nguyên thiên nhiên nhất là đất canh tác ngày càng cao khi lực lượng từ 16 đến 18 tuổi hiện nay chiếm đến 10,05% tổng dân số sẽ lập gia đình và tách hộ. Mặc dù không phải tất cả mọi người trong độ tuổi lao động đều có việc làm và những người ngoài độ tuổi lao động đều phải sống nhờ nhưng rõ ràng với cơ cấu dân số phân theo độ tuổi như hiện nay thì vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dồi dào là một vấn đề cần quan tâm.

- Học vấn và dân trí

Phần lớn con em đều được học bậc tiểu học. Tuy nhiên, số lượng học sinh học cấp II và cấp III giảm dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau như nhà nghèo, không thích đi học hay vì trường xa nhà. Số liệu học sinh ở các cấp học được tổng hợp trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Số liệu học sinh các cấp học

Bon đơng 1 Bnơ B Đankia

Mẫu giáo 21 21 49

Tiểu học 77 64 83

Trung học phổ thông 37 45 62

Nghề, cao đẳng, đại học 37 29 0

Toàn bộ học sinh người dân tộc thiểu số đều được nhà nước hỗ trợ 100% tiền học phí và sách vở ở toàn bộ các cấp học nên cũng là điều kiện tốt để nâng cao trình độ học vấn cho cộng đồng. VQG Bidoup Núi Bà cũng lồng ghép các chương trình giáo dục môi trường cho các em học sinh cấp I&II trên địa bàn đã từng bước chuyển biến nhận thức các em trong việc bảo vệ môi trường.

Hầu hết các hộ đều có khả năng nói tiếng Kinh nhưng khả năng đọc viết đều kém ngoại trừ các em đang trong độ tuổi đi học. Người dân lớn tuổi có khả năng giao tiếp bằng tiếng Kinh kém nên cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận các kiến thức về khoa học kỹ thuật và cập nhật các thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Khi phân loại hộ giàu nghèo thì người dân trong cuộc họp đã chỉ ra rằng người nghèo ngoải việc thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, trình độ học vấn thấp …họ còn cho rằng do họ lười lao động, thường xuyên uống rượu. Điều này cho thấy để phát triển thì người dân cũng cần phải tự lực để vươn lên chứ không thể chây lười, ỷ lại và trông chờ sự trợ giúp từ bên ngoài.

Văn hóa truyền thống bị xói mòn cũng làm mất các tri thức địa phương và khả năng của người dân trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch. Như vậy có thể thấy việc khôi phục và thương mại hóa các sản phẩm này như là một nguồn lực để phát triển sinh kế trong tương lai sẽ có nhiều khó khăn. Ở tất cả các thôn, số người trong độ tuổi 16-18 đều chiếm tỷ lệ đáng kể nhưng những người này không muốn đi xa nhà để học nghề và ít người muốn học các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, làm gùi… do đó khả năng thay đổi sinh kế bằng thu nhập phi nông nghiệp là rất khó khăn. Mặc dù có một số chương trình khuyến nông tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nhưng số người tiếp thu và triển khai các kiến thức trên đồng ruộng của họ còn rất khiêm tốn. Do vậy, cần có các chương trình tập huấn, đào tạo cho người dân về kỹ năng làm việc thông qua các chương trình đào tạo dạy nghề song hành với kỹ năng quản lý tài chính nông hộ nhằm từng bước cải thiện và nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ để từng bước cải thiện sinh kế cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w