XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ CHO CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 77 - 80)

- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4.3.XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ CHO CỘNG ĐỒNG

4.3.1. Những tiềm năng cho phát triển sinh kế

(1) Các tài sản tự nhiên

- Nằm trên địa bàn của VQG và Rừng phòng hộ, khả năng mở rộng diện tích sản xuất cho người dân sẽ khó khăn, nếu không nói là không thực hiện được. Sự tiếp cận các tài nguyên khác sẽ được kiểm soát và quy định bảo vệ rừng sẽ được thực thi tốt hơn. Đó là các chi phí cơ hội mà người dân địa phương phải gánh chịu khi tăng cường các hoạt động bảo tồn tài nguyên.

- Tác động của việc thu hồi đất là nghiêm trọng đối với đời sống người dân, mặc dù khi thu hồi, nếu là đất người dân đang sản xuất thì họ sẽ được đền bù công khai phá. Vấn đề là các diện tích đất mà người dân đang sản xuất bị thu hồi là các nguồn sinh kế chính của họ mà việc đền bù bằng tiền sẽ không tạo ra được các nguồn sinh kế khác vốn đã rất hạn chế ở địa phương. Trong bối cảnh của các thôn được điều tra, người dân rất ít có khả năng lựa chọn sinh kế nào khác, nhiều hộ nhận đền bù tiền khai phá dùng tiền này để mua các tài sản không phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, nguy cơ mất an toàn lương thực và tăng xâm hại các vùng rừng khác trong cuộc tìm kiếm các vùng đất mới để khai phá bảo đảm sinh kế trong tương lai vẫn còn đó. Việc bảo vệ quỹ đất sản xuất ít ỏi hiện nay của người dân là hết sức quan trọng. - Bên cạnh đó, xét ở khía cạnh diện tích quỹ đất, sự gia tăng sản lượng bằng con đường mở rộng diện tích đất nông nghiệp là rất hạn chế nếu không nói là không thể, vì đất lâm nghiệp được xếp vào rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, không có rừng sản xuất. Do đó, trong tương lai, cần phải gia tăng thu nhập bằng cách gia tăng các lợi ích trực tiếp từ rừng hơn là hướng sự chú ý của người dân vào các ngành sản xuất, vốn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến thị trường, phụ thuộc nhiều vào nhập lượng từ bên ngoài và có thể gây ra các tác động bất lợi đối với đa dạng sinh học.

- Nguồn gốc văn hóa của người bản địa là bắt nguồn từ rừng, môi trường sinh sống của họ và lối sống cộng đồng, tập thể. Do nền tảng văn hóa của họ không còn nguyên vẹn khi rừng đã đổi chủ và truyền thống cộng đồng bị xói mòn, người dân bản địa trở nên phụ thuộc. Tính cộng đồng trong các thôn được nghiên cứu đã mai một vì nhiều lý do. Trước hết, các yếu tố văn hóa truyền thống như sinh hoạt nhà dài, nhà rông và các hoạt động sản xuất tập thể như canh tác lúa mất đi dẫn đến các hoạt động văn hóa đi kèm như lễ, hội, tín ngưỡng cũng không còn dẫn đến sự lỏng lẻo của cộng đồng. Thêm vào đó, định hướng phát triển kinh tế xã hội thường được thực hiện từ trên xuống, và hệ thống quản lý hành chính mới cũng làm cho vai trò của định chế và các cá nhân truyền thống bị suy giảm. Gia đình hạt nhân và tính độc lập của hoạt động sản xuất của nông hộ ngày càng cao đã làm cho sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng thôn ngày một yếu đi. Các can thiệp của Nhà nước như giao khoán quản lý bảo vệ rừng thường là sự ký kết hợp đồng trực tiếp với từng hộ tham gia thay vì nhìn nhận cộng đồng như là một tập thể có sự gắn bó thống nhất dựa trên việc sử dụng tài nguyên chung, chia sẻ và hỗ trợ nhau.

- Việc mất đi nền tảng truyền thống và tăng sự phụ thuộc đã làm cho người dân trông chờ vào các quyết định, hướng dẫn và can thiệp từ bên ngoài hơn là suy nghĩ về một viễn cảnh tương lai, phân tích tiềm năng và tìm kiếm các giải pháp phát triển cho cộng đồng và cho từng gia đình của họ. Vì vậy, khi được hỏi về các phương cách để phát triển đời sống kinh tế, người dân thường cho rằng phải đợi chủ trương và tùy thuộc vào các định hướng của nhà nước.

- Ở các cộng đồng được nghiên cứu, sự thuận lợi hiện nay là tính tương đối đồng nhất về dân tộc và tín ngưỡng. Tôn giáo có những ảnh hưởng nhất định đối với các cộng đồng trong khu vực, đặc biệt là nhận thức của người dân đối với các sinh hoạt truyền thống của họ. Sự phân tích các nhóm liên quan đã cho thấy các chức sắc tôn giáo và già làng là những nhân vật không thể thiếu trong các nổ lực tổ chức cộng đồng để tạo tiền đề cho hệ thống đồng quản lý. Sự tồn tại của các cá nhân, định chế truyền thống và sự thuần nhất của cộng đồng là cơ sở quan trọng để phục hồi sức

mạnh của cộng đồng để cộng đồng có thể tham gia tích cực và có trách nhiệm trong tương lai.

(3) Các tài sản con người

- Văn hóa truyền thống bị xói mòn cũng làm mất các tri thức địa phương và khả năng của người dân trong việc phát triển các hoạt động hỗ trợ cho dịch vụ du lịch. Hiện có rất ít người còn biết đánh cồng chiêng theo đúng lối cổ truyền trước đây. Phần lớn những người được hỏi cho biết họ không thể đánh cồng chiêng theo đúng cách mà những người thuộc thế hệ trước đã đánh. Một số phương pháp chế biến thực phẩm, như rượu cần cũng thay đổi rất nhiều vì không còn sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống, đã ít nhiều làm mất đi ý nghĩa văn hóa và tính chất truyền thống của rượu cần.

(4) Các tài sản hạ tầng

- Tất cả các thôn đều đã nhận được rất nhiều sự đầu tư và hỗ trợ của nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ giao thông liên lạc, giáo dục, chăm sóc sức khỏe đến việc tiếp cận đến các dịch vụ xã hội và cải thiện nhà ở. Hầu hết các cơ sở vật chất đã được xây dựng làm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người dân giúp họ sinh hoạt một cách dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên, về lâu dài, việc tiếp tục duy trì bao cấp về ngân sách để bảo đảm khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ nói trên, duy trì được các kết quả đã đạt được là khó khăn, nhất là về mặt cơ chế. Hiện tại, một số công trình được đầu tư xây dựng nhưng không được bố trí kinh phí để duy tu, sửa chữa nên đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng. Tuy vậy, nhiều phần đường trong các thôn chưa được nâng cấp. Bệnh viện và trường học ở trong vùng mặc dù tồn tại nhưng vẫn còn ở tình trạng thiếu và yếu làm giảm chất lượng phục vụ người dân.

(5) Các tài sản tài chính

- Hiện tại, người dân trong thôn đang quan tâm đến việc phát huy các ngành nghề truyền thống như đan lát. Vì rất ít người, đặc biệt là người trẻ tuổi biết cách đan lát các vận dụng gia đình như những người lớn tuổi. Các nghề truyền thống này có

nguy cơ mai một đi nếu không có sự hỗ trợ từ các dự án trong việc mở các lớp tập huấn, mở các doanh nghiệp nhỏ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

- Do những rủi ro của các hệ thống sản xuất độc canh, đa dạng hóa các sản phẩm để tạo nguồn thu nhập ổn định là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc mở rộng cây cà phê hiện nay, các cây trồng khác đặc biệt là các loại rau và hoa có thể được xem xét để phát triển. Phát triển rau tại khu vực này có ưu điểm về giao thông, rất gần vùng nguyên liệu từ Khánh Hòa chuyển lên và thị trường tiêu thụ của miềnTtrung là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, việc phát triển rau có thể có nguy cơ sử dụng hóa chất nông nghiệp gây bất lợi cho đa dạng sinh học. Do đó, vấn đề này cần được quan tâm ngay từ đầu và cần phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ hay theo các tiêu chuẩn VIETGAP hiện hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 77 - 80)