Tài sản vật chất

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 45 - 51)

- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4.1.2. Tài sản vật chất

a) Tài sản tư nhân

Tài sản tư nhân được dùng để phân biệt với tài sản công cộng. Đây là tài sản mà người dân dựa vào để phân loại tình trạng hộ gia đình như hộ khá, trung bình hay nghèo. Tài sản tư nhân được đề cập trong luận văn bao gồm nhà cửa, máy móc, công cụ, gia súc…

- Về nhà cửa:

Nhà truyền thống trước đây của người K’ho là nhà dài, vách được làm bằng tre nứa và lợp tranh. Trong nhà dài này có thể có nhiều bếp cho nhiều gia đình thường có quan hệ thân thuộc sinh sống.

Hiện nay, do ảnh hưởng văn hóa người Kinh và mức sống được nâng lên nên các hộ bắt đầu làm nhà trệt, nền đất, vách gỗ tròn. Sau đó do kỹ thuật, phương tiện cưa xẻ phát triển và sự khan hiếm của tài nguyên, vách gỗ tròn được chuyển thành vách ván. Từ năm 2004 đến 2007, nhà nước thực hiện các chương trình 134, 135 hỗ trợ người dân thiểu số xóa nhà tạm, nhà dột nát để làm nhà mới. Qua các chương trình này, người dân được hỗ trợ tiền để mua vật liệu xây dựng như xi măng, tôn, gạch và được phép khai thác gỗ để làm nhà nên đa số nhà ở hiện nay khá khang

trang và không có khác biệt lớn so với nhà của người Kinh. Trừ những hộ mới tách chưa xây dựng được nhà, đa số người dân đã làm nhà chắc chắn bằng gạch và gỗ, khang trang và sạch sẽ về mặt cảm quan so với nhiều vùng nông thôn khác ở Việt Nam. Nhà ở của 3 thôn nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Nhà ở của các hộ ở ba thôn

Bon Dơng I Bnor B Dankia Tổng Tỷ lệ %

Nhà ở (số hộ) 203 163 192 558 100,0

Kiên cố (gạch) 93 73 29 195 34,9

Bán kiên cố (gỗ) 110 90 158 358 64,2

Tạm (tranh, tre) 0 0 5 5 0,9

Qua bảng 4.4. cho thấy nhà gỗ bán kiên cố là loại nhà chủ yếu trong ba thôn nghiên cứu với tỷ lệ 64,2%. Trong ba thôn chỉ có thôn Dankia là còn nhà tạm với số nhà tạm là 5 nhà chiếm 5%.

- Tài sản sinh hoạt

Tài sản sinh hoạt của cộng đồng trong ba thôn khá nhiều. Qua điều tra mỗi thôn 40 hộ đã cho thấy máy móc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí hàng ngày của họ như bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tài sản sinh hoạt

Thôn Xe máy Tủ lạnh/

máy giặt Tivi

Máy VCD, DVD Bếp gas Bon đơng 1 64 11 52 39 25 Bnơ B 79 19 65 36 34 Đankia 51 6 50 34 24 Tổng 194 36 167 109 83

Tất cả các hộ đều có xe máy, ti vi, trong đó có nhiều hộ có nhiều xe máy, tivi đã cho thấy mức sống ở khu vực là khá cao.

Thông thường các hộ sau khi bán cà phê hay bán đất thì họ thường có thói quen mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Một số hộ khá giả đã chuyển sang dùng bếp gas. Người dân sắm những chiếc xe máy đắt tiền (Air Blade, Atila) hàng chục triệu đồng trong khi gia đình có những lúc thiếu hụt về nguồn tài chính.

- Tài sản sản xuất

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì một số hộ đã đầu tư cho máy móc nông nghiệp nhằm giải phóng sức lao động và giảm tiền thuê nhân công như kết quả khảo sát 120 hộ (40 hộ/thôn) ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tài sản sản xuất Máy cày, máy kéo Máy bơm, ống tưới Máy xay xát Máy phun thuốc Máy cắt cỏ Bon đơng 1 14 21 6 34 14 Bnơ B 13 17 16 21 15 Đankia 9 18 11 12 10 Tổng 36 56 33 67 39

Trong các thôn nghiên cứu, có thể nhận thấy người dân đã và đang phát triển sản xuất theo hướng thâm canh, việc các hộ đã mua sắm nhiều tài sản phục vụ nhu cầu sản xuất là một dấu hiệu cho thấy điều đó.

Việc trồng Cà phê và rau hoa rất cần nước tưới, do đó rất nhiều hộ gia đình đã mua sắm máy bơm. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng rất nhiều hóa chất nông nghiệp như thuốc dưỡng cây, thuốc trừ sâu nên đa phần các hộ có máy bơm thuốc. Nhiều hộ cũng đã đầu tư mua máy kéo và máy cắt cỏ để giảm sức lao động và tăng thu nhập từ việc chở thuê hay cắt cỏ thuê.

Hình 4.2. So sánh tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất

Hình 4.2. cho thấy người dân tập trung tiền làm ra để mua các tài sản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nhiều hơn là tài sản sản xuất. Mặc dù không chỉ số lượng của các tài sản mà cả số tiền giành để mua các tài sản mới có thể dùng để đánh giá đầy đủ xu hướng mua sắm của các hộ gia đình. Tuy nhiên, con số thống kê ở bảng 4.6, bảng 4.6 và hình 4.2 cũng nói lên xu hướng ưu tiên trong mua sắm tài sản của các hộ gia đình.

Việc mua tài sản mà không cân nhắc đến sự thiết yếu của chúng và chưa chú tâm đến sản xuất mặc dù cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất nông nghiệp với nguồn thu chính từ trồng cà phê là một nguyên nhân gây ra sự thiếu đói trong cộng đồng. Mặc dù nhiều hộ dân có thể thiếu ăn, hoặc không bảo đảm thu nhập trong tương lai nhưng họ vẫn có thể sử dụng tiền thậm chí vay tiền để mua sắm xe máy, tivi, dàn karaoke, hay các vật dụng đắt tiền trong gia đình như bàn ghế, tủ, giường. Có 43,2% hộ gia đình mua sắm các thiết bị tiêu dùng trong năm vừa qua, điều đó cho thấy xu thế đầu tư vào tài sản tiêu dùng là khá lớn, mặc dù họ nhận ra rằng nếu không có các trang thiết bị sản xuất như máy bơm, máy phun thuốc thì sản xuất sẽ bị ảnh hưởng một cách trực tiếp. Điều tra cho thấy người dân không biết cách quản lý tài chính cộng với sự đua đòi nên sau khi bán đất hay bán cà phê là họ

lao vào mua tài sản tiêu dùng chứ không nghĩ đến việc đầu tư đồng tiền của mình để sinh lãi. Nhiều thương lái đã vào tận thôn để tiếp thị xe máy, tivi cùng với các cửa hàng bán điện thoại di động càng kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm và nên mở các lớp tập huấn cho người dân về quản lý tài chính và cách cân đối thu chi trong hộ gia đình thì sinh kế người dân mới mang tính ổn định và họ có thể ra các quyết định tốt hơn trong đầu tư vào các tài sản của hộ và đối mặt với các xu hướng thị trường.

Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng là một nguồn thu cho các nông hộ mặc dù ở đây chăn nuôi với mục đích tự cung tự cấp là chính. Vật nuôi thường là heo, bò, trâu và gia cầm như bảng 4.7.

Bảng 4.7. Cơ cấu và số lượng vật nuôi

Heo Trâu, bò Dê, ngựa Gia cầm Tổng

Bon đơng 1 55 166 65 148 434

Bnơ B 7 553 276 1742 2578

Đankia 5 366 322 64 757

Tổng 67 1.085 663 1.954 3.769

Như vậy, ngược lại với đa số hộ nông dân ở đồng bằng, người dân trong ba thôn nuôi rất ít heo, mà nuôi rất nhiều trâu bò. Điều này là vì nuôi trâu bò không phải đầu tư nhiều cho nguồn thức ăn và dễ bán và đây là loài vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Heo và gia cầm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Nếu so sánh các thôn thì thôn Bnơ B có số lượng vật nuôi nhiều nhất và thôn Bon đơng 1 có ít vật nuôi nhất.

Những năm vừa qua do các đại dịch lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm nên lượng vật nuôi trong các thôn giảm đáng kể vì người dân cảm thấy mạo hiểm khi đầu tư vào chăn nuôi. Điều này cũng làm giảm lượng phân chuồng để bón Cà phê và người dân phụ thuộc vào phân bón hóa học nên đất đai dễ bạc màu.

b) Tài sản công cộng

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế

* Giao thông:

Các thôn đều có đường được trải nhựa đến trung tâm thôn, nhiều đường nhánh trong thôn được đổ bê tông hoặc rải đá cấp phối. Đây là một thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán của các thôn. Tuy nhiên, do việc phát triển thiếu quy hoạch nên hầu hết các con đường nội thôn thường rất nhỏ (rộng khoảng chỉ 1mét), do đó chỉ có thể đi lại bằng xe máy hoặc đi bộ. Đây chính là một hạn chế cho sự phát triển trong tương lai của các thôn.

Bảng 4.8 . Hệ thống giao thông

Bon Đơng 1 Bnơ B Đankia

Giao thông (% km) 100 100 100

Trải nhựa/bê tông (%) 5,0 76,6 62,5

Đường đất lớn (xe hơi vào) (%) 95,0 23,4 37,5

Qua bảng ta thấy Bnơ B là nơi có tỷ lệ đường trải nhựa/bê tông lớn nhất với tỷ lệ 76,6%. Trong khi đó chỉ có 5% đường ở Bon đơng 1 là được trải nhựa hoặc đổ bê tông.

* Điện lưới:

Điện lưới quốc gia đưa vào các thôn khá sớm nên hầu hết các hộ đều có điện. Ngoài dùng điện để thắp sáng và sử dụng cho các đồ điện gia dụng như bàn ủi, quạt, tivi, nồi cơm điện là chủ yếu, điện cũng được một số hộ dân sử dụng để chạy máy bơm nước, máy xát cà phê. Từ khi có điện đến nay, cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi, họ tiếp cận được các thông tin thông qua đài phát thanh, truyền hình. Một số hộ khá giả đã mua máy vi tính và kết nối Internet giúp cho việc

trao đổi và tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn. Điều này làm cho người dân tiếp cận được các thông tin kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển xã hội

- Giáo dục

Các thôn đều có các lớp mẫu giáo và trong xã có một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở. Hiện nay chỉ có Bon đơng 1 là có trường trung học phổ. Học sinh ở Đankia và Bnơ B nếu đi học Trung học phổ thông thì phải qua Bon đơng 1 hoặc ra Đà Lạt.

- Y tế

Do tiếp cận sớm với đạo Thiên Chúa và Tin Lành là các tôn giáo khuyến khích người dân sử dụng tây y, hiện nay trong các thôn không tồn tại các cách chữa trị bệnh và sử dụng thuốc truyền thống cũng như không có lương y và thầy cúng. Trong các thôn cũng không có cơ sở y tế tư nhân. Thay vào đó, trạm xá xã có vai trò quan trọng đối với người dân các thôn. Hiện nay mỗi xã hoặc thị trấn ở huyện Lạc Dương đều có một trạm xá cấp xã. Bên cạnh đó huyện còn có một Trung tâm Y tế huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w