Các hình thức phụ thuộc vào rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 61 - 73)

- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4.2.1. Các hình thức phụ thuộc vào rừng

a) Sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy

Do nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp nên đất đai để canh tác là yêu cầu không thể của các hộ gia đình. Có mối tương quan rõ giữa kinh tế hộ với số lượng đất đai sở hữu, các hộ giàu thường sở hữu nhiều đất đai, ngược lại các hộ nghèo thường thiếu đất sản xuất.

Theo số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm VQG Bidoup Núi Bà cho thấy hàng năm việc lấn chiếm đất để trồng cà phê ngày một tăng. Việc quy hoạch sử dụng đất đai mặc dù đã được quy định nhưng do gia tăng dân số và sự lỏng lẽo trong công tác quản lý đất đai nên hiện nay hiện tượng lấn chiếm đất rừng để canh tác nông nghiệp diễn ra rất phổ biến ở ba thôn. Số liệu tổng hợp số vụ lấn chiếm đất đai trong 3 năm gần đây cho thấy mức độ phụ thuộc vào đất đai của các hộ gia đình là rất lớn.

Bảng 4.13. Tổng hợp số vụ lấn chiếm đất đai

Thôn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số vụ Diện tích (ha) Số vụ Diện tích (ha) Số vụ Diện tích (ha) Bon đơng 1 13 3,6 16 3,9 19 4,5 Bnơ B 23 4,3 26 3,7 24 4,2 Đankia 32 6,6 25 5,4 27 4,2 Tổng 68 14,5 67 13,0 70 12,9

Nguồn: Hạt Kiểm lâm-VQG Bidoup-Núi Bà (tháng 12/2011)

Hình 4.4. Tổng hợp số vụ lấn chiếm đất đai

Như vậy, Đankia là thôn có nhiều vụ lấn chiếm đất đai nhất, thôn Bon đơng 1 có ít vụ lấn chiếm đất đai nhất. Điều này logic với điều kiện tự nhiên và xã hội của các thôn. Thôn Đankia là thôn có diện tích lớn (bao gồm cả diện tích rừng) trong khi đó

người dân ở đây là người Cil có trình độ canh tác thấp hơn hai thôn còn lại nên họ cần nhiều đất sản xuất. Ngược lại ở B’nơ B và Bon đơng 1 thì quỹ đất rất eo hẹp, mặc khác người dân ở đây đã có trình độ thâm canh rau hoa và Cà phê rất cao nên họ không cần nhiều đất như ở Đankia.

b) Tác động khai thác lâm sản

Qua kết quả điều tra tổng

hợp các hoạt động của người dân khai thác cho thấy chủ yếu là: lấy gỗ, lấy củi, và khai thác LSNG (cây rau, cây thuốc và săn bắt động vật rừng). Trong đó việc lấy củi và các lâm sản ngoài gỗ chủ yếu cho nhu cầu gia đình, rất ít hộ khai thác gỗ và săn bắn động vật rừng vì bị kiểm soát bởi lực lượng kiểm lâm.

Kết quả tổng hợp kết quả điều tra từ 120 hộ gia đình về các hoạt động khai thác lâm sản được ghi ở bảng 4.14 .

Bảng 4.14 Tổng hợp hộ gia đình có tham gia khai thác lâm sản Số hộ tham gia/120 hộ phỏng vấn

Bon Đơng 1 Bnơ B Đankia Tổng Tỷ lệ

(%)

Lấy gỗ 6 8 12 26 21,67

Lấy củi 17 23 28 68 56,67

Khai thác LSNG 31 28 23 82 68,33

Kết quả ở bảng cho thấy, có tới 82 trên 120 hộ được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 68,33% có vào rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ như: cây rau, cây thuốc và động vật rừng… Số hộ có tham gia lấy gỗ là 26 hộ, đa số các hộ lấy gỗ để làm nhà theo chương trình của nhà nước. Số hộ thường vào rừng lấy củi là 68 hộ, chiếm 56,67%.

Mức độ khai thác các nguồn tài nguyên được thống kê ở các bảng sau: - Khai thác gỗ

Bảng 4.15a: Số lần và khối lượng khai thác gỗ của các hộ điều tra

Tần suất Mức độ Kh.lượng Mức độ

Số hộ % Số hộ %

Không khai thác 112 95,6 Không khai thác 112 95,6

1- 2 lần 8 4,4 < 3 m3/lần 8 4,4

> 2 lần 0 0 > 3 m3/lần 0 0

- Khai thác củi

Bảng 4.15b: Số lần và khối lượng khai thác củi của các hộ điều tra

Tần suất Mức độ Kh.lượng Mức độ

Số hộ % Số hộ %

Không khai thác 37 30,0 Không khai thác 30,83 30,8

3 1 – 2 lần 31 23,3 Dưới 30kg 25,83 25,8 3 3– 4 lần 52 46,7 30 – 40 kg 31,67 31,6 7 > 4 lần 0 30,0 Trên 40 kg 11,67 11,6 7

- Khai thác LSNG

Bảng 4.15c: Số lần và khối lượng khai thác lâm sản làm thực phẩm

Tần suất Mức độ Kh.lượng Mức độ

Số hộ % Số hộ %

1 – 2 lần 25 16,7 Dưới 1kg 15 5,6

3– 4 lần 49 43,3 1 – 5 kg 56 51,

1

Không khai thác 46 40,0 Trên 5 kg 13 3,3

- Khai thác cây thuốc, sâm đất4

Bảng 4.15d: Số lần và khối lượng khai thác cây thuốc, sâm đất

Tần suất (Lần/tuần) Mức độ Kh.lượng (Kg/lần) Mức độ Số hộ % Số hộ % 1 – 2 lần 22 13,4 Dưới 1 kg 10 0 3 – 4 lần 14 4,4 1 – 5 kg 25 16, 7

Không khai thác 84 82.2 Trên 5 kg 2 1,1

- Săn bắt động vật

Bảng 4.15e: Số lần và khối lượng săn bắt động vật của các hộ điều tra

Tần suất Mức độ Kh.lượng Mức độ

Số hộ % Số hộ %

1- 2 lần 13 3,3 Dưới 5 13 3,3

Không săn bắt 97 96,7 Không săn bắt 97 96,7

- Nhận xét:

- Tình hình hộ gia đình có khai thác gỗ chiếm tỷ lệ 21,7%, tuy nhiên đa số khai thác với mục đích để làm nhà dưới sự cho phép của chính quyền và đơn vị chủ rừng. Việc khai thác gỗ trái phép diễn ra không đáng kể trong cộng đồng mà chủ yếu là do các đối tượng bên ngoài thực hiện.

- Phần nhiều số hộ đi lấy củi 3- 4 lần trong tuần, mỗi lần khoảng 30 kg. Lý

do chính do đây là nguồn nhiên liệu cần dùng hàng ngày phục vụ sinh hoạt của họ. - Cùng với việc lấy củi người dân cũng kết hợp lấy rau rừng, lấy măng và các LSNG khác để phục vụ cho nhu cầu gia đình và để bán như những sản phẩm củ sâm với công dụng để thanh nhiệt được khách hàng ưa thích.

c) Sử dụng rừng và đất rừng để chăn thả gia súc

Hình thức chăn thả gia súc trên rừng được coi là truyền thống của các gia đình sống gần rừng. Họ thường chăn

thả các loại gia súc như trâu, bò xuất phát từ nhu cầu sử dụng sức kéo và coi đó còn được coi là tài sản tích trữ được. Phần lớn các hộ thả rông gia sú c và có sự kiểm soát của con người. Còn lạ i, số hộ có số lượng gia súc nhỏ họ thường cột gia súc vào những nơi có cỏ hoặc thức ăn hết ngày họ dắt về nhà.

Trong 120 HGĐ điều tra, có 25 HGĐ chăn thả gia súc trên rừng, chiếm 20,8%, số hộ điều tra. Việc chăn thả gia súc có ảnh hưởng đến rừng, thông qua hoạt động này gia súc làm cho cây cối bị đổ gẫy, làm chết các cây tái sinh…

Hình 4.6. Khai thác mây

làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng rừng.

d) Tham gia giao khoán QLBVR và các hoạt động lâm nghiệp

Nhận khoán BVR, vào mùa nắng người dân sẽ trực cháy tại các chòi canh lửa và tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Khi gặp cháy nhỏ, tổ bảo vệ rừng sẽ tự dập nhưng khi cháy lớn thì họ liên lạc với các tổ khác hay chủ rừng để yêu cầu trợ giúp. Vào mùa mưa mỗi tháng tuần tra một lần trong thời gian 5-7 ngày/tháng cùng với chủ rừng. Hiện có ba cơ chế chi trả tiền nhận khoán khác nhau bao gồm chương trình 661, kế hoạch tỉnh và chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) với các mức giá khác nhau.

Chương trình 661 và kế hoạch tỉnh kết hợp với chương trình 30a chi trả 200.000 đồng/ha/năm nhưng đối với PFES thì chi trả 350.000 đồng/ha/năm cho năm 2010 và 400.000 đồng/năm cho năm 2011, 2012 đối với các hộ nằm trong lưu vực sông, suối. Có thể nói giao khoán bảo vệ rừng là một nguồn thu rất lớn đối với sinh kế của cộng đồng địa phương.

Các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là trồng rừng và chăm sóc rừng. Các chủ rừng sẽ thuê người dân địa phương tham gia các hoạt động này nên đây cũng là một nguồn thu quan trọng cho các hộ nghèo nhất là trong những năm trồng rừng nhiều. Khi Ban quản lý rừng Đa Nhim khai thác hay tỉa thưa rừng cũng thuê nhân công để khuân vác hay làm vệ sinh rừng sau khai thác đã góp phần tăng thu nhập cho người dân tại chỗ.

4.2.2 Các vấn đề cộng đồng quan tâm để giảm thiểu sự phụ thuộc vào rừng

4.2.2.1. Trong sản xuất nông nghiệp và thị trường

a) Thiếu đất và thiếu an toàn về quyền sử dụng đất

Thiếu đất và thiếu an toàn về quyền sử dụng đất là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong các thôn. Ở đây khái niệm này không chỉ nói đến đến số lượng mà còn liên quan đến chất lượng đất. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với đất sản xuất lương thực, vốn quá ít và đang bị xói mòn, làm cho năng suất giảm. Sự quan sát và phỏng vấn của chúng tôi đã giúp phát hiện một số khu vực đất đồi dùng để trồng bắp đã chai, cứng, cây bắp “không lên, không cho trái nữa”. Do đó, nhu cầu cho hoạt động phát triển cần quan tâm trong tương lai gần là phát triển các kỹ thuật canh tác bảo tồn đất đặc biệt cho người dân ở ba thôn được khảo sát.

Sự thiếu đất thực sự sẽ xảy ra trong tương lai gần. Trong một kịch bản đơn giản, với cơ cấu cấp tuổi ở các thôn, dân số trong độ tuổi 16-18, sẽ tách hộ xảy ra ở 50% số cặp vợ chồng mới kết hôn, sẽ cần có thêm đất ở và đất sinh hoạt cho số hộ mới, bằng khoảng 5% số hộ hiện có. Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi những diện tích quan trọng được các cơ quan có thẩm quyền giao cho các công ty tư nhân; đó lại là các mảnh đất tốt, tương đối bằng phẳng, gần nơi sinh sống của người dân trong các thôn.

b) Thiếu vốn

Thiếu vốn để đầu tư vào tái sản xuất là vấn đề có tầm quan trọng thứ hai được đề cập trong các cuộc thảo luận ở các thôn được điều tra. Nó được hiểu là thiếu vốn mà người dân tự tích lũy được để đầu tư cho tái sản xuất, mà không phải là thiếu khả năng tiếp cận tín dụng. Trong nghĩa này, nó là hệ quả của vòng luẩn quẩn hiệu quả sản xuất thấp, nông sản bán giá thấp và khả năng tích lũy thấp.

Trong thực tế, tình hình tiếp cận tín dụng để đầu tư cho sản xuất trong các thôn được cải thiện nhiều, trong đó có vai trò của Ngân hàng Chính sách Xã hội với sự hợp tác của các đoàn thể xã hội như hội Phụ Nữ, hội Nông Dân và Đoàn Thanh Niên. Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ các nguồn không chính thức cũng tác động có ý nghĩa. Thời điểm cần vốn sản xuất tập trung trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Đây cũng là thời điểm giáp hạt nên nhu cầu tiền mặt để chi dùng trong

gia đình tăng lên, khiến một số trường hợp người dân phải tìm kiếm các nguồn vay tư nhân kể cả bán non nông sản (nhất là Cà phê) chưa thu hoạch.

c) Các vấn đề liên quan đến kỹ năng sản xuất và quản lý sản xuất

Các vấn đề liên quan đến kỹ năng sản xuất và quản lý sản xuất của nông dân được quan tâm vào hàng thứ ba, phản ánh các nhu cầu đa dạng mà nông dân địa phương phải đối mặt trong tiến trình chuyển đổi từ các hệ thống sản xuất mang tính tự cấp tự túc sang sản xuất nông sản hàng hóa với nhiều rủi ro. Người dân ở các thôn được điều tra đều có vốn tri thức địa phương liên quan đến việc canh tác các nông sản phục vụ cho cuộc sống tự cấp tự túc. Khi chấp nhận các loại nông sản hàng hóa mới, họ phải học hỏi và thích ứng dần. Người dân hầu như chưa chú ý đến việc lập kế hoạch sản xuất, tính toán đầu tư cho hiệu quả dựa vào nguồn lực sẵn có. Do đó thường có tâm lý “chạy theo” và gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất cũng như trong sự cạnh tranh đầu ra của sản phẩm.

Do đó, cần quan tâm khi thiết kế một chương trình hành động nhằm hỗ trợ người dân cải thiện hiệu quả của các hệ thống canh tác dựa trên cây cà phê. Một hệ thống như thế sẽ bao gồm cải thiện kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, chọn lựa các chiến lược sử dụng nhập lượng thấp, canh tác hữu cơ, bảo tồn đất và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.

d) Tiếp thị sản phẩm

Tiếp thị sản phẩm là các vấn đề nổi trội khi thảo luận các hệ thống sản xuất hàng hóa. Ở các thôn vấn đề về tìm kiếm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm được quan tâm hàng đầu. Giá nhập liệu cao, chi phí vận chuyển cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Sự tiếp cận thông tin thị trường và cách thức xử lý chúng để đưa ra các quyết định đúng cũng là các vấn đề xuất hiện trong các cuộc thảo luận. Trong thực tế, khả năng thương thảo để đi đến các quyết định bán nông sản của người dân trong các thôn điều tra đều rất thấp. Điều này đặc biệt đúng đối với các hộ buộc phải phải "bán non" Cà phê với giá thấp như một hình thức trả lãi suất và để tiếp tục được vay vốn.

e) Tình trạng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và thời vụ

Tình trạng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cũng gây ra những khó khăn trong sản xuất. Hệ thống sản xuất nông nghiệp tại thôn chủ yếu vào mùa mưa, chỉ sử dụng nước trời nên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và năng suất thường thấp. Thậm chí cà phê, là cây hàng hóa, nhiều người vẫn sản xuất dựa vào nước trời, đặc biệt là những người nghèo. Vì vậy, sản lượng của họ là không cao. Thêm vào đó, Hệ thống sản xuấtCcà phê quảng canh sử dụng làm cho cà phê ra hoa kết trái không đồng loạt. Tính thời vụ cao của các loại nông sản hàng hóa cũng dẫn tới nhu cầu lao động tăng đột biến vào các thời điểm thu hoạch cà phê và hồng.

4.2.2.2. Trong lâm nghiệp

a) Tính “bất công bằng” và sự thiếu hụt thông tin

Sự tồn tại các cơ chế chi trả với tiền công khoán và chế độ khác không đồng nhất đã dẫn tới sự thắc mắc của người dân. Các cuộc thảo luận với người nhận khoán bảo vệ rừng ở ba thôn cho biết họ được trang bị áo đi mưa để đi rừng và bồi dưỡng thức ăn nhanh khi đi tuần tra, nhưng những người nhận khoán bảo vệ Rừng phòng hộ Đa Nhim không nhận được các hỗ trợ này. Quan trọng hơn, việc nhận khoán là không đồng đều. Không phải tất cả các hộ trong thôn đều được nhận khoán, và không phải số tiền trả cho các hộ đều giống nhau. Việc một số hộ được nhận khoán, một số hộ không, hay một số hộ được nhận tiền khoán nhiều hơn những hộ khác gây mâu thuẫn, bất bình ngấm ngầm trong dân, đặc biệt là khi “văn hóa bình quân”, chia sẻ quyền lợi đồng đều trong cộng đồng vẫn còn tồn tại rất mạnh ở các thôn nghiên cứu.

Sự chênh lệch về số tiền được chi trả cho dân là do nguồn tiền chi trả được lấy từ các chương trình khác nhau theo những tiêu chí khác nhau như đã trình bày ở trên. Việc nhận bảo vệ các vùng rừng thuộc chương trình Dịch vụ Chi trả môi trường rừng (PES) đem lại cho người dân thu nhập cao hơn so với bảo vệ các vùng rừng “bình thường” khác. Thêm vào đó, Chính phủ cũng có trợ cấp gạo cho các hộ nghèo tham gia bảo vệ rừng. Giá trị gạo cũng được quy thành tiền làm cho tiền chi

trả khác nhau giữa các nhóm hộ. Tuy vậy, do thiếu thông tin, người dân không hiểu được lý do vì sao các hộ làm cùng công việc như nhau lại nhận được số tiền khác

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w