Một số đề xuất để nâng cao sinh kế cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 80 - 105)

- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4.3.2.Một số đề xuất để nâng cao sinh kế cộng đồng

Với những điều đã phân tích trên, một "Chương trình hành động phát triển thôn" có thể là căn cứ quan trọng để điều phối các hoạt động phát triển ở cấp thôn. Chương trình này nên được xây dựng với sự tham gia thực sự của người dân địa phương và tập trung vào (nhưng không giới hạn trong) các lĩnh vực sau:

(1) Hỗ trợ cho người dân phát triển sinh kế để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao thu nhập để giảm áp lực vào tài nguyên rừng

Hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Với xu hướng mất đất canh tác người dân sẽ lại tác động vào tài nguyên rừng. Khi sự tiếp cận vào VQG được kiểm soát chặt chẽ hơn, sự rò rỉ tất sẽ xảy ra ở một vùng rừng khác, do đó thay vì can thiệp vào từng sinh kế cụ thể, dự án nên bắt đầu bằng việc xây dựng một chương trình hành động cấp thôn. Chương trình này một mặt phải tạo cơ hội để người dân địa phương tham gia thực sự vào việc xác định nhu cầu sinh kế và một mặt khác hướng dẫn họ thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế bền vững. Để đa dạng hóa nguồn thu nhập của người dân, các sinh kế phi nông phù hợp với kiến thức bản địa cần được phát triển. Các cơ hội tạo ra bởi việc phát triển du lịch sinh thái cần được xem xét. Ví dụ việc nuôi ngựa

có thể là một lựa chọn khả thi để tăng thu nhập cho người dân địa phương khi họ phục vụ du khách sử dụng dịch vụ cưỡi ngựa.

(2) Lập kế hoạch sử dụng đất ở cấp thôn để làm cơ sở cho các hoạt động bảo tồn và phát triển sinh kế

Hệ thống canh tác nương rẫy của người dân có thể được quản lý để tránh các tác động tiêu cực vào tài nguyên rừng. Cần quy hoạch một diện tích đất cho việc canh tác nương rẫy nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho người dân địa phương, đi kèm với một chính sách cứng rắn để bảo vệ những diện tích đất này lại không rơi vào tay người ngoài thôn bao gồm các công ty. Để làm được điều đó: i) Chính quyền tỉnh và huyện, và các chủ rừng nên hết sức hạn chế việc giao đất đang được người dân canh tác (có hoặc không có sổ đỏ) cho các nhà đầu tư bên ngoài hoặc những người đầu cơ đất; ii) Thực hiện kiểm kê để xác định diện tích đất mà người dân đang sử dụng mà chưa có sổ. Giao đất này (hoặc có biện pháp trao đổi thích hợp) cho cộng đồng quản lý. Tài sản cộng đồng có lẽ làm cách duy nhất để ngăn chặn sự mất đất canh tác vào tay các công ty và những người đầu cơ trong bối cảnh ở địa phương (đất có thể được các cá nhân bán mà không cần có sổ đỏ). Trong tiến trình giao đất cho cộng đồng, vai trò của già làng và hội đồng thôn cần được nhấn mạnh và công nhận bên cạnh Ban Nhân dân thôn. Một số quy định cần được xác định và đồng ý (ví dụ điều luật về cấm mua bán đất cộng đồng) giữa người dân và cơ quan có thẩm quyền để việc sử dụng đất được ổn định và bền vững.

Bên cạnh đó, cần qui hoạch một bãi chăn thả gia súc để phát triển ngành chăn nuôi.

(3) Phát triển một hệ thống đồng quản lý trên cơ sở cải tiến hệ thống giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường hiện hành

Do đặc điểm của các cộng đồng và quy chế quản lý ba loại rừng hiện hành, quản lý rừng cộng đồng có thể khó được chấp nhận, nhưng một hệ thống đồng quản lý trong đó sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi quản lý rừng giữa các đơn vị chủ rừng và các cộng đồng thôn có thể dễ được chấp nhận hơn. Trong việc giao khoán

bảo vệ rừng cho dân thì giải pháp giao rừng cho cộng đồng quản lý là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Thêm vào đó, việc cải thiện hệ thống giao khoán hiện nay có thể giúp giải quyết vấn đề được người dân xem là “không công bằng” do các mức chi trả khác nhau của các chương trình áp dụng trong cùng một thôn. Điều này cũng giúp hòa hợp nhu cầu bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng và tăng trách nhiệm địa phương. Một hệ thống giám sát minh bạch và các phương thức quản lý hiệu quả có thể được phát triển trong tiến trình này.

(4) Đầu tư và phát triển giáo dục và hướng nghiệp để phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tại các thôn học hết phổ thông trung học chưa cao, cần đẩy mạnh hơn nữa về mặt hỗ trợ cho phát triển giáo dục tại địa phương, đây là nguồn nhân lực hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương sau này. Một chương trình giáo dục môi trường hợp tác với các trường phổ thống trong các xã sẽ có tác dụng đến đông đảo dân chúng. Một mặt khác, số thanh niên sắp gia nhập lực lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn, nhưng khả năng hấp thu lao động của các hệ thống nông nghiệp như hiện nay bị giới hạn. Do đó, họ cần được đào tạo một số ngành nghề phù hợp, bao gồm một số sinh kế bền vững, thân thiện với môi trường, vận hành các doanh nghiệp nhỏ, các hoạt động du lịch sinh thái v.v. Kế hoạch đào tạo này phải được lồng ghép trong chương trình hành động thôn, có thể được bao gồm việc mời các nghệ nhân địa phương để phục hồi các ngành nghề, hoạt động truyền thống, và được cụ thể hóa sau một cuộc đánh giá chuyên đề nhắm vào đối tượng này.

Khi kinh tế phát triển và chất lượng sống của người dân được nâng cao thì áp lực vào rừng giảm. Đứng trên góc độ hành động, có một số hoạt động riêng lẻ có khả năng cải thiện tốt đời sống người dân bao gồm:

- Văn hóa bản địa và học vấn

Xây dựng chế độ khuyến học (Ví dụ như cung cấp học bổng) cho học sinh học cấp ba và bậc học cao hơn ở các thôn.

Thu thập và tài liệu hóa lại các nét văn hóa bản địa; thông qua già làng và hội đồng thôn thực hiện các hoạt động văn hóa truyền thống để người dân, đặc biệt là thể hệ trẻ hiểu biết, yêu mến và gìn giữ văn hóa của họ;

- Giảm áp lực vào tài nguyên

Tổ chức các lớp tập huấn nông nghiệp (như cà phê), kết hợp hỗ trợ ban đầu (như cây giống, phân bón). Chú ý chỉ tập trung cho các hộ nghèo - là đối tượng sống phụ thuộc vào rừng. Chú ý vấn đề giám sát và cam kết của các hộ tham gia là yếu tố then chốt;

Xây dựng một hương ước thật sự từ ý nguyện của người dân có quy định về việc quản lý (kiểm soát) và sử dụng (hưởng lợi) gỗ củi – nguồn năng lượng chủ yếu của người K’ho và các sản phẩm ngoài gỗ khác. Muốn hương ước này đi vào hoạt động, cần xây dựng lại cộng đồng thôn truyền thống với già làng và cộng đồng thôn làm trung tâm. Với hỗ trợ và ảnh hưởng của già làng và cộng đồng thôn, người dân sẽ tự giám sát nhắc nhở nhau thực hiện hương ước này.

- Bảo đảm người dân được hỗ trợ vốn sản xuất khi cần thiết, tránh phải vay nặng lãi dẫn đến mất đất

Thay đổi một số quy định: Ngân hàng chính sách và chủ rừng cần xây dựng một số quy định đặc thù cho nhóm dân nghèo để tăng tính linh động chi trả và giảm các thủ tục cho vay hay trả tiền cho một số hộ nghèo (nhóm quản lý bảo vệ rừng đóng vai trò thiết yếu cho việc này);

Phát triển tổ tín dụng thôn: Củng cố các hội có uy tín trong thôn (ví dụ: Hội phụ nữ, hội nông dân). Cung cấp một số vốn ban đầu để cùng vốn góp của hội viên xây dựng quỹ tín dụng hội. Quỹ này được sử dụng (cho vay với lãi suất và thời hạn ưu đãi) để giúp những người trong hội cải thiện sản xuất.

- Cải tạo cơ sở hạ tầng

Việc nâng cấp một số cơ sở hạ tầng như nguồn nước, đường nội thôn là cần thiết khi thực hiện việc phát triển một số loại hình du lịch tại thôn (du lịch văn hóa bản địa, trải nghiệm nông nghiệp, nghỉ đêm “home stay” v.v.

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả phân tích các nguồn tài sản phục vụ cho sinh kế của cộng đồng, sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên này trong sinh kế của họ được đánh giá như sau:

- Các hình thức phụ thuộc vào rừng của cộng đồng là: Sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy; tác động khai thác lâm sản; Sử dụng rừng và đất rừng để chăn thả gia súc; tham gia giao khoán QLBVR và các hoạt động lâm nghiệp.

- Các vấn đề cộng đồng quan tâm để giảm thiểu sự phụ thuộc vào rừng: (1) Trong sản xuất nông nghiệp và thị trường: Thiếu đất và thiếu an toàn về quyền sử dụng đất; Thiếu vốn; Các vấn đề liên quan đến kỹ năng sản xuất và quản lý sản xuất; Tiếp thị sản phẩm; Tình trạng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; (2) Trong lâm nghiệp: Tính “bất công bằng” và sự thiếu hụt thông tin; Diện tích giao khoán bị giới hạn; Chi trả tiền công khoán thấp và không kịp thời; Cạnh tranh lao động tuần tra bảo vệ rừng và lao động sản xuất nông nghiệp; Sự khai thác trái phép lâm sản; Nguy cơ thu hẹp diện tích rừng;

Qua đó, Luận văn có các đề xuất để giảm sự phụ thuộc của cộng đồng vào TNR:

- Hỗ trợ cho người dân phát triển sinh kế để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao thu nhập để giảm áp lực vào tài nguyên rừng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập kế hoạch sử dụng đất ở cấp thôn để làm cơ sở cho các hoạt động bảo tồn và phát triển sinh kế;

- Phát triển một hệ thống đồng quản lý trên cơ sở cải tiến hệ thống giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường hiện hành;

- Đầu tư và phát triển giáo dục và hướng nghiệp để phát triển nguồn nhân lực (Văn hóa bản địa và học vấn); Giảm áp lực vào tài nguyên; Bảo đảm người dân

được hỗ trợ vốn sản xuất khi cần thiết, tránh phải vay nặng lãi dẫn đến mất đất; Cải tạo cơ sở hạ tầng..

5.2. Kiến nghị

- Cần có chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội kết hợp với bảo tồn văn hóa và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Quy hoạch sử dụng đất phù hợp để tránh xung đột giữa bảo tồn và phát triển.

- Phát triển các làng nghề truyền thống để bảo tồn văn hóa truyền thống đồng thời làm giảm sự phụ thuộc kinh tế vào nông lâm nghiệp.

- Cải tiến thủ tục cho vay của các ngân hàng tín dụng để người dân dễ tiếp cận vốn vay.

- Nâng cao năng lực cho người dân về cách sử dụng đồng vốn và quản lý tài chính.

- Thành lập quỹ tín dụng quay vòng trong dân (không lãi suất) và xây dựng quỹ cộng đồng để người dân tự vận hành và phát triển sản xuất.

Để mang tính kế thừa của Luận văn này, các nghiên cứu tiếp theo cần hướng đến phân tích các bất cập trong chính sách ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, sử dụng rừng bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với bảo tồn văn hóa bản địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Alther C., Castella J.C., Novasad P., Rousseau E. và Trần Trọng Hiếu, 2002. Ảnh hưởng của khả năng tiếp cận đến sự lựa chọn sinh kế đối với các nông hộ ở miền núi phía Bắc Việt Nam, trong Đổi mới ở vùng miền núi. Chuyển đổi sử dụng đất và chiến lược sản xuất của nông dân tỉnh Bắc Kạn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

2. Báo cáo xã hội năm 2009- VQG Bidoup Núi Bà

3. Bảo Huy, Hoàng Hữu Cải, 2002. Bài giảng quản lý dự án lâm nghiệp xã hội. Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội

4. Bảo Huy, 2008. Quản lý dự án phát triển: Phát triển lâm nghiệp xã hội, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

5. Bui, M. D. and T. B. L. Bui (2005). Thực Trạng Đói Nghèo và Một Số Giải Pháp Xoá Đói Giảm Nghèo Đối với Các Dân Tộc Thiểu Số Tại Chỗ Tây Nguyên. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội.

6. Bùi Việt Hải, 2007. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia. NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh

7. Đặng Kim Sơn, 2001. Một số Chính sách và Chương trình phát triển miền núi, trong Thành tựu và thách thức trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và cải thiện cuộc sống người dân ở trung du miền núi Việt Nam. Trung tâm sinh thái nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đinh Đức Thuận và các cộng sự, 2005. Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông

thôn ở Việt Nam. Chương trỉnh hỗ trợ trợ ngành lâm nghiệp& đối tác, Bộ nông nghiệp-phát triển nông thôn.

10. Nguyễn Thị Kim Tài, 2006. Nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương và động lực quản lý tài nguyên rừng bền vững tại xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Luận văn thạc sỹ. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

11. Phòng thống kê Lạc Dương (2009) Niên giám thống kê huyện Lạc Dương 2004- 2008. Huyện Lạc Dương, Phòng Thống Kê.

12. Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang và Mai Văn Thành, 2005. Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

13. Trần Đức Viên và các cộng sự, 2005. Thành tựu và thách thức trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và cải thiện cuộc sống người dân ở trung du – miền núi Việt Nam. Trung tâm sinh thái nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

14. William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba, Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế, ISBN 979-3361-58-1, 2005.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

15. AlterraRapport675 - Alterra, Green world research, Wageninghen, 2002

16. Baseline information, Project 013/06VIE, Ministry of Agriculture and Rural Development, AusAID, 24th Oct 2007

17. FAO. 2003b. Forests and Poverty Alleviation . William D. Sunderlin, Arild Angelsen and Sven Wunder. Chapter in State of the World’s Forests 2003. Page 61-73. Rome, Italy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Glenn Banks, Understanding ‘resource’ conflicts in Papua New Guinea, Asia Pacific Viewpoint, Vol. 49, No. 1, April 2008

19. Huynh, T. B., B. H. Duong, et al. (2002). Indigenous Peoples/Ethnic Minorities and Poverty Reduction in Vietnam. Manila, Environment and Social Safeguard Division. Regional and Sustainable Development Department. Asian Development Bank

20. Norman Messer & Philip Townsley (2003), Local Institutions and Livelihood analysis, Rural development division, FAO, Rome, 2003

21. Phạm Thái Hưng, Lê Đặng Trung, Herrera Javier, Razafindrakoto Mireille and Roubaud François, Final report analysis of the P135-II baseline survey, Dec 2008

22. Rodolphe De Koninck, Deforestation in Việt Nam. Ottawa, Canada: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế, 1999.

23. Rodolphe De Koninck, The theory and practice of frontier development: Vietnam’s contribution, Asia Pacific Viewpoint, Vol. 41, No. 1, April 2000, ISSN 1360-7456, pp23–3.

24. Sunderlin, W. and Thu-Ba-Huynh (2005). Poverty Alleviation and Forests in Vietnam Indonesia, CIFOR

25. Tan Quang Nguyen, Forest devolution in Vietnam: Differentiation in benefits from forest among local households, Forest Policy and Economics 8 (2006) 409– 420

26. VCF (2009), Social screening report on the communes belonging administrative areas of Bidoup - Nui Ba National Park, Lam Dong province - Vietnam, Ministry of Agriculture and Rural Development - Vietnam Conservation Fund. 27. Vicki Wilde (2001) , Socio-Economic and Gender Analysis Programme, FAO

Ngày phỏng vấn: … … … … ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tên người phỏng vấn: ... Tên người được phỏng vấn:

Tên Chức vụ, vai trò trong thôn

1. ... ... 2. ... ... 3. ... ...

II. Lịch sử thôn bản

1. Lịch sử thành lập của thôn, các dòng dân nhập cư

2. Các sự kiện đặc biệt liên quan đến tự nhiên (dịch bệnh, thiên tai, nguồn nước, v.v.)

3. Các sự kiện liên quan đến xã hội (thay đổi tên thôn, trưởng thôn, có điện, xây dựng đường sá, ảnh hưởng của chiến tranh và các chương trình chính sách, kinh tế thị trường đến cấu trúc dân số, văn hóa.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 80 - 105)