Tương tác của các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng sinh kế và sự phụ thuộc vào rừng của

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 73 - 77)

- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4.2.3.Tương tác của các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng sinh kế và sự phụ thuộc vào rừng của

thuộc vào rừng của người dân

Để nghiên cứu được sự tương tác của các yếu tố ảnh hưởng đễn hiện trạng sinh kế và sự phụ thuộc vào rừng của người dân đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT. Bên cạnh đó, qua phân tích này có thể nhận diện được các mặt mạnh và cơ hội để phát huy và tăng cường hỗ trợ cho các điểm yếu để đảm bảo tính bền vững trong sinh kế của cộng đồng.

Bảng 4.16. Phân tích SWOT về thực trạng sinh kế

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Cơ sở hạ tầng phát triển - Chính sách phúc lợi xã hội tốt - Có nhiều chương trình dự án hỗ trợ - Hệ thống quản lý bảo vệ rừng tốt

- Nguồn thu ổn định từ giao khoán QLBVR

- Tài nguyên thiên nhiên dồi dào

- Quyền sử dụng đất chưa rõ ràng - Thiếu vốn, kỹ năng quản lý tài chính - Văn hóa bản địa bị mai một

- Khó tiếp cận tài nguyên rừng

- Bất cập trong việc giao khoán QLBVR

- Được đào tạo nâng cao năng lực

- Nhiều chính sách nhà nước hỗ trợ, trong đó đáng chú ý là PES

- Cơ hội việc làm do lực lượng lao động dồi dào

- Cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa

- Mất đất canh tác do các dự án, công ty - Văn hóa, làng nghề truyền thống bị ảnh hưởng bởi hòa nhập với văn hóa người Kinh

- Mâu thuẫn giữa quản lý bảo vệ và sử dụng rừng

- Biến động thị trường

Nhận xét và thảo luận:

Có thể thấy sự tương quan mạnh giữa định chế quản lý bảo vệ rừng và tình trạng đói nghèo. Tình trạng nghèo nàn của họ xuất phát chủ yếu từ việc sinh sống trong các vùng xa xôi, thiếu khả năng tiếp cận thị trường và giới hạn về đất canh tác. Do đó, người dân thường dựa vào tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống. Tuy nhiên, theo các qui định hiện hành thì khả năng tiếp cận vào tài nguyên rừng để kiếm sống gần như bị cấm, nhất là những vùng đất nằm trên địa bàn quản lý của VQG Bidoup Núi Bà nên họ không thể vào rừng săn bắn, cưa gỗ, thu hái lan như trước kia. Khi nằm trong địa bàn của VQG Bidoup Núi Bà và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim thì người dân địa phương bị kiểm soát các hoạt động vi phạm lâm luật chặt chẽ hơn nên khó tiếp cận được các tài nguyên thiên nhiên. Trong mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, các cộng đồng sống trong và gần các khu bảo tồn đôi khi bị khống chế trong việc thực hiện một số hoạt động phát triển của họ. Hơn thế nữa, người dân địa phương thường ít có cơ hội nói lên tiếng nói của mình khi xây dựng các quyết định quản lý của các Ban quản lý rừng mặc dù các quyết định này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của họ. Trong thực tế, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội nên đây là bài toán khó cho các nhà quản lý. Hiện nay, theo hướng sử dụng các giá trị gián tiếp từ rừng như chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES), giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD), cơ chế phát triển sạch (CDM), hoạt động du lịch sinh thái cũng là các hướng tiếp cận mới nhằm tăng thu nhập cho cộng đồng tại chỗ nhằm làm

giảm xung đột giữa bảo tồn với phát triển. Nếu các cộng đồng địa phương không hiểu rõ lợi ích từ khu bảo tồn đối với đời sống của họ, họ sẽ không có động cơ đảm bảo sự tồn tại của chúng. Do vậy trong nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học thì cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền bảo vệ rừng và giáo dục môi trường để người dân hiểu rằng khi bảo vệ rừng tốt hơn thì rừng sẽ cung cấp nguồn nước cho cộng đồng chung quanh và chống xói mòn.

Quyền sử dụng đất được các hộ gia đình quan tâm và xem đây là một lợi ích rõ ràng của những người sinh sống gần khu bảo tồn. Đất ngoài thôn rất quan trọng đối với đời sống người dân và cũng gây nên áp lực rất lớn lên tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, việc thuê đất của một số công ty tư nhân đã làm người dân mất đất sản xuất và tác động của việc thu hồi đất là nghiêm trọng đối với đời sống người dân. Mặc dù khi thu hồi người dân được đền bù công khai phá nhưng sau khi mất đất họ sẽ khó tìm nguồn sinh kế thay thế mới vì thiếu kỹ năng, kiến thức và bị rào cản ngôn ngữ.

Hợp đồng bảo vệ rừng với các hộ gia đình để họ hưởng lợi về mặt tài chính từ việc quản lý bảo vệ rừng và nhờ đó độ che phủ của rừng ở một số khu vực có chiều hướng gia tăng. Hiện nay thông qua các chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng cũng như các chương trình dự án của nhà nước và các tổ chức quốc tế đã cung cấp một số lợi ích quan trọng giúp cho họ giảm nghèo. Tuy nhiên, cần lưu tâm đến tính hợp lý và bố trí hài hòa các nguồn vốn giao khoán quản lý bảo vệ rừng để tránh những bất cập và hiểu nhầm trong khoán QLBVR như người ở thôn này lại quản lý bảo vệ rừng ở thôn khác thậm chí ở xã khác và ngược lại. Cũng cần giải thích rõ cho người dân về từng chương trình giao khoán hoặc thành lập một quỹ quản lý bảo rừng chung cho tất cả các nguồn kinh phí giao khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Ngoài ra, người dân chưa biết cách chi tiêu hợp lý đã làm họ nghèo càng nghèo thêm vì chưa cân đối được thu-chi và chỉ tập trung vào mua sắm tài sản tiêu dùng. Tình trạng nghèo cũng còn phụ thuộc vào tư thương trung gian trong vùng và người dân thường phải vay vốn, phân bón hoặc lương thực của tư thương nên người dân

phải mất thêm một phần tài chính khi mua bán với tư thương mặc dù đây là nguồn vay khá linh hoạt trong dân. Vì vậy, chính quyền và các dự án có liên quan trên địa bàn nên có các chương trình hỗ trợ tập huấn cho người dân về quản lý tài chính nông hộ và xem đây là một phương thức giảm nghèo. Đồng thời, cải cách phương thức vay vốn của các ngân hàng nhà nước sao cho đơn giản, hiệu quả và kịp thời để giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào các nguồn vay tư nhân với lãi suất cao hơn hẳn vốn vay ngân hàng.

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng đã làm xói mòn tài nguyên nhân văn và thay đổi văn hóa bản địa nên nhà nước cần có các chương trình bảo tồn văn hóa bản địa để gìn giữ các truyền thống văn hóa và sử dụng văn hóa bản địa như là một nguồn tài nguyên du lịch sinh thái nhằm tăng thu nhập cho cộng đồng.

Các chương trình khuyến nông khuyến lâm cũng đã phần nào thay đổi hiện trạng sinh kế của người dân vì để tăng thu nhập từ nông nghiệp không thể tăng diện tích nông nghiệp mà phải tìm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và tăng nhập lượng, kỹ thuật để tăng thu trên cùng một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, các chương trình này cần đi vào chiều sâu và đầu tư một cách bền vững. Nếu không, người dân xem đây như là một nguồn trợ cấp, làm tăng tính ỷ lại vào nhà nước.

Trong thực tế, các dự án triển khai trên địa bàn từ nhiều nguồn vốn khác nhau và có một số hoạt động bị trùng lắp như đều hỗ trợ kỹ thuật canh tác sau đó là xây dựng một số mô hình canh tác, đầu tư cây giống. con giống, phân bón. Nếu các chương trình không phối hợp với nhau cùng với quản lý kém hiệu quả của chính quyền địa phương dẫn đến tình trạng nhiều hộ do có quan hệ tốt với chính quyền địa phương hoặc thôn trưởng sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn các hộ khác. Do vậy, các chương trình dự án cũng cần có sự liên kết khi thực hiện trên cùng một địa bàn và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch cũng như triển khai dự án nhằm triển khai đồng bộ và tối ưu hóa hiệu quả dự án và mang tính bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 73 - 77)