- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
4.1.1 Tài sản tự nhiên
a) Đất canh tác nông nghiệp
Người dân ba thôn có cuộc sống dựa vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên nên đất đai là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng đối với sinh kế và ổn định quyền sử dụng đất là yếu tố then chốt. Căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ đề tài tiến hành thống kê đất đai của các hộ theo các 11 nhóm, gồm: Đất vườn và đất ở; Ruộng lúa nước; Đất cây đa niên; Đất cây hàng năm; Đất nương rẫy sử dụng; Đất nương rẫy bỏ hóa; Đất được giao trồng rừng; Đất được khoán bảo vệ; Mặt nước; Đất chưa sử dụng và đất khác.
Các loại đất đó được theo hai nhóm: đất ở trong thôn và đất ở ngoài thôn. Đất ngoài thôn thường là những vùng đất mà tổ tiên của người K’ho đã sinh sống và canh tác trước đây. Khi nghiên cứu về lịch sử di cư của người K’ho đã thấy rõ nguồn gốc lịch sử của loại đất này.
Một vấn đề khác mà quá trình điều tra ghi nhận được liên quan đến đất ngoài thôn đó là đất được giao khoán quản lý bảo vệ rừng. Nhiều hộ được nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng tại vùng đất thuộc thôn khác hoặc xã khác đã vô tình gây nên sự mâu thuẫn giữa họ với người dân tại thôn, xã đó. Họ cũng thừa nhận việc nhận khoán bảo vệ rừng ở đất ngoài thôn làm họ thấy khó xử trong việc tham gia bảo vệ rừng.
Qua điều tra phỏng vấn đã cho thấy sự khác biệt về giữa ba thôn như trình bày ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Đất canh tác trong các thôn điều tra
Loại đất Diện tích (ha)
Bon Dơng I Bnor B Dankia Tổng 3 thôn
Trong
thôn Ng.
3
thôn Trong thôn ThônNg. Trong thôn thônNg. Trong thôn thônNg.
1. Đất vườn và đất ở 5,16 0 0 0 151,0 156,2 0
2. Ruộng lúa nước 0 3 0 0 0 3
3. Đất cây đa niên 14,3 8 107 0 61,0 57,4 182,3 65,4 4. Đất cây hàng năm 19,38 0 46,5 0 27,0 92,9 0 5. Đất nương rẫy sử dụng 0 0 0 100 0 100 6. Đất được khoán bảo vệ 0 698 0 1875,9 1159,8 0 3733,7 7. Đất chưa sử dụng 0 0 0 0 21,0 21,0 0
8. Đất khác 0 0 0 0 34,5 34,5 0
Tổng 38.84 709 153.5 1975.9 294.5 1217.2 486.9 3902.1
Nếu tính đất trong 3 thôn, thôn có đất nhiều nhất là Dankia (294,5 ha), tiếp đến là B’norB (153,5 ha) và thôn có đất ít nhất là Bon Dơng I (38,84 ha). Rõ ràng đất ngoài thôn chiếm một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với đất trong thôn ở tất cả các thôn. Điều này cho thấy đất ngoài thôn rất quan trọng đối với đời sống người dân và cũng gây nên áp lực rất lớn lên tài nguyên rừng.
Hình 4.1 Phân bố các loại đất nông nghiệp của ba thôn
Qua bảng 4.1.và hình 4.1, ta thấy rằng đất vườn và đất ở và đất trồng cây đa niên chiếm diện tích lớn nhất và nằm ở trong thôn. Ngược lại, đất nương rẫy đa phần ở ngoài thôn và thường là đất nông nghiệp nằm trên đất lâm nghiệp nên thường không có quyền sử dụng đất và người dân ngại đầu tư trên những diện tích này do họ mất quyền sở hữu nên họ chỉ trồng cây ngắn ngày như bắp, đậu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình.
Diện tích đất nương rẫy (đang sử dụng và bỏ hóa) của cộng đồng góp phần không nhỏ trong tổng quỹ đất của nông hộ nhưng đây thường là đất xa nhà. Các loại đất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm sinh kế và bảo tồn đời sống tâm linh của người dân địa phương. Tuy nhiên, có một số diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nên có các tác động bất lợi đến công tác quản lý bảo vệ rừng vì người dân thường hay mở rộng đất canh tác ở trên diện tích này.
lần lượt là thôn Đankia (1,1 ha/hộ), Bnơ B (0,75 ha/hộ) và Bon đơng 1 (0,56 ha/hộ). Điều đáng quan ngại ở đây là đất dành cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các thôn đã ổn định và gần như không có khả năng mở rộng, trong khi đó dân số tăng và việc tách hộ khẩu làm cho diện tích đất sản xuất trung bình của hộ giảm xuống theo thời gian cùng với việc mua bán, sang nhượng, cho thuê đất. Ngoài ra, cuộc sống của người dân gắn liền với cây cà phê nên khi thiếu đất sản xuất thì người dân lấn chiếm đất rừng để canh tác và loại đất này chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng đất nông nghiệp.
+ Quyền sử dụng đất:
Đất vườn và thổ cư phần lớn nằm trong khu vực hành chính của thôn nên hầu hết đã cấp sổ đỏ, các diện tích đất khác thì tùy theo hiện trạng và tùy từng thôn để chính quyền xã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đa phần đất cây đa niên (cà phê, hồng), đất cây hàng năm và các loại đất rẫy đều là đất truyền thống được cộng đồng sử dụng lâu đời mà chưa có sổ đỏ.
Quyền sở hữu đất đang diễn ra khá phức tạp tại khu vực nghiên cứu vì đất có thể sử dụng chính thức hoặc chỉ tạm thời do các nguyên nhân mua bán, cầm cố, cho thuê đất hoặc tự khai phá, lấn chiếm đất rừng. Qua khảo sát đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất thực tế. Một số hộ đã bán đất vì làm ăn không hiệu quả hoặc gặp các rủi ro, thiên tai. Tuy vậy, việc mua bán đất đai của người dân rất khó thống kê trên thực tế vì người dân có thể giao sổ đỏ cho người mua mà không cần sang tên; thêm vào đó một phần lớn diện tích đất, đặc biệt đất ở ngoài thôn thì đều chưa có sổ đỏ và việc chuyển nhượng đất của người dân đa phần chỉ thực hiện bằng hợp đồng viết tay hay chỉ nói miệng mà không cần phải qua chứng thực của cơ quan nhà nước và việc bán đất đã biến họ từ người chủ đất trở thành người làm thuê trên đất của mình.
Thảo luận:
- Đất là một loại tài sản-đứng trên góc độ sinh kế- để sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân phụ thuộc vào diện tích canh tác. Người dân đang đứng
trước thực trạng thiếu đất sản xuất và họ đang đối mặt với quyền sử dụng đất của họ chưa được xác lập.
- Phân tích cho thấy chính quyền địa phương cần có những chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu đất sản xuất bởi vì đa số hộ dân sống bằng sản xuất nông nghiệp và việc thiếu đất sản xuất sẽ dễ đẩy họ đến con đường phá rừng thông qua các hoạt động khai thác, buôn bán các sản phẩm từ rừng.
- Quy hoạch sử dụng đất phù hợp để tránh xung đột giữa bảo tồn và phát triển. Các dự án xây dựng thủy điện hay các dự án đầu tư phải có đánh giá tác động môi trường và tác động xã hội trước khi phê duyệt.
b) Nguồn nước
+ Nước sinh hoạt
Trước đây người dân sử dụng nước tự chảy qua đường ống được tài trợ bởi một dự án của Pháp dẫn từ núi Langbian. Tuy nhiên, do không được duy tu bảo dưỡng nên hệ thống này đã không còn sử dụng được nữa.
Hiện nay có 349 hộ trong ba thôn được tiếp cận nguồn nước sạch từ nhà máy. Một số hộ khác sử dụng nước từ giếng đào và nước mưa. Nước từ sông suối, ao hồ chỉ được dùng để tưới tiêu, không còn hộ gia đình nào sử dụng trong sinh hoạt nguồn nước này. Kết quả sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt được tổng hợp ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt
Nguồn nước Bon Dơng I Bnor B Dankia Bình quân Tỷ lệ
Số hộ sử dụng nước 203 163 192 186.0 100
Nước máy 193 76 80 116.3 62.54
Giếng khoan/đào 10 87 112 69.7 37.46
Nước mưa 0 163 0 54.3 29.21
c) Đất giao khoán quản lý bảo vệ rừng
Hoạt động lâm nghiệp chính của các hộ dân trong ba thôn là tham gia hợp đồng khoán bảo vệ rừng. Các đơn vị chủ rừng như VQG Bidoup-Núi Bà, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, Ban quản lý rừng Tà Nung đang thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ dân theo nhiều chương trình khác nhau như: Chương trình 661, chương trình 304, chương trình 30a, chương trình lâm nghiệp tỉnh…
Hiện tất cả các thôn đều tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. Chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã và đang mang lại hiệu quả quản lý tài nguyên và nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ dân trong thôn được thực hiện theo kế hoạch hàng năm của các đơn vị chủ rừng chứ không phải theo nhu cầu của người dân, do đó các hộ mới tách hộ khẩu đều không được nhận khoán. Bên cạnh đó thì do đơn giá của mỗi chương trình có khác nhau (chương trình 661 trả 200.000 đ/ha, PFES trả 350.000 đ/ha) mặc dù người dân phải quản lý bảo vệ rừng như nhau nên đã xảy ra thắc mắc trong dân. Các hộ dân kiến nghị nên tăng thêm diện tích giao khoán nhằm đảm bảo thu nhập cho họ. Hiện nay có trên 3.733 ha rừng được giao khoán bảo vệ cho 186 hộ như được trình bày ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng ở các thôn
Bon dơng 1 Bnor B Đan kia
Diện tích khoán bảo vệ rừng (ha) 698 1.875,9 1.159,8
Số hộ nhận khoán 34 98 54
Qua bảng 4.3, có thể thấy rằng Bnơ B là thôn được hưởng lợi nhiều nhất từ giao khoán quản lý bảo vệ rừng, nó cũng thể hiện thu nhập phụ thuộc vào rừng của cộng đồng tại đây.
Tuy nhiên, có một thực tế là diện tích rừng giao khoán cho người dân địa phương đôi khi không hợp lý vì người nhận khoán của thôn này lại phải quản lý rừng của thôn khác thậm chí ở các tiểu khu rừng của xã khác. Sử dụng sơ đồ phác thảo để thảo luận với người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và thấy rằng đất rừng được giao theo các hợp đồng giao khoán không dựa trên sự phân bố về không gian gắn với khu vực sinh sống của các cộng đồng khác nhau.
+ Thảo luận chung
Nằm trên địa bàn quản lý của VQG Bidoup Núi Bà, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim và Ban quản lý rừng Tà Nung nên khả năng tiếp cận tài sản tự nhiên về đất sản xuất cho người dân sẽ khó khăn, nếu không nói là không thực hiện được vì các qui định về quản lý bảo vệ rừng. Không những thiếu đất sản xuất, các hộ còn đối mặt với nguy cơ mất đất do bị thu hồi để làm dự án sản xuất nông lâm kết hợp hoặc nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái cũng làm cho người dân mất đất sản xuất. Mặc dù, khi thu hồi người dân được đền bù nhưng mức đền bù thường không thỏa đáng vì giá đền bù luôn thấp hơn giá thị trường. Vấn đề đặt ra là các diện tích đất mà người dân đang sản xuất bị thu hồi là nguồn sinh kế chính của họ mà việc đền bù bằng tiền sẽ không tạo ra được các nguồn sinh kế khác vốn đã rất hạn chế ở địa phương vì họ không có trình độ hay kỹ năng để chuyển sang nghề khác ngoài canh tác nông nghiệp.
Trong bối cảnh của các thôn được điều tra, người dân ít có khả năng lựa chọn sinh kế khác ngoài sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nhận đền bù tiền khai phá dùng tiền này để mua các tài sản không phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, nguy cơ mất an toàn lương thực và mất nguồn tạo thu nhập ổn định của cộng đồng là vấn đề cần phải giải quyết. Có nhiều chương trình hỗ trợ khuyến nông và các chương trình giảm nghèo của nhà nước đã phần nào phát huy hiệu quả nhưng không mang tính bền vững vì chỉ hỗ trợ gạo, phân bón, kỹ thuật canh tác mà không thể cấp đất mới
cho người dân canh tác vì vậy người hộ thiếu đất lại bán phân bón, cây con. Khi thiếu đất, họ thường gia tăng việc lấn chiếm đất rừng để canh tác mà theo các qui định về quản lý bảo vệ rừng thì đây là hoạt động trái pháp luật nên xảy ra xung đột giữa người dân và các chủ rừng. Đây cũng là mâu thuẫn cơ bản giữa bảo tồn và phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Giải pháp được cho là hữu hiệu khi có sự phối hợp giữa nhà nước và người dân trong việc gìn giữ đất sản xuất cho cộng đồng khi người dân nâng cao nhận thức và không bán hoặc cho thuê đất nông nghiệp kết hợp với việc chính quyền địa phương không cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp của người dân làm dự án. Khi giải quyết đồng bộ vấn đề này thì đồng nghĩa với việc người dân không bị mất đất sản xuất và sử dụng hiệu quả các chương trình hỗ trợ của nhà nước.
Bên cạnh đó, cần phải gia tăng hiệu quả sử dụng đất tăng thu nhập bằng cách tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất cây trồng và gia tăng các lợi ích gián tiếp từ rừng hơn là hướng sự chú ý của người dân vào các ngành sản xuất, vốn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến thị trường, phụ thuộc nhiều vào nhập lượng từ bên ngoài và có thể gây ra các tác động bất lợi đối với đa dạng sinh học. Các chương trình du lịch sinh thái hoặc phục hồi một số làng nghề thủ công như đan lát, làm rượu cần, dệt thổ cẩm, làm hàng thủ công mỹ nghệ (gùi, chiếu, cung, tên) để bán hàng lưu niệm cho du khách cũng là chương trình có tiềm năng mang lại hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn có thể bảo tồn được văn hóa bản địa. Tuy nhiên, cần có những dự án đầu tư lớn và lâu dài thì mới mang lại hiệu quả được vì hiện nay các dự án trên địa bàn là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, vốn ít và thời gian dự án ngắn nên không thể thay đổi được diện mạo kinh tế xã hội địa phương.
Chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã mang lại một số kết quả nhất định như:
- Thu hút người dân địa phương (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) vào QLBVR và làm nghề rừng bằng việc gắn quyền lợi của hộ gia đình và cả cộng đồng vào sự tăng trưởng, phát triển rừng.
- Tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân khi họ không phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và đây là nguồn thu nhập khá ổn định vì hàng năm mỗi hộ nhận khoán QLBVR theo chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể nhận đến 12 triệu đồng nên đủ tiền mua gạo cho cả năm.
- Tạo công bằng xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, từng bước giải quyết việc thiếu đất sản xuất bằng việc thực hiện giao khoán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
Tuy nhiên, các chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng khác nhau cần có sự phối hợp đồng bộ, triển khai kế hoạch giao khoán có sự tham gia của người dân và tuyên truyền sâu rộng đến người dân. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng và hỗ trợ đất sản xuất cho các gia đình mới tách hộ.