- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
3.3 SỰ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG
Với gần 30% số hộ nghèo (có thu nhập dưới 200.000 đồng/người/tháng) có nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Gia đình thường đông con, trình độ học vấn thấp nên khi thiếu ăn thì cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng thông qua việc khai thác gỗ, củi, nấm, hạt dẻ, dớn, lan, măng, rau rừng và đốt than. Trong đó được xếp quan trọng nhất là củi, kế đến là gỗ và thực phẩm như măng, rau rừng. Ngoài ra, họ còn săn bẫy chim thú để làm thực phẩm và bán lấy tiền [26].
Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp thì nguồn thu từ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Các hộ nhận khoán theo chương trình chi trả dich vụ môi trường với mức 350.000 đồng/ha/năm thì bình quân hàng quý có thể được nhận tới 10 triệu đồng. Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi trường thì hưởng theo chương trình 30A là chương trình theo Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”; trong đó tiền khoán quản lý bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm; hộ nghèo được
trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng. Tổng kinh phí chi trả cho người dân để quản lý bảo vệ rừng của VQG Bidoup Núi Bà lên đến hơn 10 tỉ trong năm 2011.
Nhận xét
Đề tài nhận ra rằng quản lý diện tích rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao và thực trạng kinh tế xã hội trong khu vực như đã nêu thì áp lực của cộng đồng lên tài nguyên rừng là rất lớn và lựa chọn phương án phát triển kinh tế xã hội nhưng không làm mất đi tính đa dạng sinh học và tài nguyên rừng là rất cần thiết.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN