ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 32 - 33)

- Điều tra ngoại nghiệp: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Ba thôn nghiên cứu nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương là nơi có tỉ lệ rừng che phủ lớn ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, có độ cao bình quân khoảng 1.500 m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi chia cắt bởi nhiều sông suối. Vùng này có khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 160C đến 200C. Đặc tính quan trọng nhất của chế độ nhiệt là biến động nhiệt giữa ngày và đêm lớn từ 6oC đến 13oC nên gây một số khó khăn cho các hoạt động nông nghiệp. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm. Mặc dù mùa khô khá dài nhưng tác động của hạn hán không đáng kể đối với sản xuất nông nghiệp vì mưa cũng thường xuất hiện rải rác trong mùa khô.

Hai nhóm đất chính là đất Feralit chiếm khoảng 78 % diện tích và nhóm đất đỏ vàng chiếm 18 %. Trong khi nhóm đầu có hiện trạng và tiềm năng cho phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nhóm sau phù hợp cho các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, cây ăn quả và rau màu. Đứng về góc độ phát triển nông nghiệp, do bị ảnh hưởng bởi địa hình dốc và bị chia cắt mạnh nên làm cho canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do xói mòn đất, khó cơ giới hóa và chi phí đầu tư cao.

VQG Bidoup Núi Bà có khí hậu giao thoa giữa vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng ven biển Nam Trung Bộ nên sở hữu các vùng sinh thái đa dạng với tính đa dạng sinh học cao. Các nhà khoa học đã ghi nhận 1.923 loài thực vật có mạch, trong đó 96 loài đặc hữu và 62 loài quý hiếm nằm trong danh lục của IUCN. Với 14 loài cây lá kim trên tổng số 20 loài có mặt ở Việt Nam, trong đó có những loài đặc hữu, quý hiếm như Thông hai lá dẹt, Thông năm lá đà lạt, Thông đỏ… Nơi đây cũng là vương quốc các loài lan Việt Nam với trên 297 loài mà du khách có thể bắt gặp nhiều loài nở hoa ở bất cứ mùa nào trong năm. Là nơi sinh sống của hơn 422 loài động vật có xương sống thuộc 98 họ, 30 bộ. Có 32 loài nằm trong sách đỏ

của IUCN. Nhiều loài quý, hiếm như cu li nhỏ, chà vá chân đen, vượn đen má vàng, gấu chó, gấu ngựa, báo lửa, sói lửa, bò tót, sơn dương…[26]. Với số lượng các loài đã được định danh cho thấy rằng VQG Bidoup Núi Bà có nhiều loài đặc hữu và là nơi cư ngụ của nhiều loài được liệt kê trong sách đỏ nên đây được xem là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phụ thuộc vào rừng và đề xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Bidoup Núi Bà (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w