Muốn hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục điều kiện cần là Công ty phải luôn có hàng hóa trong kho để cung cấp dịch vụ lắp đặt cũng như thương mại kịp thời về thời gian và đúng về phẩm chất cho khách hàng. Nhưng bên cạnh đó Công ty cần quản lý chặt chẽ khoản mục này nhằm hạn chế những thất thoát trong khâu dự trữ, giảm chi phí bảo quản, đảm bảo thu hồi lượng vốn ứ đọng trong khâu dự trữ. Để vừa đảm bảo được quá trình hoạt động của Công ty vừa không mất quá nhiều chi phí dự trữ thì Công ty cần:
Xác định thị hiếu của người tiêu dùng trong khoảng thời gian ngắn hạn để biết được nhu cầu chung của khách hàng kết hợp phân tích thị trường để biết được các chính sách của chính phủ trong thời gian tới. Từ đó biết được Công ty mình phải dự trữ bao nhiêu để đáp ứng cho khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ uy tín đối với nhà cung cấp để được cung cấp hàng liên tục, kịp thời
Công tác quản lý hàng tồn kho phải được nâng cao hơn vì trong năm 2013 Công ty có khoản phải thu khác do nhân viên làm mất hàng.
Những năm tới Công ty còn tham gia thêm vào lĩnh vực sản xuất ngoài 3 yếu tố trên thì đồi hỏi Công ty phải:
Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đầy đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất vì quá trình sản xuất là sự kết hợp giữa máy móc, nguyên liệu, con người, nếu một trong 3 yếu tối mà thiếu thì quá trình sản xuất sẽ bị dừng lại. Để đáp ứng nhu cầu cho chính Công ty thì Công ty cần phải đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế và tình hình dự trữ nguyên liệu, luôn phải kết hợp hài hòa.
Để có được nguyên liệu sản xuất liên tục Công ty phải xây dựng cho mình bản kế hoạch sản xuất nhằm xác định được đúng nhu cầu của Công ty
Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những tiêu chuẩn để giảm chi phí sản xuất, giảm lượng vốn lưu đông, hạ giá thành, tăng vòng quay vốn cho
Công ty. Vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào trong quá trình sản xuất luôn được tiến hành thường xuyên dựa trên khối lượng nguyên vật liệu được dùng để tạo ra một sản phẩm.