Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và thương mại hồng phát (Trang 62 - 80)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 là giai đoạn mà chịu sự tác động mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty, đặc biệt đối với một Công ty vẫn còn rất non trẻ như Hoàng Phát. Cùng với đó là sự ra nhập mạnh mẽ của các Công ty khác

53

cùng ngành sở hữu một lượng vốn hùng hậu, khiến cho Công ty phải tăng khả năng cạnh trạnh để có thể tồn tại. Nhưng với sự lỗ lực của ban quản lý cũng như các công nhân viên trong Công ty đã cố gắng để đạt được kết quả tốt trong việc sử dụng vốn có hiệu quả nhằm tránh lãng phí và lợi nhuận cao được thể hiện cụ thể như sau:

 Công ty đã có những biên pháp tích cực nhằm nâng cao các nguồn vốn ngắn hạn để làm tăng nguồn vốn kinh doanh của mình với chi phí thấp nhất có thể nhằm đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục vì lượng vốn chủ sở hữu của Công ty không quá nhiều. Công ty đã sử dụng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp để hình thành vốn trong kinh doanh, dựa trên quan hệ tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Điển hình trong 2 năm 2011 – 2012 khoản phải trả người bán không đổi nhưng sang đến năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng lên so với năm 2012 là 465.654.382VNĐ tương đương với 6.41%. Với lượng vốn chiếm dụng được từ nhà cung cấp khá cao Công ty có thể tận dụng được trong ngắn hạn mà chi phí bỏ ra rất nhỏ.

 Hàng tồn kho của Công ty qua các năm đều tăng dần cho thấy được rằng khả năng sẵn sàng cung cấp hàng hóa cho khách hàng, tiềm lực tài chính cũng như uy tín của Công ty tốt.

 Trong công tác tiêu thụ, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ sản phẩm như: chiết khấu thanh toán cho khách hàng trả tiền trước, chiết khấu thương mại cho khách hàng mua với số lượng lớn và cũng cho khách hàng mua chịu trong một khoảng thời gian mà Công ty đã quy định đối với tất cả khách hàng. Nhưng bên cạnh đó những khách hàng thân thiết và có uy tín đối Công ty thì Công cũng có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

 Lợi nhuận thuần qua các năm có nhiều biến động, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2011 cao nhất, doanh thu thuần lại thấp nhất mặc dù Công ty không có khoản giảm trừ doanh thu. Nhưng giá vốn trung bình trên 1 hàng hóa là cao chứng tỏ năm 2011 Công ty không để chênh lệch giũa giá bán và giá mua vào ở mức thấp. Sang đến năm 2012 – 2013 Công ty đã có những sự điều chỉnh để đạt được doanh thu thuần cao.

 Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trong cao trong tổng nguồn kinh doanh. Năm 2011 – 2013 vốn lưu động đều chiếm trên 80% tổng nguồn vốn. Có thể thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu không phụ thuộc vào khoản nợ vay và của nhà cung cấp. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trong lớn giúp cho Công ty có thể tự chủ trong tất cả hoạt động của Công ty.

Bên cạnh những kết quả đạt được qua các năm, Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ và tìm ra những nguyên nhân để khắc phục.

 Nhu cầu vốn lưu động của Công ty trong thời gian vừa qua xác định dựa trên số vòng quay vốn lưu động cho kết quả không sát với nhu cầu thực tế. Vì vậy, phương pháp này chưa mang lại hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động. Nguyên nhân do Công ty còn yếu trong việc lập kế hoạch tính toán nhu cầu cần thiết, chưa chú trọng việc sử dụng vốn hiệu quả và tiết kiệm mà chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng là lợi nhuận.

 Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính thấy rằng khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt vì trong năm 2013 chỉ tiêu này thấp hơn trung bình ngành rất nhiều đó là mối nguy hại, Công ty có thể mất khả năng thanh toán bất cứ lúc nào. Điều này càng thể hiện rõ khi khả năng thanh toán qua các năm giảm mạnh và đến năm 2013 chỉ đạt 0.32. Công ty chỉ còn 0.32 đồng tiền và tương đương tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh toán tốt nhất các khoản nợ thì chỉ tiều này phải lớn hơn hoặc bằng 1.

 Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty ngày càng giảm, Công ty khai thác nguồn tài sản để tạo thành doanh thu vẫn còn chưa hiệu quả. Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại tài sản ngắn hạn trong 3 năm đều chiếm trên 90%. Xét trên góc độ tổng quát nhất thấy Công ty chưa khai thác hết được tài sản ngắn hạn, tài sản ngắn hạn rất dễ bị biến đổi chỉ trong vòng 1 năm vậy Công ty cần có những biện pháp tích cực để đạt được hiệu qua trong việc khai thác và sử dụng tài sản.

 Khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty do đặc thù kinh doanh và chính sách tín dụng cho khách hàng cảu doanh nghiệp.Vòng quay hàng tồn kho ngày càng giảm và giảm mạnh nhất trong 2 năm 2012 – 2013 xuống chỉ còn 5,56 vòng, giảm 53,75 vòng. Khoản phải thu cũng tăng mạnh năm 2013 đạt 1.606.984.827VNĐ.

 Hàm lượng vốn lưu động tăng: Để tạo ra được một đồng doanh thu thì Công ty đòi hỏi một lượng vốn lưu động lớn hơn. Hàm lượng vốn này có xu hướng tăng dần qua các năm hay nói cách khác để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì qua các năm đòi hỏi 1 lượng lớn hơn năm trước.

 Công tác quản lý các khoản phải thu vẫn còn nhiều bất cập. Vốn đầu tư vào các khoản phải thu khách chiếm tỷ trọng quá lớn. Để tăng doanh số bán hàng, Công ty đã chấp nhận cho nhiều khách hàng mua chịu trong thời gian dài làm

55

vốn bị chiếm dụng gia tăng nhanh, Công ty không đủ sức để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nên sang năm 2013 Công ty phải vay thêm nguồn vốn ngắn hạn. Việc thu hồi tiền hàng chậm không những ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo mà còn gây khó khăn trong công tác dự đoán chính xác luồng tiền nhập quỹ dẫn đến Công ty không chủ động trong việc thanh toán. Vì vậy cần thặt chặt tín dụng hơn để đảm bảo thu được các khoản nợ từ phía khách hàng và Công ty không phải trích lập các quỹ dự phòng phải thu khó đòi.

Như vậy, mọi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu chung là lợi nhuận. Dưới sự chỉ đạo của ban quản trị Công ty, Công ty cũng có được những thành quả tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa khắc phục được. Trong khoản thời gian ngắn hạn Công ty cố gắng khắc phục để đạt được lợi nhuận cao hơn với chi phi nhỏ hơn.

Kết luận Chương 2

Chương 2 của khóa luận để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty trong việc sử dụng và quản lý vốn lưu động qua từng bộ phận chi tiết. Đặc biệt là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua các chỉ tiêu vòng quay, hệ số đảm nhiệm, sức sinh lời cùng với viêc xem khả năng sinh lời, vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu khách hàng, hiệu quả sử dụng các tài sản ngắn hạn. Từ đó đi sâu vào từng vấn đề và tiềm ra nguyên nhân cốt lõi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các năm tiếp theo của Công ty. Nếu thực hiện được những điều đó thì sẽ góp phần giúp Công ty huy động vốn dễ dàng ngày càng củng cố được vị trí của đơn vị trên thị trường. Tuy nhiên bên canh những chính sách chiến lược về cách sử dụng vốn lưu động chưa tốt thì Công ty cũng cần xây dựng thêm cả cách thức quản lý vốn cho công ty. Sự kết hợp giữa quản lý chặt chẽ và chiến lược vốn hiệu quả sẽ giúp cho Công ty hoạt động tốt hơn.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG PHÁT

3.1. Môi trường kinh doanh 3.1.1. Môi trường quốc tế 3.1.1. Môi trường quốc tế

Nền kinh tế sau những biến động lớn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế năm 2007 – 2009, bước sang năm 2012 – 2013 cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng, thì tình hình kinh tế nhìn chung đã có sự khởi sắc hơn rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất ổn vẫn chưa phục hồi kịp do dư âm của cuộc khủng hoảng quá lớn.

Do vẫn còn dư âm của cuộc khủng hoảng nên lĩnh vực đầu tư và xây lắp nhìn chung là không được đầu tư mà Chính phủ của các nước chủ yếu tập chung vào việc là phục hồi kinh tế giúp cho các hoạt động mua bán diễn ra sôi động trở lại. Người dân nói chung vẫn con rất e ngại trong việc có nên đầu hay không, chính điều này đã là một rào cản lớn trong việc giúp chính phủ phục hồi nền kinh tế. Không những chỉ e ngại trong việc đầu tư mà cả trong tiêu dùng, họ luôn có xu hướng là tiết kiệm để phòng chống rủi ro.

3.1.2. Môi trường trong nước

3.1.2.1. Năm 2011

Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư.

Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt các ngành, các cấp, địa phương và tập đoàn kinh tế cùng nhân dân cả nước trên tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

3.1.2.2. Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của

57

thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm.

Hệ thống ngân hàng thương mại từ quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính.

Từ quý II/2012 nền kinh tế nước ta thể hiện càng rõ nét đặc điểm của“một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu”. DN thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng không tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn; “sức khoẻ” của nền kinh tế suy giảm nặng; niềm tin thị trường giảm sút; DN thiếu phương hướng hoạt động. Một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng đã kéo dài cả năm 2012.

3.1.2.3. Năm 2013

Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :

 Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.

 Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.

 Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.

 Những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn.

Cộng với đó là, trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến thất thường, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam

3.2. Định hướng cho hoạt sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2014 – 2025 năm 2014 – 2025

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và đạt được lợi nhuận mong muốn cần bắt kịp với tốc độ phát triển, nhanh chóng nắm bắt được thị yếu của khách hàng trong từng thời kỳ tới. Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong thời gian tới với mục tiêu nâng cao doanh thu, mở rộng thị trưởng, giảm bớt các khoản phải thu, phải trả nhằm nâng cao lợi nhuận. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018, Công ty dự kiến phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm 12%– 15% so với năm trước, lợi nhuận tăng 20% - 25% mỗi năm, trong giai đoạn từ năm 2019 – 2015, Công ty dự kiến sẽ có doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm 16% - 20% so với năm trước, còn lợi nhuận tăng từ 26% - 30% mỗi năm.

Các mục tiêu phấn đấu hằng năm Công ty vẫn cố gắng để có thể đạt được nhưng khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài những lợi ích mà Công ty nhận được hàng năm thì Công ty phải đối mặt với không ít khó khăn, rủi ro tiềm ẩn. Nhờ những thế mạnh riêng của mình, Công ty luôn tin tưởng vào sự phát triển trong thời gian tới là:

 Về thị trường: Công ty tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm và bắt đầu tham gia đấu thầu các công trình xây dựng và hạng mục công trình, tập trung khai thác vào những thị trường miền Nam, miền Trung vì những vùng miền này đang được nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài nhắm đến nhằm đầu tư phát triển về lĩnh vực du lịch và cải thiện lại cơ sở hạ tầng.

 Về năng lực kinh doanh: Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng thì trường và

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và thương mại hồng phát (Trang 62 - 80)