Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của từng bộ phận cấu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và thương mại hồng phát (Trang 54 - 57)

thành VLĐ của Công ty

Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của từng bộ phận cấu thành VLĐ Chỉ tiêu Công thức Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 lệch 2011-Chênh

2012 Chênh lệch 2012 - 2013 Giá vốn hàng bán Vòng quay

hàng tồn kho Bình quân giá trị hàng tồn kho

Vòng 21,00 59,31 5,56 38,30 (53,75) 365

Thời gian luân chuyển

trung bình Vòng quay hàng tồn kho Ngày 17,38 6,15 65,69 (11,22) 59,54 Doanh thu thuần

Hệ số vòng quay các khoản phải thu Bình quân các khoản phải thu Vòng 5,37 4,18 3,16 (1,19) (1,02) 365 Thời gian thu nợ trung

bình Vòng quay các khoản phải thu Ngày 67,99 87.,36 115,46 19,37 28,11 (Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán )

45 Hàng tồn kho

Công ty CP Hoàng Phát chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị điện và đồ nội thất nhà ở, trường học ... với sự biến động mạnh của thị trường cũng làm ảnh hưởng tới mức tiêu thụ hàng hóa dẫn tới ảnh hưởng tới việc lưu kho của Công ty.

 Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Năm 2011 số vòng quay đạt 21 vòng như vậy trong 1 kỳ kinh doanh hàng tồn kho quay được số vòng 21 vòng. Năm 2012 chỉ tiêu này đã tăng lên thành 59,31, tăng 38,30 lần so với năm 2011. Số vòng tồn kho tăng là do giá vốn háng bán tăng lên trong kho khi hàng tồn kho bình quần giảm đi. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đã tăng lên do không phải đầu tư nhiều vốn vào hàng tồn kho, từ đó giảm được nhu cầu vốn lưu động, tăng tốc độ luân chuyển vốn, làm tăng khả năng thanh toán. Còn sang năm 2013 giảm xuống còn 5,56, giảm 53,75 lần do sự sụt giảm khá mạnh của giá vốn hàng bán (1.060.168.935VNĐ) trong khi đó thì hàng tồn kho Công ty lại dự trữ nhiều, trung bình tăng là 1.416.835.999VNĐ.

 Thời gian luân chuyển kho trung bình: là khoàng thời gian mà một vòng quay của hàng thực hiện xong. Năm 2011 số ngày để hàng tồn kho quay được một vòng cần mất khoản thời gian gần 17 ngày. Năm 2012 số ngày giảm xuống chỉ còn là 6 ngày còn sang năm 2013 số ngày đã tăng mạnh thành 66 ngày. Tỷ sô này tỷ nghịch với vòng quay hàng tồn kho, khi vòng quay hàng tồn kho tăng thì số ngày để thực hiện một vòng tồn kho sẽ giảm và ngược lại. Chỉ tiêu này thấp thì sẽ tốt cho cho doanh nghiệp vì hàng hóa được vận động liên tục không bị ứ động trong kho.

Nhận xét:

Số vòng quay của hàng tồn kho tỷ lệ nghịch thời gian luân chuyển trung bình. Tuy nhiên Công ty cần xem xét xem, tính toán lại mức dự trữ hàng tồn kho và các chi phí phát sinh đã hợp lý chưa. Vì dự trữ hàng hóa sẽ giúp Công ty chủ động trong việc cung cấp dich vụ lắp đặt và kinh doanh tránh được tình trạng dán đoạn do thiếu hàng hóa. Tuy nhiên nếu nhà cung cấp có thể cung cấp được kịp thời và liên tục Công ty không nên dự trữ ở mức cao như vậy sẽ là tăng chi phí của Công ty. Công ty cần tập trung vào tăng vòng lưu kho để làm giảm thời gian luân chuyển và không chỉ dừng lại ở việc mở rộng thì trường mà nên đa dạng hóa các hàng hóa cung cấp ra thị trương nhằm trách được rủi ro hay nói cách khác là Công ty nên áp dụng nguyên tắc “không bỏ trứng vào một giỏ”.

Khoản phải thu

Các doanh nghiệp luôn mong muốn bán hàng và nhận ngay tiền mặt, nhưng do áp lực canh tranh của thị trường doanh nghiệp phải sử dụng các biên pháp cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt đối với một doanh nghiệp còn non trẻ như Hoàng Phát. Cho khách hàng hưởng các chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán để Công ty có thêm khách hàng và thu được số nợ tối đa từ phía khách hàng.

 Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh số vòng quay mà Công ty chuyển từ khoản phải thu thành tiền mặt trong một chu kỳ kinh doanh. Có thể thấy trong 3 năm 2011 – 2013 chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ cụ thể trong năm 2011 số vòng quay đang đạt 5.37 nhưng sang đến năm 2012 giảm xuống còn 4,18, giảm 1,19 lần so với năm 2011 nguyên nhân do có sự sụt giảm của các khoản phải thu 839.603.384VNĐ kết hợp với sự giảm đi của doanh thu thuần 1.277.145.863VNĐ đã làm cho số vòng quay này giảm. Năm 2013 giảm xuống còn 3,16, giảm 1,02 so với năm 2012 do nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, để có được tốc độ tăng của doanh thu hàng năm Công ty đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng mại, đồng nghĩa với việc đó là tăng rủi ro, tăng chi phí vì tăng vốn đầu tư vào các khoản phải thu, thời gian thu tiền dài, phương thức thu tiết ít gắt gao hơn. Thêm vào đó thì làm phát tăng cao, giá cả biến động mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng. Thay vì mua những đơn đặt hàng nhỏ lẻ để tránh rủi ro thì khách hàng đã manh tay hơn trong việc mua số lượng lớn để được hưởng chiết khấu.

 Thời gian thu nợ trung bình: là khoản thời gian mà Công ty chuyển được từ các khoản nợ thành tiền mặt. Hay nói cách khác là khoảng thời gian trung bình mà khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty. Chỉ số này tỷ lệ nghịch với số vòng quay các khoản phải thu qua các năm 2011 – 2013. Năm 2011 thời gian thu nợ là 68 ngày, và tăng lên trong năm 2012 thành 87 ngày, trong năm 2013 đạt 115 ngày. Có thể thấy thời gian trung bình để Công ty thu được nợ càng dài như vậy khách hàng đang chiếm dụng vốn của Công ty trong một khoảng thời gian lớn.

Nhận Xét:

Doanh thu của bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tốt không đồng nghĩa với việc tình hình kết quả kinh doanh của Công ty tốt. Vì để thúc đẩy doanh số Công ty đã cở mở hơn trong chính sách tín dụng ở khâu bán hàng hay là chính là việc mà cho khách hàng chiếm dụng vốn. Và để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất Công ty

47

phải đi vay vốn làm phát sinh thêm khoản chi phí lãi vay hoặc đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, cắt giảm các khoản thưởng cho công nhân viên hàng tháng, quý, năm làm giảm uy tín của Công ty. Do vậy, Công ty cần có kế hoạch cụ thể kiểm soát và quản lý khoản tín dụng một cách hợp lý, tăng tốc độ thu hồi nợ để tăng vòng quay các khoản phải thu và giảm kỳ thu tiền trung bình xuống mức có thể , sử dụng chiết khấu thanh toán nhằm giảm các khoản phải thu, giảm tình trạng ứ đọng vốn, từ đó tăng nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Ngoài ra, nghiên cứu kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi ký kết hoặc sử dụng giá chiết khấu trong thanh toán nhằm làm giảm các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và thương mại hồng phát (Trang 54 - 57)