Tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và thương mại hồng phát (Trang 47 - 51)

Đối với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và thương mại vốn lưu động góp phần to lớn vào hiệu suất hoạt động của Công ty. Việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn lưu động được biểu hiện trước hết là ở tốc độ luân chuyển VLĐ. Việc nâng cao tốc độ luân chuyển VLĐ có tác động rất mạnh vì Công ty có thể luân chuyển được hàng hóa lớn hơn với một mức vốn lưu động như cũ hoặc thấp hơn. Như vậy để có thể xem Hoàng Phát đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả không thì chúng ta cùng phân tích bảng tốc độ luân chuyển của Công ty CP Hoàng Phát năm 2011- 2013.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013

CHỈ TIÊU Đơn

vị Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần(1) VNĐ 7.785.633.923 6.508.488.060 5.715.469.772 (1.277.145.863) (16,40) (793.018.288) (12,18) Lợi nhuận sau

thuế (2) VNĐ 6.147.345 13.927.816 10.306.664 7.780.471 126,57 (3.621.152) (26,00) Vốn lưu động bình quân (3) VNĐ 1.688.629.629 2.691.745.518 2.986.023.742 1.003.115.889 59,40 294.278.225 10,93 Vòng quay vốn lưuđộng(4)=(1)/(3) Vòng 4,61 2,42 1,91 (2,19) (47,56) (0,50) (20,84) Số ngày LC Ngày 71,19 150,95 190,67 71,79 90,67 39,74 26,32

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế Toán) Bảng 2.7.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công ty CP Hoàng Phát năm 2011 - 2013

39

Nhìn vào bảng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Hoàng Phát thấy rằng qua các năm tốc độ luân chuyển vốn của Công ty biến động mạnh và có xu hướng giảm dần. Số vòng quay vốn lưu động năm 2011 là 4,61 vòng thể hiện trong năm 2011 vốn lưu động đã quay được 4,61 vòng hay nói cách khác số vòng quay vốn lưu động này thể hiện kết quả cuối cùng của việc luân chuyển vốn lưu động để bảo đảm quá trình sản xuất - kinh doanh được liên tục mà Công ty đã cố gắng để thực hiện trong 1 năm. Sang năm 2012 chỉ tiêu này đã giảm xuống chỉ còn 2,42 vòng, giảm 2,19 vòng tương đương với 47,56%. Năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn là 1,19 vòng, giảm 0,5 vòng và tương đương 20,84% so với năm 2012. Như vậy có thể thấy trong 2 năm 2012 – 2013 tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân làm cho số vòng quay giảm đáng kể. Cụ thể như sau:

So sánh năm 2012 với năm 2011

 L = L1- L0 = 2,42-4,61= -2,19<0

 K = K1- K0 = 150,95-71,19=71,79>0 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

 L(VLĐbq) = 7.785.633.923×(1/2.691.745.518 – 1/1.688.629.629) =-1,72  K(VLĐbq) = 1/(7.785.633.923/360) × (2.691.745.518 - 1.688.629.629 ) = 47,56  L(M) = 6.508.488.060/2.691.745.518 - 6.508.488.060/1.688.629.629 = -0,47  K(M) = 2.691.745.518/(6.508.488.060/360) - 2.691.745.518/(7.785.633.923/360) = 24,23 Tổng hợp:  L(VLĐbq) +  L(M) = -1,72-0,47 = -2,19  K(VLĐbq) +  K(M) = 47,56 + 24,23 = 71,79 Nhận xét:

 Vốn lưu động bình quân năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên 1.003.115.889VNĐ trong điều kiện là doanh thu thuần giảm đã làm cho số lượng vòng quay vốn lưu đông giảm 2,19 vòng và số ngày mỗi vòng quay tăng 72 ngày/1 vòng. Xét trong điều kiện này, vốn lưu động đã có tác động tiêu cực đến tốc độ luân chuyển. Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là do chủ quan của doanh nghiệp từ việc tăng cường huy động vốn.

 Do doanh thu thuần về bán hàng năm 2012 giảm 1.277.145.863VNĐ so với năm 2011 trong điều kiện vốn lưu động bình quân không đổi đã làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,47 vòng, số ngày một vòng quay tăng 24

ngày. Trong điều kiện này, doanh thu thuần đã có tác động tiêu cực đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Doanh thu thuần thay đổi có thể do chủ quan doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc cũng có thể do nguyên nhân khách quan về nhu cầu thị trường.

So sánh năm 2012 – 2013

 L = L1- L0 = 1,91 - 2,42 = -0,5

 K= K1-K0 = 190,67 - 150,95 = 39,74 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

 L(VLĐbq) = 6.508.488.060 ×(1/2.986.023.742 – 1/2.691.745.518)= -0,24  K(VLĐbq) =1/(6.508.488.060 /360) × (2.986.023.742 - 2.691.745.518)=16,28  L(M) = 5.715.469.772 /2.986.023.742 - 6.508.488.060/2.691.745.518 = -0.26  K(M) = 2.986.023.742 /(5.715.469.772 /360)-(2.691.745.518/(6.508.488.060/360) = 23,06 Tổng hợp:  L(VLĐbq) +  L(M) = -0.24-0.26 =-0.5  K(VLĐbq) +  K(M) = 23,06 + 16,28 = 19,74 Nhận xét:

 Vốn lưu động bình quân năm 2013 cao hơn so với năm 2012 là 294.278.225VNĐ trong điều kiện doanh thu thuần không đổi đã làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm đi 0.5 vòng và số ngày luân chuyển tăng gần 40 ngày/1 vòng. Xét trong điều kiện này thấy rằng vốn lưu động đang có tác động tiêu cực tới tốc độ luân chuyển VLĐ.

 Doanh thu thuần năm 2013 giảm 793.018.288VNĐ so với năm 2012 trong điều kiện là tổng vốn lưu động không đổi. Sự giảm sút của doanh thu thuần đã làm cho vòng quay vốn lưu động giảm 0.26 vòng tương ứng với số ngày để vốn lưu động quay được một vòng tăng lên gần 23 ngày.

41

Hình 2.4.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công ty CP Hoàng Phát năm 2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét

Nhìn vào biểu đồ tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể nhìn thấy rõ hơn được sự biến động của vòng quay vốn lưu động và số ngày luân chuyển vốn. Qua đấy để thấy rằng tốc độ luân chuyển VLĐ càng ngày càng thấp vì vậy Công ty cần phải đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này tránh để tình trạng này kéo dài quá lâu Công ty sẽ không còn vốn để thực hiện hoạt động sản xuất, vốn nằm trong vòng quay quá lâu không thu hồi được để tái sản xuất.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và thương mại hồng phát (Trang 47 - 51)