Các biến số, chỉ tiêu/chỉ số và phương pháp thu thập

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ NHẰM GIẢM SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI (20102011) (Trang 48 - 162)

Ma trận dưới đây tóm tắt các biến số và chỉ tiêu/chỉ số nghiên cứu cho từng mục tiêu của đề tài.

2.2.3.1. Biến số và chỉ tiêu/chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1

Mô tả tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và kiến thức, thực hành về phòng chống SDD của bà mẹ tại 6 xã của huyện Sóc Sơn (2010).

Biến số Chỉ tiêu/chỉ số Phương pháp thu thập số liệu Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ SDD Nhẹ cân (CN/T<-2Zscore) Tỷ lệ SDD Thấp còi (CC/T<-2Zscore) Tỷ lệ SDD Gầy còm (CN/CC<-2Zscore) - Bộ câu hỏi KPC thiết kế sẵn - Nhân trắc dinh dưỡng: Cân và đo trẻ Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của mẹ

* Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng.

* Kiến thức dinh dưỡng của mẹ:

- Kiến thức về nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em của bà mẹ. Bộ câu hỏi KPC thiết kế sẵn. Bộ câu

- Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý của bà mẹ. - Về chế độ ăn uống của trẻ khi bị tiêu chảy của mẹ. - Về đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ của bà mẹ.

* Thực hành phòng chống SDD của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Thực hành NCBSM trong 3 ngày đầu của bà mẹ.

- Thực hành NCBSM của bà mẹ có con < 24 tháng tuổi. - Thực hành cho trẻ ăn bổ sung: thực hành cho trẻ ăn. thực phẩm giàu Protein trong bữa ăn bổ sung 24 giờ qua của trẻ 6-<24 tháng tuổi.

- Thực phẩm giàu Caroten được sử dụng trong bữa ăn bổ sung 24 giờ qua của trẻ 6-<24 tháng tuổi.

- Thực hành nuôi trẻ ăn bổ sung.

- Thực hành bổ sung viên sắt khi mang thai. - Thực hành uống bổ sung Can xi khi mang thai.

- Thực hành ăn bồi dưỡng thêm ngoài bữa ăn chính với gia đình trong khi mang thai.

- Thực hành vệ sinh cá nhân của bà mẹ.

- Thực hành chăm sóc trẻ bệnh của bà mẹ: Cho bú, cho uống, cho ăn khi trẻ bệnh.

* Phân loại kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Điểm trung bình về kiến thức và thực hành phòng chống SDD ở bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.

- Điểm trung bình kiến thức, thực hành đa dạng hoá

bữa ăn và chế biến thức ăn bổ sung hợp lý của bà mẹ.

hỏi bổ sung để cho điểm và xếp loại kiến thức, thực hành.

2.2.3.2. Biến số và chỉ tiêu/chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2

Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ tại 3 xã của huyện Sóc Sơn (2010 – 2011). Biến số Chỉ tiêu/chỉ số Phương pháp thu thập số liệu Thay đổi kiến thức, thực hành về phòng chống SDD của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi sau 12 tháng can thiệp

* Hiệu quả thay đổi kiến thức về phòng chống SDD

của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Tỷ lệ bà mẹ biết nguyên nhân gây SDD ở trẻ em trước

và sau can thiệp (%)

- Tỷ lệ bà mẹ biết chế độ ăn cho phụ nữ có thai trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ biết nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý (%). - Tỷ lệ bà mẹ biết chế độ ăn cho trẻ khi bị tiêu chảy trước và sau can thiệp (%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ bà mẹ biết tác dụng của một số loại rau, củ, quả trước và sau can thiệp (%).

* Hiệu quả thay đổi thực hành phòng chống SDD của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Tỷ lệ bà mẹ đã theo dõi các chỉ số đánh giá tình trạng

SDD trẻ em trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng chế độ ăn cho trẻ khi bị tiêu chảy trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ sử dụng một số loại rau, củ, quả trong bữa ăn chính của trẻ trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ thường xuyên sử dụng trứng gà, ngan, vịt

Bộ câu hỏi KPC thiết kế sẵn. Bộ câu hỏi bổ sung để cho điểm và xếp loại kiến thức, thực hành.

cho trẻ ăn trước và sau can thiệp.

- Tỷ lệ thay đổi thực hành vệ sinh cá nhân của bà mẹ. - Tỷ lệ thay đổi thực hành chăm sóc trẻ ốm của bà mẹ trước và sau can thiệp.

Thay đổi điểm kiến thức và thực hành phòng chống SDD của bà mẹ có con < 24 tháng tuổi

- Điểm trung bình kiến thức, thực hành các biện pháp phòng chống SDD cho trẻ ở bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.

- Điểm trung bình kiến thức, thực hành đa dạng hoá bữa ăn và chế biến thức ăn bổ sung hợp lý ở bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.

- Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp thật về kiến thức, thực hành các biện pháp phòng chống SDD ở bà mẹ có con dưới 24 tháng (%).

- Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp thật về kiến thức, thực hành đa dạng hoá bữa ăn ở bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi (%). Bộ câu hỏi bổ sung để cho điểm và xếp loại kiến thức, thực hành. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng dinh dưỡng trẻ em

* Hiệu quả can thiệp đến các chỉ số nhân trắc của trẻ:

- Hiệu quả thay đổi chỉ số cân nặng, chiều cao của 2 nhóm.

- Ảnh hưởng của can thiệp đến chỉ số WAZ trung bình. - Ảnh hưởng của can thiệp đến chỉ số HAZ trung bình.

- Ảnh hưởng của can thiệp đến chỉ số WHZ trung bình.

* Hiệu quả can thiệp theo giới tính của trẻ. * Hiệu quả can thiệp theo nhóm tuổi của trẻ.

* Hiệu quả can thiệp đến thay đổi tỷ lệ SDD các thể:

Chỉ số hiệu quả và Hiệu quả can thiệp thực đến SDD sau 12 tháng can thiệp.

Nhân trắc dinh

* Các câu hỏi bổ sung để cho điểm và xếp loại kiến thức và thực hành của bà mẹ về suy dinh dưỡng trẻ em

Các chỉ tiêu về kiến thức Các chỉ tiêu về thực hành

1. Bà mẹ nhận biết được con mình bị suy dinh dưỡng nhẹ cân/ thấp còi/ gầy còm 2. Bà mẹ nói được nguyên nhân của SDD là do ăn uống kém và nhiễm khuẩn 3. Bà mẹ biết được tác dụng của việc khám thai ít nhất 3 lần và tiêm phòng uốn ván

4. Bà mẹ biết được tác dụng của việc ăn uống nhiều và bổ hơn trong thai kỳ 5. Bà mẹ biết được tác dụng của bổ sung viên sắt/đa vi chất trong thai kỳ

6. Bà mẹ biết được giá trị của việc nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý

7. Bà mẹ biết thời điểm cho ăn bổ sung và hiểu bữa ăn bổ sung của trẻ cần đủ ca- lo và các chất dinh dưỡng

8. Bà mẹ biết tác dụng của việc bổ sung vi tamin A từ 6 tháng tuổi trở lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Bà mẹ biết tác dụng của tiêm chủng cơ bản phòng bệnh

10. Bà mẹ biết khi con bị tiêu chảy cần tiếp tục cho bú, cho ăn và bổ sung oresol/ nước đường muối.

1. Bà mẹ theo dõi được cân nặng và chiều cao, đối chiếu với bảng chuẩn nhận ra SDD nhẹ cân/thấp còi/gầy còm 2. Bà mẹ đã cố gắng cho con ăn uống tốt hơn và phòng bệnh cho con

3. Bà mẹ đã đi khám thai ít nhất 3 lần và tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván

4. Bà mẹ thực hiện ăn uống tốt hơn trong thai kỳ

5. Bà mẹ có uống viên sắt/đa vi chất trong thai kỳ

6. Bà mẹ cho con bú sớm, bú sữa non, bú mẹ hoàn toàn và cho bú kéo dài 7. Bà mẹ thực hiện bắt đầu cho con cho ăn bổ sung vào tháng thứ 6 và thực hiện chế biến thức ăn bổ sung theo hướng dẫn tô mầu bát bột

8. Bà mẹ có đưa con đi uống Vitamin A định kỳ khi trẻ được 6 tháng đến 36 tháng tuổi

9. Bà mẹ cho con tiêm chủng cơ bản đầy đủ.

10. Bà mẹ đã cho con tiếp tục bú mẹ, cho ăn và uống ORS khi bị tiêu chảy.

* Các câu hỏi đánh giá kiến thức và thực hành của bà mẹ về đa dạng

hóa bữa ăn

Các chỉ tiêu về kiến thức Các chỉ tiêu về thực hành

1. Bà mẹ biết trẻ cần được ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau

2. Bà mẹ biết được thức ăn nguồn động vật (thịt, trứng, cá, tôm, cua…) cung cấp nhiều chất đạm 3. Bà mẹ biết được phủ tạng (gan, tim, bồ dục), cá, trứng giầu vit A. 4. Bà mẹ biết được rau, quả có màu xanh sẫm cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng cho trẻ

5. Bà mẹ biết được rau, quả củ có màu vàng/đỏ cung cấp nhiều vitamin A (tiền tố),

6. Bà mẹ biết được dầu ăn/mỡ các loại cung cấp nhiều năng lượng 7. Bà mẹ biết được ở địa phương có sẵn nhiều TP có giá trị DD tốt (trứng, cá, tôm, cua, ốc, rau quả) 8. Bà mẹ biết trứng cung cấp nhiều đạm và vi chất

9. Bà mẹ biết được cách nuôi gà/ vịt/ngan lấy trứng

10. Bà mẹ biết được ích lợi và kỹ thuật trồng rau/quả trong vườn nhà.

1. Bà mẹ nấu bột/cháo/ bằng bột kép cùng các thực phẩm khác và dầu/ mỡ 2. Bà mẹ đã sử dụng ít nhất một loại thức ăn nguồn động vật để nấu bột/cháo/Bữa chính trẻ ăn

3. Thường mua tim, gan, bồ dục cho con ăn khi có điều kiện

4. Nấu bột/cháo/Bữa chính nào bà mẹ cũng cho trẻ ăn ít nhất một loại rau củ quả có màu xanh sẫm

5. Bà mẹ thường xuyên tô màu đĩa bột /cho ăn bữa ăn chính với ít nhất một loại rau, quả, củ có màu đỏ/vàng,

6. Bột/cháo/bữa chính nào bà mẹ cũng cho trẻ ăn ít nhất một loại dầu ăn/mỡ 7. Bà mẹ đã sử dụng các TP có sẵn tại địa phương

8. Bà mẹ đã thực hiện nuôi gà/ vịt /ngan để lấy trứng

9. Hàng tuần bà mẹ đã đưa trứng vào bữa ăn bổ sung /bữa ăn chính của con 10. Bà mẹ đã thực hiện trồng rau/quả trong vườn nhà để đưa vào bữa ăn cho trẻ và gia đình.

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu, đánh giá và nhận định kết quả

2.2.4.1. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu

* Đối với bà mẹ: để đánh giá kiến thức, thực hành về dinh dưỡng trước

và sau can thiệp: Phỏng vấn kết hợp quan sát dựa vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn để đánh giá về kiến thức và thực hành. Các cộng tác viên dinh dưỡng được phân công theo dõi giám sát các hoạt động chăm sóc trẻ tại nhà theo tỷ lệ 10 trẻ/ 1 CTV, cộng tác viên phân bổ thời gian hợp lý, sử dụng bảng hỏi và quan sát bà mẹ thực hành chăm sóc trẻ tại nhà, theo tần suất 2 lần / tháng. Sau mỗi lần quan sát bà mẹ, các cộng tác viên góp ý, tư vấn, hướng cho bà mẹ có các hành vi chăm sóc trẻ đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với trẻ em:

+ Thực hiện cân đo hàng tháng: Sử dụng cân, thước đo theo quy định của Viện dinh dưỡng, tiêu chuấn UNICEF, cân Nhơn Hòa 30 kg có rổ bắt vít (sai số cho phép 50g). Thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 24 tháng tuổi và thước đo chiều cao đứng cho trẻ sau 1 năm can thiệp > 24 tháng tuổi (sai số 01,-0,5cm). Cân và đo trẻ đều thực hiện 2 lần, nếu 2 lần cân đo khác nhau trên 200g hoặc 2 cm thì phải cân đo lần thứ 3.

+ Các số liệu được ghi chép vào phiếu theo dõi chiều cao và cân nặng của từng trẻ hàng tháng.

+ Mỗi cháu có một mã số riêng để có thể gắn thông tin của từng cháu với thông tin của bà mẹ.

2.2.4.2. Đánh giá kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ

Như đã trình bày ở trên, phương pháp điều tra KPC được sử dụng để đánh giá kiến thức, thực hành và tỷ lệ bao phủ dựa vào bộ câu hỏi gốc đã thiết kế sẵn kết hợp với các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trên trẻ dưới 24 tháng

tuổi [73],[79],[90]. Bộ câu hỏi KPC giúp chủ yếu thu thập được các thông tin

về nuôi con bằng sữa mẹ và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ. Bên cạnh bộ

cho điểm và xếp loại kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ, gồm: 10

câu hỏi kiến thức và 10 câu hỏi thực hành về suy dinh dưỡng trẻ em (nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống) và 10 câu hỏi về kiến thức và 10 câu hỏi thực hành đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ và gia đình.

Tổng số câu hỏi cho mỗi biến trên là 10. Trả lời đúng đáp án mỗi câu được 8 điểm (số điểm lần lượt với các câu 1, 2 đáp án là 8 và 4, và với câu 3 đáp án là 3; 2,5 và 2,5), tổng số điểm là 80 cho mỗi biến. Tính tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng các câu hỏi và xếp loại thành 4 nhóm để đánh giá điểm kiến thức và thực hành của bà mẹ trước và sau can thiệp, dựa vào thang điểm sau:

- Tổng số điểm chỉ đạt dưới/bằng 35 điểm: Xếp loại Yếu kém - Tổng số điểm đạt 36-50 điểm: Xếp loại Trung bình

- Tổng số điểm đạt 51-65 điểm: Xếp loại Khá - Tổng số điểm đạt 66-80 điểm: Xếp loại Tốt/giỏi

2.2.4.3. Đánh giá các chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng trẻ em (tăng trưởng vàtình trạng dinh dưỡng) tình trạng dinh dưỡng)

Đối chiếu cân nặng/chiều cao của trẻ với chuẩn WHO 2006 để đánh giá mức độ tăng trưởng theo Z-score.

Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào phương pháp của WHO và cân nặng chiều cao chuẩn của WHO 2006:

- Thiếu/nhẹ cân (Underweight):

Cân theo tuổi thấp W/A < -2Z-score so với Chuẩn WHO 2006.

- Thấp còi (Stunting):

Chiều cao theo tuổi thấp H/A < -2Z-score so với Chuẩn WHO 2006.

- Gầy còm (Wasting):

2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp

Hiệu quả can thiệp (H) thể hiện bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ) được tính bằng công thức [45]:

p1 – p2

H (CSHQ) = x 100 p1

Trong đó:

+ p1: là tỷ lệ trước can thiệp. + p2: là tỷ lệ sau can thiệp.

Trường hợp nghiên cứu thử nghiệm can thiệp,can thiệp cộng đồng trước sau có đối chứng như trong đề tài này, để tính toán hiệu quả can thiệp thực, đã sử dụng công thức:

H thực = H nhóm can thiệp - H nhóm đối chứng 2.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG

Tác giả luận án là nghiên cứu viên chính, thư ký của chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng của thành phố Hà Nội trực tiếp thiết kế đề cương, bộ công cụ, triển khai, giám sát, đánh giá các hoạt động can thiệp. Chương trình đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật của Viện dinh dưỡng (Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SDD trẻ em), sự nhất trí hỗ trợ của Sở Y tế, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội, UBND các xã để chỉ đạo mạng lưới y tế, cộng tác viên dinh dưỡng phối hợp với các ban ngành đoàn thể đặc biệt là hội phụ nữ triển khai các hoạt động nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động giáo dục truyền thông được tổ chức thực hiện dựa vào mạng lưới Y tế cơ sở, cộng tác viên dinh dưỡng, hội phụ nữ cơ sở, lấy hoạt động nhóm nhỏ nòng cốt, chủ yếu là các bà mẹ làm việc và thảo luận/chia sẻ với các bà mẹ. Các cộng tác viên được tập huấn lý thuyết và thực hành dinh dưỡng, thực hành chăm sóc trẻ ốm, kỹ năng tư vấn, kỹ năng làm việc nhóm…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ NHẰM GIẢM SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI (20102011) (Trang 48 - 162)