Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong thử nghiệm can thiệp cộng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ NHẰM GIẢM SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI (20102011) (Trang 43 - 48)

Đối tượng chính được xác định là bà mẹ nuôi trẻ dưới 24 tháng tuổi và trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Cỡ mẫu được tính theo công thức của WHO 1998:

___ ________ [ Z1-α/2√2pq + Z1-β√p1q1 + p2q2 ]2 N = ---

[p1 - p2]2

Trong đó:

+ n: Số bà mẹ nuôi trẻ duới 24 tháng tuổi cần chọn để can thiệp. + Z1-α/2: hệ số tin cậy, chọn α=5%, thì Z1-α/2 =1,96 và Z1-βvới β=10%. + p: tỷ lệ trung bình 2 quần thể nghiên cứu.

+ p1: Do chưa có nghiên cứu nào xác định rõ tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng hay những thói quên dinh dưỡng mong muốn, đề tài kỳ vọng sau can thiệp có khoảng gần một nửa số bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng tức là cho p1 = 0,45 (45%) và q1 sẽ = 1 - p1 = 0,55 (55%).

+ p2: Do không có can thiệp tỷ lệ bà mẹ nuôi con dưới 24 tháng tuổi có hiểu biết và hành vi về dinh dưỡng đúng ở các xã không can thiệp chắc chắn là sẽ rất thấp, đề tài ước lượng khoảng 30%, tức là cho p2 = 0,30 (30%), và q2 = 1 - p2 = 0,70 (70%).

Thay số vào, tính được n = 217.

Do đây là một nghiên cứu thử nghiệm can thiệp tại cộng đồng, tỷ lệ vắng mặt/ bỏ cuộc có thể cao hơn trong các thử nghiệm lâm sàng khác nên đề tài đã lấy thêm 20% đối tượng dự phòng là 43, cỡ mẫu trở thành: 217 + 43 = 260/ mỗi nhóm bà mẹ và như vậy cũng có 260 con của các bà mẹ trong mỗi nhóm được chọn.

* Cách chọn mẫu bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bà mẹ có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi có đủ điều kiện: không bị mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu.

- Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Tiêu chuẩn loại trừ

- Bà mẹ và trẻ không tham gia điều tra cắt ngang.

- Mẹ của những trẻ mắc các bệnh/dị tật bẩm sinh (thiểu năng não, sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…).

- Bà mẹ đang mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo. - Bà mẹ không đồng ý tham gia, hợp tác.

+ Cách chọn bà mẹ

Tại 3 xã can thiệp, chọn ngẫu nhiên hệ thống mỗi xã 120 bà mẹ đang nuôi trẻ dưới 24 tháng tuổi có đủ điều kiện nghiên cứu sao cho số bà mẹ được phân phối đồng đều theo lớp tuổi và giới của con. Trong trường hợp con của bà mẹ nào không đủ điều kiện nghiên cứu, đề tài đã thay thế bằng cách chọn các bà mẹ của trẻ dưới 24 tháng tuổi khác mà cả trẻ và mẹ đều đã tham gia điều tra cắt ngang và có đủ điều kiện nghiên cứu. Như vậy ở 3 xã can thiệp có 260 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi trong số 300 bà mẹ đã tham gia điều tra cắt ngang. Tương tự, ở 3 xã đối chứng chọn ngẫu nhiên hệ thống 260 bà mẹ đang nuôi trẻ dưới 24 tháng tuổi có đủ điều kiện nghiên cứu tại, sao cho tương đồng với các bà mẹ trong nhóm can thiệp về lớp tuổi và giới của con.

* Cách chọn mẫu trẻ em 0-< 24 tháng tuổi

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

- Trẻ em dưới 24 tháng đã tham gia điều tra cắt ngang;

- Trẻ em dưới 24 tháng tuổi không mắc các bệnh/dị tật bẩm sinh (thiểu năng não, sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…);

- Bà mẹ của trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

- Trẻ mắc các bệnh/dị tật bẩm sinh. - Bà mẹ không đồng ý tham gia, hợp tác

- Bà mẹ đang mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

+ Cách chọn trẻ:

Lấy tất cả 260 trẻ 0-<24 tháng tuổi của các bà mẹ có đủ điều kiện nghiên cứu đã được chọn vào từng nhóm nghiên cứu (can thiệp và đối chứng). Trong trường hợp trẻ không đủ điều kiện nghiên cứu, đề tài đã chọn thay thế bằng cặp mẹ con có đủ điều kiện nghiên cứu đã tham gia điều tra cắt ngang.

Sau khi được chọn, mẫu nghiên cứu trẻ 0-<24 tháng tuổi được phân bố như trong bảng sau:

Bảng 2.2. Phân bố mẫu nghiên cứu trẻ < 24 tháng tuổi trong nghiên cứu can thiệp tại 6 xã nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp tuổi Tại 3 xã chứng (n=260) Tại 3 xã can thiệp (n=260)

Nữ Nam Nữ Nam < 6 tháng 28 27 27 28 6 - <12 tháng 33 35 35 33 12 - <18 tháng 34 34 34 34 18 - <24 tháng 35 35 35 34 Tổng số 129 131 131 129

Chọn có chủ đích 6 xã có điều kiện tương đồng và chọn ngẫu nhiên hệ thống 600 cặp mẹ con trẻ 0-<24 tháng tuổi tại 6 xã này để đánh giá mô tả cắt ngang về:

- Tình trạng dinh dưỡng của con

- Các chỉ tiêu kiến thức và thực hành (KPC) dinh dưỡng và vệ sinh của bà mẹ - Điều tra xếp loại điểm kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ

Sơ đồ 2.1. Qui trình chọn mẫu, tổ chức nghiên cứu, theo dõi và giám sát Chọnngẫu nhiên hệ thống 260 cặp mẹ con trẻ 0-<24 tháng tuổi có đủ điều kiện làm nhóm đối chứng Chọn ngẫu nhiên hệ thống 260 cặp mẹ con trẻ 0-<24 tháng tuổi có đủ điều kiện làm nhóm can thiệp Tại T0

Phân tích số liệu riêng cho các cặp mẹ con được

chọn để có các chỉ tiêu trước can thiệp (T0) về:

- Cân nặng, chiều cao và tình trạng DD của con - Các chỉ tiêu KPC mẹ - Điểm kiến thức và thực hành dinh dưỡng của mẹ

Còn lại 250 bà mẹ và 255 trẻ đã

chọn có đủ điều kiện nghiên cứu

(10 bà mẹ và 5 trẻ vắng mặt)

Còn lại 250 bà mẹ và 252 trẻ đã

chọn có đủ điều kiện nghiên cứu

(10 bà mẹ và 8 trẻ vắng mặt)

Tại T6 và T12:

- Cân nặng, chiều cao và tình trạng DD của con - Các chỉ tiêu KPC mẹ - Điểm kiến thức và thực hành dinh dưỡng của mẹ

Chọn ngẫu nhiên 3 xã làm nhóm can thiệp Chọn ngẫu nhiên 3 xã làm nhóm đối chứng Tổ chức nghiên cứu can thiệp, theo dõi và giám sát liên tục

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ NHẰM GIẢM SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI (20102011) (Trang 43 - 48)