0
Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ NHẰM GIẢM SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI (20102011) (Trang 41 -162 )

2.2.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang

* Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trẻ em dưới 24 tháng tuổi

6 xã Xuân Thu, Mai Đình, Minh Trí, Tân Hưng, Tiên Dược và Minh Phú có điều kiện tương đồng đã được chọn có chủ đích để thực hiện dự án, nên toàn bộ số trẻ 0- <24 tháng tuổi ở 6 xã này là nền mẫu và cỡ mẫu cần thiết cho điều tra mô tả cắt ngang được tính theo công thức:

p (1 - p) n = Z 2 ) 2 / 1 (−α x DE d2 Trong đó:

n: Cỡ mẫu cần điều tra.

p: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi, theo kết quả điều tra năm 2007 của Sở Y tế Hà Nội tỷ lệ này tại huyện Sóc Sơn là 25% (Vũ Thị Thanh Hương và Phạm Văn Hoan) [31], p = 0,25 và q = 1 - p = 0,75.

d: Mức độ sai số chấp nhận được, chọn d = 0,05

z1- α/2: Hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α = 5% => z1- α/2= 1,96 DE : Hiệu lực thiết kế (design effect), lấy DE = 2.

Thay số vào công thức ta có: 0,25 (1 - 0,25)

n = (1,96)2 x 2 = 586 trẻ. 0,05 2

Lấy thêm 5% trẻ dự phòng (29 trẻ), tổng số trẻ cần điều tra là 615. Như vậy trong mỗi xã cỡ mẫu cần thiết tối thiểu là 103 trẻ.

Để mẫu nghiên cứu được phân phối đều cho các xã, do tổng số trẻ 0-<24 tháng tuổi tại mỗi xã kể cả xã có ít trẻ nhất (Minh Trí 216) cũng đều lớn hơn cỡ mẫu cần thiết cho mỗi xã, nên nghiên cứu đã quyết định lấy cowc mẫu ở mỗi xã là 103 trẻ.

Tại mỗi xã trẻ 0- < 24 tháng tuổi đã được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa vào khoảng cách mẫu k và danh sách toàn bộ trẻ 0-<24 tháng tại xã đó.

Công thức tính khoảng cách mẫu k như sau:

k = Tổng số trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 6 xã/số trẻ cần điều tra

Biết tổng số trẻ 0- <24 tháng tuổi tại 6 xã là 2.217, số trẻ cần nghiên cứu là 618, ta tính được khoảng cách mẫu k là: 2.217/618 = 3,58 làm tròn thành 4. Tại xã Xuân Thu, trong tổng số 436 trẻ của xã, dựa vào khoảng cách mẫu chung là 4, lấy một trẻ trong số 4 trẻ đầu tiên trong danh sách toàn bộ trẻ 0- < 24 tháng tuổi có đủ điều kiện nghiên cứu của xã sao cho số này nhỏ hơn k, lấy trẻ có số thứ tự là 2 làm trẻ đầu tiên tham gia nghiên cứu. Sau đó lấy lần lượt 2 + 4 = 6; 6 + 4 = 10, …, cho đến khi đủ cỡ mẫu cần thiết là 103. Bằng cách tương tự như vậy, ở các xã tiếp theo, lần lượt chọn được tại Mai Đình 103, … tại Minh Phú 103, và tổng số cỡ mẫu cần thiết đã chọn được là 6 xã x 103/xã = 618 trẻ 0- dưới 24 tháng tuổi.

* Cỡ mẫu và chọn mẫu bà mẹ có con duới 24 tháng tuổi

Chọn tất cả các bà mẹ của trẻ 0- <24 tháng tuổi đã được chọn trên để tiến hành phỏng vấn về kiến thức và thực hành dinh dưỡng. Trên thực tế, một mặt do có một số bà mẹ vắng nhà (đi làm vắng, trẻ được ông/bà đưa đến cân đo), mặt khác do phải loại bỏ những phiếu điều tra không thu thập đủ thông tin số liệu, nên cuối cùng đề tài đã chỉ chọn mỗi xã 100 mẫu phiếu phỏng vấn bà mẹ có đủ điều kiện nghiên cứu để đưa vào phân tích. Để số trẻ được phân bố đều cho 4 lớp tuổi (0 - < 6 tháng, 6 - < 12 tháng, 12 - < 18 tháng và 18 - < 24 tháng) đề tài đã chọn 25 cặp mẹ và trẻ/1 lớp tuổi * 4 lớp tuổi = 100 cặp mẹ và trẻ có đủ điều kiện nghiên cứu tại mỗi xã để tiến hành điều tra cắt ngang.

Như vậy, tổng số cặp mẹ con ban đầu tại 6 xã là: 6 xã x 100 = 600 cặp.

Bảng 2.1. Cỡ mẫu bà mẹ và trẻ < 24 tháng tuổi trong điều tra cắt ngang tại 6 xã nghiên cứu

Tên xã Số trẻ 0- <24 tháng tuổi

(mẫu được chọn/tổng số) Bà mẹ có con <24 tháng tuổi

Xuân Thu 103/436 100 Mai Đình 103/452 100 Minh Trí 103/216 100 Tân Hưng 103/291 100 Tiên Dược 103/450 100 Minh Phú 103/372 100 Tổng 618/2.217 600

2.2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong thử nghiệm can thiệp cộng đồng

Đối tượng chính được xác định là bà mẹ nuôi trẻ dưới 24 tháng tuổi và trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Cỡ mẫu được tính theo công thức của WHO 1998:

___ ________ [ Z1-α/2√2pq + Z1-β√p1q1 + p2q2 ]2 N = ---

[p1 - p2]2

Trong đó:

+ n: Số bà mẹ nuôi trẻ duới 24 tháng tuổi cần chọn để can thiệp. + Z1-α/2: hệ số tin cậy, chọn α=5%, thì Z1-α/2 =1,96 và Z1-βvới β=10%. + p: tỷ lệ trung bình 2 quần thể nghiên cứu.

+ p1: Do chưa có nghiên cứu nào xác định rõ tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng hay những thói quên dinh dưỡng mong muốn, đề tài kỳ vọng sau can thiệp có khoảng gần một nửa số bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng tức là cho p1 = 0,45 (45%) và q1 sẽ = 1 - p1 = 0,55 (55%).

+ p2: Do không có can thiệp tỷ lệ bà mẹ nuôi con dưới 24 tháng tuổi có hiểu biết và hành vi về dinh dưỡng đúng ở các xã không can thiệp chắc chắn là sẽ rất thấp, đề tài ước lượng khoảng 30%, tức là cho p2 = 0,30 (30%), và q2 = 1 - p2 = 0,70 (70%).

Thay số vào, tính được n = 217.

Do đây là một nghiên cứu thử nghiệm can thiệp tại cộng đồng, tỷ lệ vắng mặt/ bỏ cuộc có thể cao hơn trong các thử nghiệm lâm sàng khác nên đề tài đã lấy thêm 20% đối tượng dự phòng là 43, cỡ mẫu trở thành: 217 + 43 = 260/ mỗi nhóm bà mẹ và như vậy cũng có 260 con của các bà mẹ trong mỗi nhóm được chọn.

* Cách chọn mẫu bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bà mẹ có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi có đủ điều kiện: không bị mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu.

- Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Tiêu chuẩn loại trừ

- Bà mẹ và trẻ không tham gia điều tra cắt ngang.

- Mẹ của những trẻ mắc các bệnh/dị tật bẩm sinh (thiểu năng não, sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…).

- Bà mẹ đang mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo. - Bà mẹ không đồng ý tham gia, hợp tác.

+ Cách chọn bà mẹ

Tại 3 xã can thiệp, chọn ngẫu nhiên hệ thống mỗi xã 120 bà mẹ đang nuôi trẻ dưới 24 tháng tuổi có đủ điều kiện nghiên cứu sao cho số bà mẹ được phân phối đồng đều theo lớp tuổi và giới của con. Trong trường hợp con của bà mẹ nào không đủ điều kiện nghiên cứu, đề tài đã thay thế bằng cách chọn các bà mẹ của trẻ dưới 24 tháng tuổi khác mà cả trẻ và mẹ đều đã tham gia điều tra cắt ngang và có đủ điều kiện nghiên cứu. Như vậy ở 3 xã can thiệp có 260 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi trong số 300 bà mẹ đã tham gia điều tra cắt ngang. Tương tự, ở 3 xã đối chứng chọn ngẫu nhiên hệ thống 260 bà mẹ đang nuôi trẻ dưới 24 tháng tuổi có đủ điều kiện nghiên cứu tại, sao cho tương đồng với các bà mẹ trong nhóm can thiệp về lớp tuổi và giới của con.

* Cách chọn mẫu trẻ em 0-< 24 tháng tuổi

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

- Trẻ em dưới 24 tháng đã tham gia điều tra cắt ngang;

- Trẻ em dưới 24 tháng tuổi không mắc các bệnh/dị tật bẩm sinh (thiểu năng não, sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…);

- Bà mẹ của trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

- Trẻ mắc các bệnh/dị tật bẩm sinh. - Bà mẹ không đồng ý tham gia, hợp tác

- Bà mẹ đang mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

+ Cách chọn trẻ:

Lấy tất cả 260 trẻ 0-<24 tháng tuổi của các bà mẹ có đủ điều kiện nghiên cứu đã được chọn vào từng nhóm nghiên cứu (can thiệp và đối chứng). Trong trường hợp trẻ không đủ điều kiện nghiên cứu, đề tài đã chọn thay thế bằng cặp mẹ con có đủ điều kiện nghiên cứu đã tham gia điều tra cắt ngang.

Sau khi được chọn, mẫu nghiên cứu trẻ 0-<24 tháng tuổi được phân bố như trong bảng sau:

Bảng 2.2. Phân bố mẫu nghiên cứu trẻ < 24 tháng tuổi trong nghiên cứu can thiệp tại 6 xã nghiên cứu

Lớp tuổi Tại 3 xã chứng (n=260) Tại 3 xã can thiệp (n=260)

Nữ Nam Nữ Nam < 6 tháng 28 27 27 28 6 - <12 tháng 33 35 35 33 12 - <18 tháng 34 34 34 34 18 - <24 tháng 35 35 35 34 Tổng số 129 131 131 129

Chọn có chủ đích 6 xã có điều kiện tương đồng và chọn ngẫu nhiên hệ thống 600 cặp mẹ con trẻ 0-<24 tháng tuổi tại 6 xã này để đánh giá mô tả cắt ngang về:

- Tình trạng dinh dưỡng của con

- Các chỉ tiêu kiến thức và thực hành (KPC) dinh dưỡng và vệ sinh của bà mẹ - Điều tra xếp loại điểm kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ

Sơ đồ 2.1. Qui trình chọn mẫu, tổ chức nghiên cứu, theo dõi và giám sát Chọnngẫu nhiên hệ thống 260 cặp mẹ con trẻ 0-<24 tháng tuổi có đủ điều kiện làm nhóm đối chứng Chọn ngẫu nhiên hệ thống 260 cặp mẹ con trẻ 0-<24 tháng tuổi có đủ điều kiện làm nhóm can thiệp Tại T0

Phân tích số liệu riêng cho các cặp mẹ con được

chọn để có các chỉ tiêu trước can thiệp (T0) về:

- Cân nặng, chiều cao và tình trạng DD của con - Các chỉ tiêu KPC mẹ - Điểm kiến thức và thực hành dinh dưỡng của mẹ

Còn lại 250 bà mẹ và 255 trẻ đã

chọn có đủ điều kiện nghiên cứu

(10 bà mẹ và 5 trẻ vắng mặt)

Còn lại 250 bà mẹ và 252 trẻ đã

chọn có đủ điều kiện nghiên cứu

(10 bà mẹ và 8 trẻ vắng mặt)

Tại T6 và T12:

- Cân nặng, chiều cao và tình trạng DD của con - Các chỉ tiêu KPC mẹ - Điểm kiến thức và thực hành dinh dưỡng của mẹ

Chọn ngẫu nhiên 3 xã làm nhóm can thiệp Chọn ngẫu nhiên 3 xã làm nhóm đối chứng Tổ chức nghiên cứu can thiệp, theo dõi và giám sát liên tục

2.2.3. Các biến số, chỉ tiêu/chỉ số và phương pháp thu thập

Ma trận dưới đây tóm tắt các biến số và chỉ tiêu/chỉ số nghiên cứu cho từng mục tiêu của đề tài.

2.2.3.1. Biến số và chỉ tiêu/chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1

Mô tả tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và kiến thức, thực hành về phòng chống SDD của bà mẹ tại 6 xã của huyện Sóc Sơn (2010).

Biến số Chỉ tiêu/chỉ số Phương pháp thu thập số liệu Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ SDD Nhẹ cân (CN/T<-2Zscore) Tỷ lệ SDD Thấp còi (CC/T<-2Zscore) Tỷ lệ SDD Gầy còm (CN/CC<-2Zscore) - Bộ câu hỏi KPC thiết kế sẵn - Nhân trắc dinh dưỡng: Cân và đo trẻ Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của mẹ

* Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng.

* Kiến thức dinh dưỡng của mẹ:

- Kiến thức về nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em của bà mẹ. Bộ câu hỏi KPC thiết kế sẵn. Bộ câu

- Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý của bà mẹ. - Về chế độ ăn uống của trẻ khi bị tiêu chảy của mẹ. - Về đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ của bà mẹ.

* Thực hành phòng chống SDD của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Thực hành NCBSM trong 3 ngày đầu của bà mẹ.

- Thực hành NCBSM của bà mẹ có con < 24 tháng tuổi. - Thực hành cho trẻ ăn bổ sung: thực hành cho trẻ ăn. thực phẩm giàu Protein trong bữa ăn bổ sung 24 giờ qua của trẻ 6-<24 tháng tuổi.

- Thực phẩm giàu Caroten được sử dụng trong bữa ăn bổ sung 24 giờ qua của trẻ 6-<24 tháng tuổi.

- Thực hành nuôi trẻ ăn bổ sung.

- Thực hành bổ sung viên sắt khi mang thai. - Thực hành uống bổ sung Can xi khi mang thai.

- Thực hành ăn bồi dưỡng thêm ngoài bữa ăn chính với gia đình trong khi mang thai.

- Thực hành vệ sinh cá nhân của bà mẹ.

- Thực hành chăm sóc trẻ bệnh của bà mẹ: Cho bú, cho uống, cho ăn khi trẻ bệnh.

* Phân loại kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Điểm trung bình về kiến thức và thực hành phòng chống SDD ở bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi.

- Điểm trung bình kiến thức, thực hành đa dạng hoá

bữa ăn và chế biến thức ăn bổ sung hợp lý của bà mẹ.

hỏi bổ sung để cho điểm và xếp loại kiến thức, thực hành.

2.2.3.2. Biến số và chỉ tiêu/chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2

Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ tại 3 xã của huyện Sóc Sơn (2010 – 2011). Biến số Chỉ tiêu/chỉ số Phương pháp thu thập số liệu Thay đổi kiến thức, thực hành về phòng chống SDD của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi sau 12 tháng can thiệp

* Hiệu quả thay đổi kiến thức về phòng chống SDD

của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Tỷ lệ bà mẹ biết nguyên nhân gây SDD ở trẻ em trước

và sau can thiệp (%)

- Tỷ lệ bà mẹ biết chế độ ăn cho phụ nữ có thai trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ biết nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý (%). - Tỷ lệ bà mẹ biết chế độ ăn cho trẻ khi bị tiêu chảy trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ biết tác dụng của một số loại rau, củ, quả trước và sau can thiệp (%).

* Hiệu quả thay đổi thực hành phòng chống SDD của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi:

- Tỷ lệ bà mẹ đã theo dõi các chỉ số đánh giá tình trạng

SDD trẻ em trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng chế độ ăn cho trẻ khi bị tiêu chảy trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ sử dụng một số loại rau, củ, quả trong bữa ăn chính của trẻ trước và sau can thiệp (%).

- Tỷ lệ bà mẹ thường xuyên sử dụng trứng gà, ngan, vịt

Bộ câu hỏi KPC thiết kế sẵn. Bộ câu hỏi bổ sung để cho điểm và xếp loại kiến thức, thực hành.

cho trẻ ăn trước và sau can thiệp.

- Tỷ lệ thay đổi thực hành vệ sinh cá nhân của bà mẹ. - Tỷ lệ thay đổi thực hành chăm sóc trẻ ốm của bà mẹ trước và sau can thiệp.

Thay đổi điểm kiến thức và thực hành phòng chống SDD của bà mẹ có con < 24 tháng tuổi

- Điểm trung bình kiến thức, thực hành các biện pháp phòng chống SDD cho trẻ ở bà mẹ có con dưới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ NHẰM GIẢM SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI (20102011) (Trang 41 -162 )

×