3.1.3.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số
Tính đến 31/10/2011 dân số toàn huyện Vân Đồn là 41.519 người, trong đó: Nam:20694 người chiếm 51.16% tổng dân số.
Nữ: 20825 người chiếm 49.84% tống dân số.
Bao gồm 5 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn trong đó: - Dân tộc Kinh là 33.975 người chiếm 81.38%
- Dân tộc Dao: 1.279 người chiếm 3.08% - Dân tộc Tày: 1.265 người chiếm 3.05% - Dân tộc Sán Dìu: 4063 người chiếm 9.79% - Dân tộc Sán Chỉ: 937 người chiếm 2.26%
3.1.3.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
- Về giao thông : Giao thông vận tải đường bộ và đường thủy nội địa thông suốt, tuyến giao thông chính đường 334 dài 31 km từ Cửa Ông đến xã Vạn Yên đã được nâng cấp và trải nhựa, các tuyến đường ngoài đảo cũng được trải nhựa hoặc bê tông hoá. Toàn huyện có 25 phương tiện tàu chở khách tới các xã đảo, có 31 xe khách trong đó có 16 xe đi các tỉnh và 15 xe đi nội tỉnh [19]
- Về điện năng : Được sự quan tâm của tỉnh mạng lưới cấp điện đã được mở rộng đến các xã Đoàn Kết - Bình Dân - Đài Xuyên, các tuyến đảo đều có trạm phát điện DIEZEN và các máy phát điện nhỏ.
- Bưu chính viễn thông : Bưu chính viễn thông được đầu tư, mở rộng. Hiện nay huyện đã có một bưu cục trung tâm ở thị trấn Cái Rồng, bưu cục xã Quan Lạn, bưu cục xã Bình Dân và 10 điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Các bưu cục đã được đầu tư những thiết bị hiện đại, đa dịch vụ với 3 tổng đài có dung lượng 2.800 số. Hiện nay toàn huyện có 3.100 máy điện thoại cố định tỷ lệ 8 máy/100 dân.
- Thuỷ lợi : huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm có 28 hồ, đập với tổng dung tích 2.840 triệu m3
và kênh mương tưới tiêu để phục vụ cho sản xuất.
- Cấp thoát nước: Hiện nay huyện mới có một trạm cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt ở hồ Mắt Rồng (chủ yếu là lắng lọc cơ học ) cho các hộ dân cư khu vực thị trấn Hạ Long và Đông Xá.
* Ngành giáo dục
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở huyện Vân Đồn ngày càng phát triển đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 12/12 xã, thị trấn đạt phổ cập THCS. Chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên ngày được nâng cao. Toàn huyện có 34 trường học với 9.684 học sinh, cấp bậc học = 25% tổng dân số toàn huyện. Tổng số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm đạt từ 10 – 15% [19]
* Công tác y tế.
Thực hiện tốt chương trình mục tiêu y tế quốc gia nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, phòng chống có kết quả các bệnh dịch, số người mắc bệnh hàng năm giảm từ 10 - 20 % , bệnh dịch lớn đã được ngăn chặn, khống chế và đẩy lùi và thanh toán một số bệnh nguy nhiểm, y tế xã, thị trấn được củng cố và hoàn thiện. Hiện tại huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 120 giường bệnh, 1 Trung tâm y tế dự phòng và tất cả 12 xã, thị trấn đều có trạm y tế phục vụ nhu cầu sức khỏe cho bà con.
Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được triển khai sâu rộng khắp trên toàn huyện [19]
* Ngành văn hoá, thể thao.
Hoạt động văn hoá thể dục thể thao, phát thanh truyền hình luôn bám sát định hướng tư tưởng của Đảng gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá truyền thống của dân tộc và văn hoá địa phương.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng của huyện được phát triển rộng khắp, nhất là thôn trường học và cơ quan. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng làng văn hóa được coi trọng.
Đến nay toàn huyện có 80/80 thôn khu phố khai trương xây dựng làng văn hóa, có 58/80 thôn, khu xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có 6.520 gia đình được công nhận gia đình văn hóa cấp xã.
Công tác quản lý danh lam thắng cảnh luôn được coi trọng. Toàn huyện có 43 di tích, trong đó có 3 di tích được Bộ văn hóa - Thông tin xếp hạng công nhận di tích quốc gia [19]
* Dân số lao động.
Tính đến 30/10/2011 dân số toàn huyện Vân Đồn có 41.645 người trong đó: Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 74 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Cái Rồng 2148 người/km2. Xã có mật độ dân số thấp là xã Vạn Yên 13 người/km2
. Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 21.223 lao động. Trong đó: Nam 10.358 người chiếm 48,8% tổng số lao động. Nữ 10.865 người chiếm 51,2% tổng số lao động [19]
Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 92%, còn lại công chức nhà nước. Số lao động có trình độ đại học cao đẳng là 500 người. Trong những năm qua huyện thu hút 200 dự án tạo việc làm cho 2.000 lao động, cơ bản giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, hiện nay toàn huyện có khoảng 97% số lao động trong độ tuổi được tạo việc làm trong đó; công nghiệp và xây dựng chiếm 6,4%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 87%, thương mại dịch vụ 6,6%, tỉ lệ lao động ở độ tuổi thất nghiệp là 3%.
* Nhận xét chung về điều kiện kinh tế xã hội:
+ Thuận lợi:
Vân Đồn là một huyện đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long thơ mộng, bên cạnh vịnh Hạ Long đã được 2 lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Đây là hành lang pháp lý thuận lợi để du lịch Vân Đồn tạo thế đi lên trong tương lai không
xa chắc chắn huyện đảo Vân Đồn là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
+ Khó khăn:
Cơ cấu phát triển kinh tế địa phương phát triển chưa cân đối, chuyển dịch chậm.
Quy hoạch chi tiết chậm, quản lý đô thị chưa chặt chẽ, kết cấu hạ tầng yếu và thiếu chưa tạo được vóc dáng của đô thị hiện đại văn minh.
Cơ sở vật chất văn hoá, thể thao còn thiếu, nếp sống văn minh đô thị của một số bộ phận dân cư chưa được nâng lên.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế chưa tạo được bước đột phá để đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn.
Chưa khai thác được hết tiềm năng, trí tuệ, nguồn vốn, lao động trong dân, chưa có biện pháp tích cực để thu hút vốn và các nhà đầu tư vào huyện trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp- xây dựng-dịch vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển đô thị và văn hoá xã hội cho huyện.
Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy không lớn xong cũng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân trong huyện.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện Vân Đồn năm 2011