Kết quả chi tiết điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 74 - 100)

thường và hỗ trợ tại 02 dự án.

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chi tiết về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ của các hộ dân tại 2 dự án TT Chỉ tiêu Đơn vị Khu đô thị mới Đông Xá Hồ chứa nƣớc Cẩu Lẩu xã Ngọc Vừng 1

Số người có đất bị thu hồi được hỏi,

trong đó: Người 40 45

+ Số hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp Hộ 13 20

+ Số hộ bị thu hồi trên 70% đất NN0 Hộ 3 6

+ Số hộ bị thu hồi từ 50%-70% đất NN0 Hộ 6 11

+ Số hộ bị thu hồi dưới 50% đất NN0 Hộ 18 8

2 Tổng số nhân khẩu BAH do thu hồi Người 198 213

3 Tổng diện tích đất NN của các hộ trước khi thu hồi m2 177.875,4 142.520,18 4 Bình quân diện tích đất NN/hộ trước khi thu hồi m2 4.446,9 3.167,1 5 Tổng diện tích đất NN của các hộ bị thu hồi m2 118.321,3 91.284,5

6 Bình quân diện tích đất NN bị thu hồi/hộ m2 2.275,4 2.028,5

8 Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ Triệu đồng 36.835 27.307

(Nguồn: Tổng hợp từ phương án bồi thường GPMB từ 2 dự án) a) Dự án khu đô thị mới xã Đông Xá:

Kết quả tổng hợp chi tiết về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ 40 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án Khu đô thị mới xã Đông Xá cho thấy: Bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 4.446,9 m2, bình quân đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hồi là 2.275,4m2, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 11.099,3m2, hộ bị thu hồi ít đất nhất là 176,1m2

. Có tới 13/40 hộ dân (chiếm 32,50%) bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp; 3/40 hộ dân (chiếm 7,50%) bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp; 6/40 (chiếm 11,53%) hộ bị thu hồi từ 50-70% diện tích đất nông nghiệp và 18/40 hộ (chiếm 45,0%) còn dưới 50% diện tích đất nông nghiệp chưa bị thu hồi. Bình quân mỗi hộ được bồi thường 36.835 triệu đồng.

b) Dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu, xã Ngọc Vừng.

Qua bảng tổng hợp chi tiết về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ 45 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu xã Ngọc Vừng cho ta thấy: Bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 4.446,9m2, bình quân đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hồi là

2.275,4 m2, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 6.357m2, hộ bị thu hồi ít đất nhất là 1.027m2. Có tới 20/45 hộ dân (chiếm 44,44%) bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp; 6/45 hộ dân (chiếm 13,33%) bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp; 11/45 ( chiếm 24,44%) hộ bị thu hồi từ 50-70% diện tích đất nông nghiệp và 8/45 hộ (chiếm 17,78%) còn dưới 50% diện tích đất nông nghiệp chưa bị thu hồi. Bình quân mỗi hộ được bồi thường 27.307 triệu đồng.

Bảng 3.6: Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân Dự án khu đô thị mới xã Đông Xá

TT Chỉ tiêu

Số hộ Tiền bồi thƣờng hỗ trợ Tổng số

(hộ) Tỷ lệ % (Tr.đồng) Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số 40 100 1.473,41 100

1 Đầu tư SXKD dịch vụ phi nông nghiệp 7 17.50 98,65 6,70

3 Mua sắm đồ dùng 12 30,00 271,64 18,44

4 Tiết kiệm 8 20,00 160,35 10,88

5 Học hành 4 10,00 31,5 2,14

6 Khác 3 7,50 24,45 1,66

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2011)

Qua bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ các hộ sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào mục đích đầu tư SXKD, dịch vụ phi nông nghiệp, đầu tư cho con cái học hành là thấp. Chỉ có 4 hộ là đầu tư vào học hành với số tiền 31,5 triệu đầu tư chiếm 2,14% tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ. Chiếm tỷ lệ quá thấp trong tổng số tiền được bồi thường. Cũng có một số gia đình do chưa sử dụng đến số tiền được bồi thường nên đã gửi tiết kiểm để sử dụng trong tương lai.

Tuy nhiên việc sử dụng vốn bồi thường của các hộ dân ở dự án nêu trên cũng như tình trạng chung hiện nay các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử dụng đồng tiền được bồi thường không đúng mục đích. Với số tiền bồi thường từ 70 triệu đến 280 triệu đồng thì có thể để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề để ổn định cuộc sống nhưng đa số hộ nông dân khi nhận được tiền lại sử dụng vào các mục đích khác như: Đa số các hộ gia đinh (chủ yếu là các gia đình dân tộc thiểu số) khi nhận tiền bồi thường đều sử dụng vào mục đích sữa chữa nhà hoặc xây dựng mới, mua sắm tài sản nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi đầy đủ hơn. Việc sử dụng đồng tiền của các hộ sau khi được bồi thường cũng là một vấn đề tương đối nan giải, chính vì sử dụng không đúng mục đích đã dẫn đến nhiều hộ gia đình hiện nay chỉ làm đủ ăn không có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, cuộc sống không ổn định, thu nhập khồng đều và đây là nguy cơ tiềm ẩn của tệ nạn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu xã Ngọc Vừng.

Bảng 3.7: Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân Dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu xã Ngọc Vừng STT Chỉ tiêu Số hộ Tiền bồi thƣờng hỗ trợ Tổng số (hộ) Tỷ lệ % Tổng số (Tr.đồng) Tỷ lệ % Tổng số 45 100 1.228,84 100

2 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 6 13,33 263,65 21,46

3 Mua sắm đồ dùng 8 17,78 237,85 19,36

4 Tiết kiệm 5 11,11 137,69 11,20

5 Học hành 4 8,89 23,48 1,91

6 Khác 2 4,44 67,52 5,49

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2011)

Ngọc Vừng là 1 xã đảo, phần lớn người dân sống bằng nghề đánh bắt. Do vậy từ việc bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân đã biết chuyển đổi cơ cấu từ sản xuất nông nghiệp sang đánh bắt thủy, hải sản.

Qua bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ các hộ sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào mục đích đầu tư SXKD, dịch vụ phi nông nghiệp là rất cao. Trong tổng số 45 hộ được điều tra thì có tới 20 hộ (chiếm 40,58% ) đã biết mua trang thiết bị phục vụ cho nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Số hộ được điều tra đầu tư cho con cái học hành thì ngược lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Chỉ có 4 hộ (chiếm 8,89 % tổng số hộ được điều tra) là đầu tư vào học hành với số tiền 23,48 triệu đầu tư chiếm 1,91% tổng số tiền được bồi thường và hỗ trợ, chiếm tỷ lệ cũng rất thấp trong tổng số tiền được bồi thường.

So với dự án Khu đô thị mới xã Đông Xá thì việc sử dụng tiền đầu tư cho con cái ăn học là không có sự chênh lệch nhiều. Trái ngược với Dự án khu đô thị mới xã Đông Xá, dư án Hồ chứa nước Cầu Lầu các hộ gia đình bị thu hồi đất sau khi được đền bù việc sử dụng tiền vào xây dựng nhà mới là không có, nhưng có 1 số hộ dùng tiền để xửa chữa, nâng cấp nhà cửa cũng chiếm tỷ lệ cao (6 hộ dân chiếm 13,33%) với tổng số tiền là 263.65 triệu đồng chiếm 21,46% tổng số tiền bồi thường hỗ trơ.

3.5.2. Tác động đến một số chỉ tiêu cơ bản.

3.5.2.1 Tác động đến lao động và việc làm

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Do huyện không còn quỹ đất nông nghiệp dự

trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền, việc hỗ trợ cũng như vậy.

Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân

*) Dự án Khu đô thị mới xã Đông Xá:

Bảng 3.8: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất Dự án Khu đô thị mới xã Đông Xá

Chỉ tiêu điều tra Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

1. Số hộ điều tra 40 100 40 100

2. Số nhân khẩu 198 230

3. Số người trong độ tuổi lao động,

Trong đó: 169 85,35 222 96,52

+ Làm nông nghiệp 101 59,76 59 26,58

+ Làm việc trong các doanh nghiệp 12 7,10 40 18,02

+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ 9 5,33 39 17,57

+ Cán bộ, công chức 9 5,33 14 6,31

+ Làm nghề khác 22 13,02 44 19,82

+ Chưa có việc làm 16 9,47 26 11,71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Số người làm việc tại huyện V.Đồn 158 93,49 193 86,93

5. Số người làm việc ở nơi khác 11 6,51 29 13,07

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2011)

Số liệu tổng hợp ở Bảng trên có thể thấy số lao động làm nông nghiệp trước khi thu hồi đất còn rất cao, có tới 101 lao động chiếm 59,76 % và số các

hộ thu hồi đất đều là các hộ dân tộc thiểu số trên địa bản xã. Có một bộ phận nhỏ làm cán bộ, công chức nhà nước với 9 lao động chỉ chiếm 5,33%.

Sau thu hồi 1 năm do bị mất đất sản xuất nông nghiệp bà con đã chuyển dần sang ngành nghề khác chỉ còn 59 lao động còn 1 phần đất không bị thu hồi vẫn duy truy sản xuất nông nghiệp chiếm 26,58% tổng số lao động sau 1 năm bị thu hồi. Sau khi thu hồi đất số bà con nông dân đã tìm được 1 số ngành nghề khác như chuyển sang dịch vụ, buôn bán nhỏ tăng lên 17,57%, làm trong các doanh nghiệp tăng lên 18,02 %; tuy nhiên do dân trí thấp nên còn 1 số lao động đã không tìm được việc làm dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng tăng lên 10 lao động chiếm 11,71 % tổng số lao động sau 1 năm bị thu hồi đất. Việc lao động tại địa phương cũng được phần lớn người bao động bị ảnh hưởng chọn để tiện cho đi lại, chỉ có 29 lao động chiếm 13,07% làm tại các doanh nghiệp nằm ngoài Vân Đồn đó là trong các mỏ khai thác than ở Mông Dương, Cửa Ông, Cọc 6 thuộc TP Cẩm Phả.

*) Dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu xã Ngọc Vừng.

Bảng 3.9: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất Dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu xã Ngọc Vừng

Chỉ tiêu điều tra Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

1. Số hộ điều tra 45 45

2. Số nhân khẩu 213 237

3. Số người trong độ tuổi lao động,

Trong đó: 155 100 196 100

+ Làm nông nghiệp 85 58,84 40 20,41

+ Làm việc trong các doanh nghiệp 6 3,87 23 11,73

+ Cán bộ, công chức 4 2,58 8 4,08

+ Làm nghề khác 37 23,87 65 33,16

+ Chưa có việc làm 9 5,81 17 8,67

4. Số người làm việc tại huyện V.Đồn 148 95,48 174 88,78 5. Số người làm việc ở nơi khác 7 4,52 22 11,22

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2011)

Số liệu tổng hợp ở Bảng 3.9 có thể thấy số lao động làm nông nghiệp trước khi thu hồi còn rất cao chiếm có tới 85 lao động chiếm 58,84%, các hộ gia bị thu hồi đất chủ yếu là các gia đình thuần nông. Sau khi bị thu hồi đất canh tác do đặc thù địa phương là xã đảo nên việc chuyển đổi cơ cấu sang các ngành nghề khác tương đối thuận lợi như: Buôn bán nhỏ lẻ và đánh bắt thủy hải sản, một số hộ gia đình do diện tích thu hồi đất nông nghiệp không nhiều nên vẫn duy trì việc sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đã chuyển sang một số mô hình canh tác 1 số giống cây địa phương như: củ kiệu, khoai lang.... Do địa bàn là 1 xã đảo nên có các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy hải sản nên cũng có việc sau khi bị thu hồi đất việc các hộ gia đình bị ảnh hưởng chuyển sang làm cho các doanh nghiệp, nhưng số lượng không nhiều chỉ có 17 cá nhân trong tổng số 23 cá nhân sau khi bị thu hồi đất(chiếm 11,73%).

Về việc buôn bán nhỏ và làm dịch vụ thì chiếm tỷ lệ tương đối lơn tăng 21 người (chiếm 21,94% tổng số người trong độ tuổi lao động sau khi bị thu hồi đất).

Nhìn chung sau khi bị thu hồi đất số người bị ảnh hưởng có su hướng chuyển ra ngoài địa phương làm không nhiều, đa phần đã bám trụ lại địa phương để phát triển kinh tế sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Có tới 174 người làm tại địa phương (chiếm 88,78%) còn lại rất nhỏ đi tìm việc làm khác

tại các địa phương lân cận gồm 22 người chiếm tỷ lệ 11,22%.

Qua điều tra phỏng vấn cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp của 2 dự án có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất và điều này cũng cho thấy 1 phần trong tổng số các hộ dân bị thu hồi đất đã chủ động chuyển đổi nghề, tìm việc làm mới. Tuy nhiên 1 số hộ do thu động trong việc chuyển đổi nghề dẫn tới việc làm chưa ổn định, và đa số các hộ dân chưa có việc làm ổn định lại là những hộ gia đình trước khi bị thu hồi đất là các hộ thuần nông.

3.5.2.2 Tác động đến trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn.

Nghiên cứu kết quả điều tra về học vấn, giáo dục tỷ lệ cán bộ, công chức, tỷ lệ học sinh, sinh viên và tỷ lệ số người có trình độ trên phổ thông Trung học trước và sau thu hồi đất của 2 dự án.

*) Dự án khu đô thị mới xã Đông Xá.

Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục tại dự án xây dựng khu Đô thị mới xã Đông Xá

Chỉ tiêu điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣớc khi

thu hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 40 40 2. Số nhân khẩu 198 100 230 100 3. Số cán bộ, công chức 9 14,06 14 13,21

4. Số học sinh, sinh viên 3 4,69 9 8,49

5. Số người trong độ tuổi đi học

6. Số người trong độ tuổi đi học

nhưng không đến trường 3 4,69 0 0

7. Số người có trình độ trên PTTH 35 54,69 45 42,45

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2011)

Qua bảng 3.10 ta thấy số liệu trước khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất tỷ lệ số học sinh, sinh viên tăng từ 9 lên 14 người (tăng 3,8% so với lúc trước khi thu hồi đất). Số nhân khẩu trong độ tuổi đi học tăng tương đối lớn, tăng 24 nhân khẩu chiến tỷ lệ 35,85%; Về số lượng có trình độ trên PTTH tăng 6 người chiếm tỷ lệ 8,49%.

Cùng theo đó, tỷ lệ người nằm trong độ tuổi đi học cũng đã tăng đi rõ rệt, từ 14 người lên 38 người chiếm tỷ lệ 35,85%. Tuy nhiên về số lượng người trong độ tuổi đi học mà không đến trường đã không còn ai, qua việc vận động gia đình các em đã di học trở lại.

*) Dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu xã Ngọc Vừng

Bảng 3.11: Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục tại dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu xã Ngọc Vừng

Chỉ tiêu điều tra

Trƣớc khi

thu hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 45 100 45 100 2. Số nhân khẩu 213 100 237 100 3. Số cán bộ, công chức 4 6,78 8 9,64

5. Số người trong độ tuổi đi học

(từ mẫu giáo đến PTTH) 26 44,07 35 42,17

6. Số người trong độ tuổi đi học

nhưng không đến trường 6 10,17 2 2,41

7. Số người có trình độ trên PTTH 19 32,20 26 31,33

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2011)

Từ bảng 3.11 cho ta thấy: Từ khi bắt đầu thu hồi đất người dân đã có

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 74 - 100)