Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 94 - 100)

- Đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần có quy định, bắt buộc: + Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc;

+ Cần quy định thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải.

+ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp...

- Đối với nguồn lao động trẻ, chính quyền địa phương và chủ đầu tư vận động, đưa ra các giải pháp hợp lý sử dụng một phần diện tích đền bù cho đào tạo nghề bắt buộc, đồng thời có cơ chế buộc các Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuyển dụng lực lượng lao động thanh niên được đào tạo vào làm việc.

- Chính quyền địa phương, chủ đầu tư chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù để đầu tư cho công ăn, việc làm có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của tỉnh tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB được thực hiện đúng tiến độ.

- Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải nghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện. Khi chi trả cho dân, chính quyền các địa phương cần chú ý hướng dẫn người dân trong việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả số tiền được bồi thường hỗ trợ.

- Địa phương cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trước hết cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Cần nắm rõ thực trạng tình hình lao động, việc làm ở những khu vực đất ở bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ở địa phương mình. Mỗi địa phương cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn cho đến năm 2020 để chủ động trong việc bố trí việc làm cho người dân bị thu hồi đất; mỗi địa phương cần quy hoạch khu công nghiệp làng nghề nằm trong các khu vực không ảnh hưởng đến việc canh tác đất nông nghiệp.

- Các cơ quan nhà nước địa phương phải trực tiếp thu hồi đất, không để tình trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với dân; cùng một địa bàn, có dự án trả giá đền bù cao, có dự án trả đền bù thấp, điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, mất ổn định xã hội...

- Lựa chọn những cán bộ đủ phẩm chất đạo đức để thi hành công vụ, giáo dục tinh thần trách nhiệm của người cán bộ trong việc đảm bảo việc làm, đời sống cho người dân có đất sản xuất bị thu hồi đất...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài "Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh" Chúng tôi rút ra các kết luận sau:

* Về đời sống, việc làm của người dân được phản ánh bằng các số liệu sau:

+ Dự án Khu đô thị mới xã Đông Xá:

Trước khi thu hồi đất: Trong 169 người dân được điều tra đang trong độ tuổi lao động (chiến tỷ lệ 85,35% tổng số nhân khẩu) có 131 người có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ 77,51%), 16 người không có việc làm (chiếm tỷ lệ 9,47%), 22 người không có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ 13,02%)

Sau khi thu hồi đất: Trong 222 người dân được điều tra trong độ tuổi lao động có 152 người có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ 68,47%), 26 người không có việc làm (chiếm tỷ lệ 11,71%), 44 người người không có việc làm ổn định(chiếm tỷ lệ 19,82%)

Kết quả đó dẫn đến: Trong 40 hộ điều tra trong đó có 30 hộ có thu nhập khá hơn (chiếm tỷ lệ 75%); 8 hộ có thu nhập như cũ(chiếm tỷ lệ 20%), 2 hộ có thu nhập kém hơn(chiếm tỷ lệ 5%)

+ Dự án Hồ chứa nước Cầu Lẩu, xã Ngọc Vừng:

Trước khi thu hồi đất: Trong 155 người dân được điều tra đang trong độ tuổi lao động (chiến tỷ lệ 80,48% tổng số nhân khẩu) có 109 người có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ 70,32%), 9 người không có việc làm (chiếm tỷ lệ 5,81%), 37 người không có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ 23,87%)

Sau khi thu hồi đất: Trong 196 người dân được điều tra trong độ tuổi lao động động (chiến tỷ lệ 82,70% tổng số nhân khẩu) có 114 người có việc làm ổn định (chiếm tỷ lệ 58,16%), 17 người không có việc làm (chiếm tỷ lệ 8,67%),

65 người người không có việc làm ổn định(chiếm tỷ lệ 33,16%)

Kết quả đó dẫn đến: Trong 45 hộ điều tra trong đó có 36 hộ có thu nhập khá hơn (chiếm tỷ lệ 80 %); 6 hộ có thu nhập như cũ (chiếm tỷ lệ13,33%), 3 hộ có thu nhập kém hơn(chiếm tỷ lệ 6,67%)

* Về thực hiện chính sách bồi thường GPMB

Nhìn chung việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tại hai dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, về cơ bản là tốt (đảm bảo đúng tinh thần Nghị định số 22/NĐ-CP của Chính Phủ về đối tượng, giá bồi thường, phương pháp tổ chức thực hiện). Vì vậy, đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch đề ra

- UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về bồi thường GPMB trên địa bàn.

- Giá bồi thường đất nông nghiệp, đất ở còn thấp chưa phù hợp với khả năng sinh lợi của đất, là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong công tác bồi thường GPMB tại địa phương.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu là bằng tiền và trả trực tiếp cho người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai còn chưa thường xuyên, đồng bộ, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức.

* Tác động của việc GPMB đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất:

- Việc thu hồi đất cùng với chính sách bồi thường hỗ trợ bằng tiền mặt đã tác động rất lớn đến cơ cấu lao động

- Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã tác động làm tăng trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn của người dân.

- Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có tác động làm gia tăng các tài sản có giá trị của các hộ dân.

- Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có tác động làm tăng thu nhập của người dân, song đó là sự biến động tăng không bền vững.

- Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã tác động tích cực tới việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân Huyện.

- Việc phát triển hạ tầng, đô thị cùng với chính sách bồi thường hỗ trợ bằng tiền khi Nhà nước thu hồi đất cũng đã góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội tại địa phương, làm thay đổi môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của các hộ dân.

2. Kiến nghị

Để đảm bảo tốt hơn nữa trong việc thực hiện các dự án tiếp theo, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

- Điều chỉnh đơn giá đất nông nghiệp tại các địa phương cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất và đảm bảo sát với giá chuyển nhượng trên thị trường.

- Tuyên truyền, phổ biến Pháp luật đất đai nói chung về lĩnh vực bồi thường nói riêng hơn nữa đến từng người dân để họ hiểu và chấp hành.

- Tạo điều kiện cho các hộ gia đình (nhất là các hộ có đất bị thu hồi) phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp.

- Yêu cầu các chủ đầu tư cam kết về bảo vệ môi trường, xây dựng các công trình công cộng trong quá trình thi công sau này, đảm bảo tính bền vững, củng cố lòng tin của người dân trong các dự án tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu tiếng việt

1. Hoàng Thị Anh (2008), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi, thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất trong một số dự án thuộc địa bàn huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

2. Bộ Tài Chính, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/10/2004 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường 27/02/2007, Hà Nội

4. Phan Văn Hoàng (2009), "Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An". Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Châu Thị Phương Nhã - 2008 “Tìm hiểu việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng nhà mấy đóng tàu Thịnh Long- huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”

6. Chính phủ, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

7. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/10/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

8. Ngân hàng phát triển Châu Á (2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo

9. Ngân hàng phát triển Châu Á (2006), Cẩm nang về Tái định cư

(Hướng dẫn thực hành Nghị định 69 NĐ/CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ Về việc Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010)

10. Những điều cần biết về giá đất, bồi thường hỗ trợ thu hồi đất (2005), NXB Tư Pháp

11. Quốc hội, Luật đất đai (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 12. Quốc hội, Luật đất đai (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Quốc hội, Luật đất đai (2003), NXB Bản đồ, Hà Nội.

14. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (1998), NXB Bản đồ, Hà Nội

15. Quốc hội, Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (2001), NXB Bản đồ, Hà Nội

16. Quyết định 4505 QĐ/UB ngày 05/10/2011 của Tỉnh Quảng Ninh: Quy định hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

17. Quyết định 499 QĐ/UB ngày 11/02/2010 của Tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định 1748/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 quy định kèm theo Quyết định 499/2010

18. Trung tâm phát triển quỹ đất (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác bồi thường GPMB từ năm 2006-2010 trên địa bàn huyện Vân Đồn

19. UBND huyện Vân Đồn (2010), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện năm 2010; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2011

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)