Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 58)

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn năm 2010 và định hướng cho các năm tiếp theo cho thấy Vân Đồn có bước tăng trưởng khá

tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,8%/năm. Trong đó tăng trưởng các khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 8.01%, công nghiệp xây dựng đạt 15,05 %, thương mại địch vụ đạt 20 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 10,5 triệu đồng đến năm 2011 đạt 16,45 triệu đồng, tăng bình quân 9,72 % ()

b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.

c.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. * Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Trong những năm qua (2006 -2011) tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực nông lâm ngư nghiệp đặt 8,01%. Giá trị sản xuất tăng dần qua các năm.

- Về sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2011 đạt 6,2 %. Trong nông nghiệp, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất gắn liền với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt giá trị cao trên 1 đơn vị diện tích. Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 là 1568,50 ha, trong đó diện tích trồng lúa 941,0 ha, diện tích trồng ngô 91,1 ha, như vậy cần đẩy mạnh đưa giống có năng suất cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đầu tư thâm canh. Tổng sản lượng lương thực năm 2006 đạt 3.034,5 tấn đến năm 2011 tăng lên 3.325,2 tấn.

- Về sản xuất lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp có xu hướng chuyển biến tích cực về tổ chức quản lý và cải tạo vốn phát triển rừng, hạn chế việc khai thác lấy gỗ, lấy khâu bảo vệ và trồng rừng làm trọng tâm.

- Về thuỷ sản: Vân Đồn là huyện đảo nên ngư nghiệp là ngành truyền thống chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung ở các xã ven biển với tổng diện tích là 1993,0 ha, trong đó nuôi tôm 388,0 ha, nuôi nhuyễn thể 840,0 ha, nuôi hải sản khác 765,0 ha, nuôi cá lồng bè 4.328 ô lồng.

* Khu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm qua huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-

TTCN) chủ yếu của địa phương giá trị sản xuất ước thực hiện là 18 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch năm, chế biến nước mắm đạt 750m3. Toàn huyện có 7 ngành nghề, 26 đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: chế biến chè Vân, làm hương, sửa chữa cơ khí, đóng sửa chữa tàu thuyền. Cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn giản đơn, gồm khai thác than, vật liệu xây dựng(chiếm 67% giá trị sản lượng). Chế biến nông - lâm nghiệp và hải sản 15,2%, tiểu thủ công nghiệp khác 17,8%. Đặc biệt là công ty cát Văn Hải đã phát huy được năng lực sản xuất, mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất áp dụng cơ khí hóa trong sản xuất và khai thác vận chuyển, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng đầu tư, doanh thu hang năm của công ty đạt trên 35 tỷ đông, thu nhập bình quân 2triệu động/người/tháng.

* Khu vực kinh tế dịch vụ, du lịch.

Trong những năm qua hệ thống thương mại, dịch vụ có bước chuyển biến tích cực, dịch vụ từng bước phát triển, gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. Gần đây mạng lưới dịch vụ thương mại tư nhân phát triển nhanh chóng, phục vụ kịp thời nhau cầu phát triển của nhân dân. Đến nay huyện đã có 70 doanh nghiệp tham gia hoạt động với số vốn đăng ký 3.256 tỷ đồng, ngoài ra còn 25 HTX và hơn ngàn hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 58)