Chức năng nhiệm vụ của Công ty Viễn thông

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 46 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Viễn thông

* Công ty Viễn thông:

- Tổ chức các hoạt động về xây lắp, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác mạng viễn thông; đề xuất các phương án hoàn thiện và phát triển mạng viễn thông trên phạm vi toàn Tỉnh.

- Tổ chức xây lắp, quản lý vận hành, bảo dưỡng, khai thác mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, kinh doanh và đảm bảo chất lượng các dịch vụ viễn thông đến tận khách hàng trong phạm vi toàn tỉnh thông qua các Bưu điện Huyện.

- Phối hợp với Bưu điện Huyện trong việc đáp ứng các yêu cầu thông tin đột xuất theo chức năng, nhiệm vụ được giao và sự chỉ đạo của Bưu điện Tỉnh.

- Có trách nhiệm chăm sóc khách hàng và phối họp với Bưu điện huyện trong việc giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về chất lượng các dịch vụ viễn thông.

- Cung cấp số liệu về mạng viễn thông kịp thời để Bưu điện Huyện thực hiện vai trò đại diện cung cấp các dịch vụ viễn thông trên địa bàn Huyện. - Phối hợp với Bưu điện Huyện đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông hệ 1.

- Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông.

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công ty cho phép.

* Phòng Kế toán - Tài chính:

- Là bộ phận chuyên môn có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty Viễn

thông hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động tài chính theo sự phân cấp của Bưu điện Tỉnh.

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định trong công tác

quản lý kinh tế, thống kê, tài chính, vật tư tài sản của Nhà nước, của cấp trên và đơn vị.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Bưu điện Tỉnh và cấp trên về các

công việc trong lĩnh vực tài chính,kế toán, thống kê và chế độ báo cáo theo quy định.

- Quản lý cước phí, thu chi các dịch vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. * Phòng Kế hoạch - Kinh doanh:

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh các dịch vụ viễn thông và các

dịch vụ khác của Công ty Viễn thông theo phân cấp của Bưu điện Tỉnh.

- Tổ chức kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ

do Công ty Viễn thông cung cấp.

* Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ - Tin Học:

- Tham mưu cho Giám đốc tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát, chỉ đạo và quản lý, vận hành và khai thác và phát triển mạng viễn thông của Công ty theo sự phân cấp của Bưu điện Tỉnh.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức việc cung cấp các dịch vụ Viễn thông trên địa bàn toàn Tỉnh.

- Triển khai thực hiện và giám sát công tác nghiên cứu úng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ.

- Phối họp các bộ phận liên quan tham gia tiếp nhận, giải quyết khiếu nại các dịch vụ viễn thông.

- Tổ chức và quản lý mạng máy tính của đơn vị. Nghiên cứu phát triển hệ thống tin học đáp ứng nhu cầu và phù hợp với sự phát triển của đơn vị.

* Trung tâm dịch vụ và chăm sóc khách hàng:

- Là đầu mối thay mặt Công ty giao dịch với khách hàng trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông.

- Nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường.

- Tổng hợp, đề xuất các phương án giải quyết các phát sinh trong quá trình giao dịch với khách hàng.

- Tổ chức in ấn, phát hành, theo dõi, quản lý hoá đơn và thu cước các dịch vụ viễn thông.

- Mua bán, làm thủ tục cung cấp các thiết bị viễn thông. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu và sử dụng thiết bị của các dịch vụ viễn thông.

* Trung tâm bảo dưỡng - ứng cứu thông tin:

- Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng thiết bị Viễn thông và hệ thống phụ trợ trên toàn mạng lưới theo sự phân cấp của Bưu điện tỉnh.

- Thực hiện công việc xử lý và hỗ trợ xử lý các sự cố của hệ thống thiết bị viễn thông trên toàn mạng lưới.

- Giám sát theo dõi chất lượng mạng lưới thông tin, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa phòng tránh các yếu tố có nguy cơ và khả năng gây ảnh hưởng xấu đến mạng lưới thông tin.

* Trung tâm khai thác:

- Tổ chức kinh doanh các dịch vụ điện báo, dịch vụ giải đáp thông

tin danh bạ, thông tin Kinh tế xã hội.

- Vận hành trang thông tin điện tử netcodo. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là hai phương pháp chung nhất được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn, để xem xét các vấn đề đặt ra một cách khách quan và khoa học.

2.2.2. Phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích tài liệu

Trong quá trình thực hiện, đối với từng mục tiêu sẽ được dùng hệ thống các phương pháp khác nhau để nghiên cứu:

+ Đối với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận về quản trị nhân sự: Phương pháp tổng hợp khảo cứu tài liệu được sử dụng để lựa chọn lý thuyết thích hợp với vấn đề nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết được tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, giáo trình, tạp chí, báo chuyên ngành liên quan đến quản trị nhân sự.

+ Đối với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân sự và đề xuất những kiến nghị giải pháp hoàn thiện: Phương pháp phân tích, quan sát, phân tổ thống kê và phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích thực trạng sử dụng nhân sự trong quá trình hoạt động của Công ty Viễn thông làm cơ sở cho việc rút ra các đánh giá và kết luận.

- Phương pháp thống kê phân tổ và mô tả được dùng được dùng để đánh giá cơ cấu chất lượng lao động, cùng với việc bố trí nhân sự, điều hành hoạt động của Công ty và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm 2008 - 2010 để đưa ra các kết luận về mối liên hệ giữa các yếu tố của quản trị nhân sự tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn được sử dụng để thăm dò ý kiến của cán bộ thuộc các cấp quản lý và nhân viên của Công ty về thực trạng tình hình quản trị nhân sự hiện tại, cùng với những định của cán bộ, nhân viên trong Công ty về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.

- Phương pháp thu thập số liệu, để có căn cứ trong việc nghiên cứu, đánh giá rút ra những kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của Công ty, luận văn sử dụng các hệ thống số liệu sơ cấp và thứ cấp.

2.3. CÁC CHỈ TIỂU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊNHÂN SƯ NHÂN SƯ

Kết quả quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông được đánh giá theo các nhóm chỉ tiêu sau:

* Các chỉ tiêu kinh tế phản ảnh hiệu quả công tác quản trị nhân sự: + Năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền): W = D/T

Trong đó:

W: Năng suất của một lao động tính bằng giá trị (tiền) D: Doanh thu sản phẩm dịch vụ

+ Mức sinh lợi của lao động: PL= P/T Trong đó:

PL: Mức sinh lợi của một lao động P: Lợi nhuận.

T: Tổng số lao động.

+ Mức sinh lợi của chi phí tiền lương: PF = P/F Trong đó:

PF: Mức sinh lợi của chi phí tiền lương P: Lợi nhuận

F: Tổng quỹ lương

+ Tỷ trọng tiền lương trong tổng chi phí: TTF = F/TC x 100 Trong đó:

TTF: Tỷ trọng tiền lương trong tổng chi phí. F: Tổng quỹ lương.

TC: Tổng chi phí.

+ Tiền lương bình quân (l lao động): X = F/T Trong đó:

X: Tiền lương. F: Tổng quỹ lương.

T: Tổng số lao động trong năm.

+ Tiền lương bình quân 1 lao động trong tháng: XT= X/12 * Các chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng của khách hàng:

Sự đánh giá của khách hàng đối với đội ngũ nhân viên, đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng, khách quan về kết quả của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Để có kết quả đánh giá, cần thu thập ý kiến của khách hàng bằng phương pháp xây dựng thang điểm như đã nêu trên.

Hệ thống chỉ tiêu trên được sử dụng để phân tích lồng ghép với việc phân tích các khía cạnh của công tác quản trị nhân sự, nhằm làm rõ hơn cho các nhận định, cũng như việc đề ra các giải pháp.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên chưa được thu thập và tổng hợp đầy đủ mức độ hài lòng của khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà Công ty đã cung cấp. Trong thời gian tới, nếu Công ty chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản trị nhân sự nói riêng thì cần được nghiên cứu phân tích đầy đủ hơn nhằm giúp cho Công ty có thêm cơ sở đế xác định cụ thể hơn những mặt tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục phù hơp.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG - BƯU ĐIỆN QUẢNG TRỊ

3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN CÔNG TÁC QUẢN TRỊNHÂN SỰ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VIỄN THÔNG NHÂN SỰ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VIỄN THÔNG

Như phần phương pháp luận đã phân tích, do đặc điểm riêng của ngành mà các yếu tố tác động đến công tác quản trị nhân sự trong Công ty là khá đa dạng. Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc phân tích và dễ theo dõi, luận văn sẽ không phân tích theo từng khía cạnh như phần phương pháp luận đã thống kê, mà sẽ phân tích gộp theo từng nhóm nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau và mức độ tác động của nó đến công tác quản trị nhân sự cũng gần nhau.

3.1.1. Dân số và thu nhập

3.1.1.1. Dân số

Dân số phần đông tập trung ở những vùng có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh như Đông Hà, Cam Lộ, Gio Linh, Hồ Xá. Đây là những vùng có số lượng phát triển điện thoại khá cao. Mặt khác, dân số Tỉnh Quảng Trị chủ yếu tập trung vào độ tuổi từ 16-60. Đây là độ tuổi quyết định sử dụng các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông.

3.1.1.2. Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người không ngừng được tăng lên. Thu nhập càng cao thì có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ Viễn thông càng lớn. Trong thời gian qua Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều cống bể, chạy dây cáp ngầm, xây dựng nhiều trạm, đài Viễn thông để phục vụ nhu cầu của người dân.

3.1.2. Công nghệ

Các hệ thống mạng truy cập chủ yếu hiện nay dựa trên công nghệ cáp đồng, mạch vòng thuê bao vô tuyến và cáp sợi quang. Công nghệ cáp đồng là phương thức chủ đạo để kết nối Tổng đài nội hạt và thiết bị khách hàng, trong đó phương thức kết nối trực tiếp theo cấu hình sao được sử dụng đối với hầu hết các thuê bao trên mạng. Một số công nghệ mới đang được áp dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng mạng cáp đồng hiện tại bao gồm công nghệ sử dụng các bộ lợi cáp, tại các khu vực cáp đồng không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công nghệ ADSL được sử dụng cho các khu vực cáp không đủ dung lượng hoặc dùng để kết nối với các bộ tập trung thuê bao. Mạng truy cập cáp đồng hiện tại được xây dựng chủ yếu với mục đích cung cấp các dịch vụ cơ bản cho khách hàng, mạng cáp này đang từng bước nâng cao, ngầm hoá, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đưa vào nhiều dịch vụ mới. Các hệ thống truy cập cáp quang hiện đang truyền tải các dịch vụ cơ bản và hoàn toàn có khả năng nâng cấp để truyền tải các dịch vụ băng thông rộng.

Các công nghệ thông tin di động hiện được triển khai trên mạng của Bưu điện Quảng Trị bao gồm điện thoại di động, nhắn tin. Công nghệ điện thoại di động GSM hiện đang được ứng dụng là công nghệ tiên tiến đang được các nước trên thế giới ứng dụng.

Thuận lợi lớn nhất của mạng viễn thông Quảng Trị đó là sự đồng bộ về hệ thống chuyển mạch, được trang bị tổng đài điện tử E10 - ALCATEL của Pháp với cấu trúc đa trạm và tổng đài Ericson: 3 HOST, 44 trạm vệ tinh.

Tổng dung lượng lắp đặt đến tháng 12/2010: 103.074 số. Tổng số máy điện thoại cố định đang sử dụng đến 31/12/2010 là 89.793 máy. Toàn tỉnh có 124 xã, 100% xã đã có điện thoại. Mật độ điện thoại đạt 17.8 máy /100 dân.

3.1.3. Phân tích cơ cấu lao động của Công ty Viễn thông

Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả phải chú trọng đến yếu tố con người. Con người là yếu tố then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc sử dụng nguồn nhân sự làm sao cho có hiệu quả là vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều rất quan tâm.

+ Xét về giới tính: thì số lao động nam chiếm một tỷ trọng rất lớn trong Công ty: 77,5% và nữ chiếm 22,5%. Sở dĩ cơ cấu lao động như trên là do đặc điểm riêng của ngành Viễn thông chủ yếu lắp đặt điện thoại, chạy dây cáp, sửa điện thoại, xây dựng cống bể,... và đặc biệt chính vì vậy lao động trực tiếp chiếm rất cao 67,5%.

+ Xét theo trình độ chuyên môn: Năm 2010, trình độ đại học chiếm rất cao 39,1%, trình độ Cao đẳng và trung cấp chiểm 14% và sơ cấp (nghiệp vụ) chiếm 46,8%. Trình độ chuyên môn của Công ty rất tốt và đã đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng cho việc sản xuất kinh doanh.

+ Xét về trình độ ngoại ngữ và tin học của Công ty tương đối biết nhiều đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Đặc biệt trong ngành Viễn thông, đây là điều kiện thuận lợi để nắm bắt sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới, nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân trong thời đại mới.

3.1.4. Trình độ năng lực và tư duy của người quản lý

Mặc dù tỷ lệ cán bộ lãnh đạo có trình độ đại học của Công ty Viễn thông khá cao, tuy nhiên do phần lớn họ được làm trái nghề (tốt nghiệp các khoa cơ bản của trường đại học Tổng Hợp và đại học Sự Phạm) nên kiến thức về quản lý kinh tế, về thị trường còn nhiều hạn chế. Trước đây do độc quyền kinh doanh nên các khiếm khuyết về chuyên ngành đào tạo của những người quản lý chưa được thể hiện nhưng những năm gần đây cùng với sự mở cửa của nền kinh tế đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Viễn thông, thậm chí có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

như Mobiphone, Sphone, Viettel thì các khiếm khuyết này lại được thể hiện rất rõ về việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng bên cạnh đó nhiều chỉ tiêu khác như phát triển máy điện thoại cố định, vina card, doanh thu bán thẻ,.. .đạt được những kết quả chưa cao so với tiềm năng thị trường của Quảng Trị. Trong khi đó các thành phố khác vẫn có tốc độ phát triển tốt do những Công ty này đã kịp thời đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, quảng cáo, tăng tiện ích cho khách hàng nên số thuê bao phát triển tốt.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại bưu điện tỉnh quảng trị (Trang 46 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w