Giải pháp củng cố bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ thuế

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế của chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp củng cố bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ thuế

3.2.1.1. Mục tiêu

- Bộ máy ngành Thuế, đặc biệt ở cấp Chi cục phải có đủ các bộ phận chức năng cần thiết để thực thi nhiệm vụ, đó phải là bộ máy gọn nhẹ, đƣợc trang bị công nghệ và năng lực hoạt động mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có quan hệ với các địa phƣơng một cách chặt chẽ, có sự liên hệ gắn bó giữa các bộ phận.

- Lộ trình cải cách, hiện đại hoá đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với cán bộ thuế, đòi hỏi ngƣời cán bộ thuế phải vừa có kiến thức tổng hợp, vừa có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đảm trách; vừa giải quyết công việc độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với các bộ phận và các cá nhân liên quan với trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, cụ thể, để giải quyết dứt điểm từng trƣờng hợp cụ thể trong thời gian nhanh nhất.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

a. Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng

Xuất phát từ những sự không phù hợp giữa các yếu tố trong mô hình quản lý cũ, đổi mới quản lý thuế hiện nay tập trung vào 10 hƣớng chủ yếu: Cải thiện tổ chức và nội bộ cơ quan Thuế; tăng cƣờng cơ sở pháp lý; mở rộng cơ sở thuế bằng việc khuyến khích đối tƣợng đăng ký tiềm năng; tạo điều kiện tuân thủ thuế tự nguyện; cải thiện kỹ năng truy cập thông tin từ các bản khai thuế của NNT; tăng cƣờng khai thác thông tin từ các đối tƣợng thứ ba; phát triển khả năng phân tích rủi ro đối với những trƣờng hợp vi phạm luật thuế; tăng cƣờng thanh tra và khả năng cƣỡng chế thuế; tăng cƣờng khả năng phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích tài chính và gánh nặng thuế, xu hƣớng thu thuế, khoảng cách tuân thủ và những tác động của sự thay đổi chính sách.

Căn cứ tổ chức bộ máy thuế của Tổng cục Thuế, thực trạng trình độ quản lý của cán bộ thuế hiện nay, quy mô, tính chất của đối tƣợng nộp thuế Chi cục thuế thị xã Sông Công thực hiện chuyển đổi theo mô hình chức năng và đối tƣợng để thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp áp dụng đối với các đối tƣợng nộp thuế do Chi cục thuế quản lý. Bao gồm các đội với chức năng sau đây: Đội Kiểm tra và quản lý nợ, cƣỡng chế thuế, Đội Kê khai - kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ - dự toán, Đội Hành chính, quản trị, tài vụ, nhân sự, ấn chỉ, Đội Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế, Đội Quản lý thu thuế trƣớc bạ, thu khác và thuế thu nhập cá nhân, Đội thuế liên xã, phƣờng. Nên tách Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế ra khỏi Đội Kiểm tra và quản lý nợ, cƣỡng chế thuế, trong thời gian xa có thể thành lập thêm Đội Thuế TNCN và Đội Pháp chế để phù hợp với Thông tƣ 28.

Việc đổi mới công tác quản lý thu thuế theo mô hình chức năng nhằm đáp ứng công cuộc cải cách ngành Thuế theo hƣớng hiện đại, phù hợp với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế của NNT, thể hiện ở những nội dung sau:

- Quy định đầy đủ các nội dung của công tác quản lý thuế, có phạm vi điều chỉnh thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nƣớc do cơ quan Thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; - Các thủ tục hành chính thuế đƣợc quy định đơn giản rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho NNT, tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp luật thuế;

- Quy định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế, nhằm bảo đảm phục vụ hỗ trợ NNT và giám sát quá trình tuân thủ pháp luật thuế có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thuế cần giải quyết các vấn đề sau:

- Trƣớc hết chuẩn hoá cán bộ đối với từng loại chức danh ngạch, bậc công chức của từng đơn vị, quy định các tiêu chuẩn về: phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ, các kiến thức, kỹ năng của từng loại ngạch bậc công chức;

- Tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng và trình độ cán bộ thuế. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo để xây dựng các kế hoạch đào tạo hàng năm của cấp Cục và cấp Chi cục;

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

+ Mở các lớp tập huấn bổ sung, cập nhật kiến thức kinh tế, tài chính, kinh tế thị trƣờng, thƣơng mại quốc tế, chế độ kế toán, tài chính doanh nghiệp cho tất cả cán bộ thuế;

+ Đào tạo nâng cao kiến thức về tin học, ngoại ngữ, quản lý Nhà nƣớc để có thể sử dụng thành thạo máy tính trong quản lý thuế, khai thác và xử lý thông tin về NNT chuyên môn;

+ Đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng quản lý thuế nhƣ: Kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng xử lý tờ khai, thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ và cƣỡng chế thuế; kỹ năng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể...

- Công tác bồi dƣỡng cán bộ thuế cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hàng năm đối hầu hết cán bộ thuế theo chuyên đề. Đào tạo bồi dƣỡng phải gắn với sát hạch, kiểm tra, thi để đánh giá và nâng cao chất lƣợng đào tạo; gắn đào tạo với đánh giá, phân công sử dụng cán bộ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế của chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)