0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá, phân tích rủi ro đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 87 -124 )

5. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Đánh giá, phân tích rủi ro đối tượng nộp thuế

2.4.2.1. Đánh giá theo loại hình doanh nghiệp

Đánh giá rủi ro về thuế theo loại hình doanh nghiệp đƣợc căn cứ sở hữu vốn và cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp:

- Công ty TNHH, Doanh nghiệp tƣ nhân: Vốn kinh doanh do các cá nhân là chủ doanh nghiệp, thành viên hợp danh, thành viên góp vốn tự bỏ vốn kinh doanh để hoạt động và tự chịu trách nhiệm với phần vốn góp của mình. Tổ chức bộ máy bao gồm: Chủ doanh nghiệp thuê lao động (số lƣợng lao động không quá 50 ngƣời) và trực tiếp điều hành doanh nghiệp. Bộ máy kế toán thƣờng đơn giản (từ 2-3 ngƣời), kiêm nhiệm nhiều chức năng. Áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vấn đề nhƣ: Hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ tài chính, thuế... đều do chủ doanh nghiệp quyết định với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất, cùng với đó là trình độ quản lý của một số chủ doanh nghiệp còn thấp, do đó thiếu hiểu biết hoặc lợi dụng kẽ hở chính sách để trốn thuế [25],[30].

- Công ty cổ phần thì phần vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau (số lƣợng cổ đông tối thiểu là 03). Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác. Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần đƣợc các cổ đông bầu ra bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (kiểm tra, giám sát về tình hình sản xuất kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp). Các công ty cổ phần đều xây dựng quy chế hoạt động, quy chế chế tài chính (do Hội đồng quản trị xây dựng thông qua Đại hội cổ đông) dƣới sự giám sát của Ban kiểm soát. Lãi hoặc lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm đƣợc phân chia theo tỷ lệ vốn góp của các cổ đông và cổ tức của doanh nghiệp. Ở loại hình doanh nghiệp này mức độ rủi ro về thuế thấp hơn so với Doanh nghiệp tƣ nhân và Công ty TNHH [25],[30].

Căn cứ hình thức sở hữu vốn kê khai khi đăng ký nộp thuế với cơ quan Thuế, đánh giá rủi ro theo loại hình doanh nghiệp đƣợc thể hiện thông qua kết quả điều tra và đƣợc lƣợng hoá thành 3 mức: Cao, Vừa, Thấp nhƣ sau:

Bảng 2.14:Đánh giá rủi ro theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: tỷ lệ % Tiêu chí Rủi ro cao Rủi ro vừa Rủi ro thấp Công ty cổ phần 8,6 14,3 77,1

Công ty TNHH; Doanh nghiệp tƣ nhân; Hợp tác xã 13,3 20,0 66,7

Hộ kinh doanh cá thể 24,0 10,0 66,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Theo tổng hợp số liệu điều tra năm 2010 từ 100 mẫu phiếu điều tra, Công ty cổ phần đƣợc đánh giá có tỷ lệ rủi ro cao trong thu nộp thuế chiếm tỷ lệ 8,6%; Có 14,3% đánh giá về thu nộp thuế của nhóm này ở mức độ rủi ro vừa và 77,1% ý kiến đánh giá mức độ rủi ro thu nộp thuế ở mức độ thấp.

Đối với các mẫu điều tra là nhóm công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân và HTX, tỷ lệ rủi ro cao đƣợc nhận định chiếm 13,3%; Đánh giá ở mức độ rủi ro vừa chiếm 20% và 66,7% đánh giá ở mức độ rủi ro thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hộ kinh doanh cá thể đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao nhất và chiếm tỷ lệ 24%. Chỉ có 10% đánh giá ở mức độ rủi ro vừa và 66% đánh giá ở mức độ rủi ro thấp.

Nhận xét: Nhƣ vậy, thông qua Phiếu điều tra cho thấy mức độ đánh giá rủi ro cao nhất thuộc nhóm các hộ kinh doanh cá thể. Rủi ro về thu nộp thuế đối với nhóm hộ kinh doanh cá thể cao gấp 3 lần so với nhóm công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân và cao gần gấp 2 lần so với nhóm công ty cổ phần. Do các hộ kinh doanh cá thể đang thực hiện theo cơ chế khoán nộp nên khả năng thu đúng, thu đủ còn gặp nhiều vấn đề trong khâu đánh giá ngay từ khi hộ đăng ký, tham gia sản xuất, kinh doanh.

2.4.2.2. Phân tích rủi ro theo ngành

Đánh giá, phân tích ĐTNT không chỉ xem xét ở các yếu tố bên ngoài,

định tính mà cần phân tích các yếu tố bên trong, lƣợng hoá các tiêu thức để từ đó xác định chính xác mức độ rủi ro về thuế của từng ĐTNT.

Phân tích rủi ro các ngành theo các tiêu thức sau:

- Mức độ tuân thủ nộp thuế.

- Ngành thƣơng nghiệp, dịch vụ.

- Ngành giao thông, xây dựng

Bảng 2.15:Đánh giá rủi ro theo ngành

STT Mức độ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế (%/tổng số) Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) Mức độ rủi ro (%) Cao Vừa Thấp

Ngành thƣơng nghiệp,

dịch vụ 97,14 28,7 5,7 11,4 82,9

Ngành sản xuất, chế biến 93,75 21,3 13,3 20,0 66,7

Ngành giao thông, xây

dựng 92,00 16,67 10,0 16,0 74,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các tiêu thức này đƣợc phân chia thành các mức rủi ro: Cao, Vừa, Thấp, cho từng ĐTNT của từng ngành nghiên cứu.

a. Ngành thƣơng nghiệp, dịch vụ

Sau khi tính toán số liệu, tham chiếu chấm điểm cho từng tiêu thức, kết quả phân tích rủi ro các ĐTNT đối với ngành thƣơng mại, dịch vụ nhƣ sau:

- Mức độ tuân thủ về thuế: Đối tƣợng nộp thuế thuộc ngành thƣơng nghiệp, dịch vụ có mức độ tuân thủ về nộp đủ thuế là 97,14% chiếm tỷ lệ cao nhất so với các ngành khác. Số tiền thuế đã nộp trên số thuế phải nộp bằng hoặc cao hơn số thuế dự tính phải nộp trƣớc đó. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của ngành đạt đƣợc tỷ lệ khá cao là 28,7%. Do đó, mức độ đánh giá rủi ro cũng đƣợc thể hiện khá rõ. Tỷ lệ đánh giá rủi ro cao chiếm 5,7%. Có 11,4% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá mức độ rủi ro vừa và 82,9% số ngƣời điều tra đánh giá mức độ rủi ro thấp.

b. Ngành sản xuất, chế biến

Đối với ngành: Mức độ tuân thủ về giao nộp thuế đạt 93,75%. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của ngành đạt tỷ lệ 21,3%. Có 13,3% tỷ lệ số ngƣời điều tra đánh giá ở mức độ rủi ro cao; 20% đánh giá ở mức độ rủi ro vừa và 66,7% đánh giá ở mức độ rủi ro thấp, an toàn.

c. Ngành giao thông, xây dựng

Đối với lĩnh vực giao thông, xây dựng: Mức độ đánh giá tuân thủ về giao nộp nghĩa vụ thuế đầy đủ tại Chi cục thuế TX Sông Công chiếm tỷ lệ 92%. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của ngành của đạt ở mức cao nhất là 32,67%. Tuy vậy, lĩnh vực xây dựng đang trong giai đoạn khó khăn nhất định nên tỷ lệ số ngƣời đánh giá việc giao nộp thuế đầy đủ có mức độ rủi ro cao nhất là 16%. Có 21% đánh giá mức độ rủi ro vừa và 63% chiếm tỷ lệ thấp nhất so với hai nhóm nhƣ đã phân tích bên trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2.3. Tổng hợp phân tích rủi ro trong tổng thể nghiên cứu

Sau khi đánh giá phân tích rủi ro các ĐTNT theo từng ngành và theo từng loại hình doanh nghiệp. Tiến hành tổng hợp đánh giá mức độ rủi ro tổng thể các đối tƣợng nghiên cứu kết hợp giữa tiêu chí nghiên cứu đó là phân loại theo ngành nghề đăng ký kinh doanh và phân loại theo tiêu chí “loại hình doanh nghiệp” nhằm so sánh mức độ rủi ro giữa các ngành với nhau, đồng thời kết hợp lựa chọn các ĐTNT có mức độ rủi ro Cao và Vừa và Thấp ở các ngành để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Do lực lƣợng thanh kiểm tra còn mỏng nên việc tập trung phân tích và đƣa ra đúng các nhóm đối tƣợng cần thiết phải thanh kiểm tra thƣờng xuyên tại Chi cục thuế thị xã Sông Công là rất phù hợp và cần thiết.

Biểu đồ 2.5: Mức độ rủi ro tổng thể 8,57 13,33 24,00 5,71 13,33 10,00 14,29 20,00 10,00 11,43 20,00 16,00 77,14 66,67 66,00 82,86 66,67 74,00 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Công ty TNHH; DNTN; HTX

Công ty cổ phần Hộ kinh doanh cá thể Ngành thƣơng nghiệp, dịch vụ Ngành sản xuất, chế biến Ngành giao thông, xây dựng Rủi ro cao

Rủi ro vừa Rủi ro thấp

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Từ Biểu đồ 2.5 dƣới đây cho ta thấy: Nếu kết hợp loại hình công ty và ngành nghề kinh doanh ta nhận thấy mức độ rủi ro cao nhất sẽ là hộ kinh doanh cá thể trong ngành sản xuất, chế biến. Tiếp đến là hộ kinh doanh cá thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong lĩnh vực giao thông, xây dựng và thứ ba là hộ kinh doanh cá thể trong các ngành thƣơng mại, dịch vụ.

- Nhóm công ty cổ phần trong ngành sản xuất chế biến và trong ngành giao thông, xây dựng có mức độ rủi ro khá cao.

- Nhóm ngành có mức độ rủi ro Thấp nhất là nhóm công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân và các HTX hoạt động trong lĩnh vực thƣơng nghiệp và dịch vụ.

* Nhận xét chung

Qua các phần phân tích trên đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong việc thực hiện chính sách thuế, nguồn nhân lực và kết quả công tác quản lý thuế, đồng thời với tiến hành nghiên cứu về tình hình chấp hành pháp luật về thuế thông qua phân tích đánh giá rủi ro đối với một số ĐTNT. Đây cũng là tiền đề quan trọng để đề ra các giải pháp hoàn thiện tốt hơn chính sách thuế, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong quá trình cải cách hiện đại hoá ngành thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG 3.1. Định hƣớng nâng cao công tác quản lý thuế

3.1.1. Cơ sở định hướng

3.1.1.1. Quan điểm

Bộ Tài chính đã xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/2/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trên cơ sở Chiến lƣợc đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 phê duyệt “Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả [28].

Theo Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế ông Bùi Văn Nam, việc cải cách chính sách thuế đến năm 2015 sẽ hƣớng đến mục tiêu xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nƣớc, khuyến khích xuất khẩu. "Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí cũng sẽ đƣợc sửa đổi để khuyến khích thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế và đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nƣớc phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế" [33].

Trong giai đoạn 2011 - 2015, hệ thống chính sách thuế đƣợc hoàn thiện và có cơ cấu hợp lý, hƣớng tới mục tiêu đạt tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nƣớc khoảng 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trƣởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm đạt khoảng 16-18%/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Định hƣớng cơ bản sửa đổi, bổ sung một số sắc thuế chủ yếu:

- Thuế giá trị gia tăng: Giảm bớt số lƣợng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trƣờng; nghiên cứu đến năm 2020 cơ bản áp dụng một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phƣơng pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phƣơng pháp khấu trừ thuế; quy định về ngƣỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với thực tế kinh doanh của ngƣời nộp thuế, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và thông lệ quốc tế.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hƣớng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rƣợu, ôtô... để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trƣờng hợp hợp tác, phân công giữa các nƣớc trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chƣa qua chế biến, giảm hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp; sửa đổi, bổ sung thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ hợp lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong nƣớc; thu gọn số lƣợng mức thuế suất, từng bƣớc đơn giản biểu thuế, mã số hàng hóa...; nghiên cứu chuyển dần các quy định về quản lý thuế trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sang Luật quản lý thuế; sửa đổi quy định về giá tính thuế và tỷ giá tính thuế cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống nhất với pháp luật về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế; sửa đổi quy định về phƣơng pháp tính thuế (bao gồm cả phƣơng pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối); thực hiện lộ trình điều chỉnh các mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm cam kết quốc tế (ASEAN - AFTA; ASEAN + Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; WTO...).

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tƣ tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tƣ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hoá chính sách ƣu đãi thuế theo hƣớng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tƣ vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lƣợng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, lĩnh vực xã hội hoá, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Thuế thu nhập cá nhân: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hƣớng mở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 87 -124 )

×