Thực trạng công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Sông Công

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế của chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thị xã Sông Công

Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời là mục đích trong khâu quản lý thuế. Thế nhƣng tâm lý đối kháng của các tổ chức, cá nhân đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế là rất lớn. Các ĐTNT chiếm dụng tiền thuế để sử dụng vào mục đích khác có lợi cho mình. Điều này đã hạn chế tính kịp thời của các khoản thu, gây ảnh hƣởng lớn đến điều hành ngân sách của cán bộ Chi cục thuế thị xã Sông Công.

Bảng 2.10:Nợ thuế giai đoạn 2008-2010 (theo sắc thuế)

Đơn vị tính: Triệu đồng

T

T Loại thuế

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Số thuế Cơ cấu (%) Số thuế Cơ cấu (%) Số thuế Cơ cấu (%) 2009/2008 (%) 2010/2009 (%) BQ 2008 -2010 (%)

1 TNDN 690,9 14,82

2 GTGT 2.533,1 54,32 1.259,6 94,13 4.782,8 99,48 49,73 379,71 214,72

3 Cấp QSDĐ 1.400,1 30,03 78,5 5,87 25,0 0,52 5,61 31,85 18,73

4 Chuyển QSDĐ 38,9 0,83

Tổng cộng 4.663 100 1338.1 100 4.807,8 100 40,01 82,09 61,05

Nguồn Chi cục thuế Thị xã Sông Công

Qua nghiên cứu so sánh số thuế nợ tại điểm ngày 31/12 các năm trên cho thấy tỷ lệ nợ đọng vốn giảm nhanh từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể trong năm 2008, tỷ lệ nợ đọng thuế/tổng thu thuế tại Chi cục thuế TX Sông Công là 4.663/29.915 triệu đồng tƣơng đƣơng với 15,59%. Năm 2009, con số nợ đọng thuế là 1.338,1/44.805 triệu đồng, đạt tỷ lệ 2,99%. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ đọng thuế trên địa bàn Thị xã Sông Công tăng lên 4.807,8/48.280 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ nợ đọng thuế/tổng thu thuế là 9,96%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các khoản nợ đọng thuế nêu trên tập trung chủ yếu vào khoản nợ thuế GTGT. Năm 2008, nợ thuế GTGT là 2.533,1 triệu đồng chiếm 54,32% trong tổng cơ cấu nợ đọng thuế. Trong năm 2010, nợ đọng thuế GTGT là 4.782,8 triệu đồng chiếm 99,48% trong cơ cấu nợ đọng thuế tại Chi cục thuế TX sông Công.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế trên địa bàn TX Sông Công

14.82 54.32 30.03 0.83 94.13 5.87 99.48 0.52 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 TNDN GTGT Cấp QSDĐ Chuyển QSDĐ 2008 2009 2010

Nguồn: Chi cục thuế Thị xã Sông Công

Nợ đọng thuế theo các sắc thuế chủ yếu là thuế GTGT. Tính đến ngày 31/12/2008 số thuế nợ là 2.533,1 triệu đồng chiếm cơ cấu 54,32% tổng số nợ thuế trên địa bàn thị xã Sông Công. Đến năm 2010, số thuế nợ đọng GTGT tăng lên 4.782,8 triệu đồng chiếm cơ cấu 99,48% tổng số nợ thuế trên địa bàn thị xã Sông Công. Nợ đọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2008 là 690,9 triệu đồng chiếm tỷ lệ 14,82% cơ cấu nợ đọng thuế. Nợ đọng thuế thu nhập doanh nghiệp đã đƣợc xoá bỏ trong các năm 2009 và năm 2010. Tƣơng tự, nợ đọng thuế từ thuế cấp QSDĐ năm 2008 là 1400,1 triệu đồng chiếm 30,03% nhƣng đến cuối năm 2010, nợ thuế cấp QSDĐ giảm xuống còn 25 triệu đồng chiếm 0,52% trong cơ cấu nợ đọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuế trên địa bàn thị xã Sông Công. Thuế chuyển QSDĐ năm 2010 đã chuyển sang thuế TNCN nên không còn nợ đọng.

* Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ thuế:

- Các tiêu chí phân loại nợ chƣa đƣợc xác định, chuẩn hoá rõ ràng và

thống nhất để có thể phân loại nợ một cách chính xác nhằm áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ phù hợp với các nhóm nợ. Chƣa phân tích đƣợc tình trạng nợ đọng thuế để có biện pháp đôn đốc xử lý thu nợ.

- Một số khoản nợ của các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản chƣa

đƣợc xử lý kịp thời hoặc do đơn vị mới tiếp nhận gặp khó khăn về tài chính.

- Các khoản nợ đọng chƣa xử lý phạt nộp chậm theo quy định , bởi lẽ tỷ lệ

xử phạt 0,1%/ngày trên số thuế nộp chậm là cao (tƣơng đƣơng với khoảng 3%/tháng và 36%/năm) nên các ĐTNT không đủ khả năng nộp thuế khi tính phạt nộp chậm, thậm chí còn làm tăng thêm số nợ thuế chứ không thu đƣợc cho NSNN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế của chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)