4.2.3.1. Thị lực
Trong số 326 mắt của 168 bệnh nhân glôcôm đo đ−ợc thị lực, 23 mắt có thị lực ST(-) chiếm 7.05%, 118 mắt có thị lực từ ST(+) đến ĐNT 3m, chiếm 36.2%. Trong số những mắt có thị lực ST (-), glôcôm góc đóng nguyên phát chiếm 95.6%. Có một phần lớn bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát với các triệu chứng tiến triển từ từ, không cấp tính dần dần đ−a đến mù lòa đến khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn quá muộn.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, những mắt có thị lực tối đa sau khi chỉnh kính mà từ ĐNT 3m trở xuống đ−ợc xếp loại mù thì trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 43.5% mắt mù. Nếu xét đến thị tr−ờng thì những bệnh nhân có thị tr−ờng không rộng hơn 10 độ quanh điểm định thị trung tâm sẽ đ−ợc xếp vào loại “mù”, dù cho thị lực trung tâm còn tốt [65]. Nhiều đối t−ợng bệnh nhân của chúng tôi không kiểm tra đ−ợc thị tr−ờng nên có thể tỷ lệ mắt “mù” của chúng tôi còn cao hơn con số trên.
4.2.3.2. Nh∙n áp
Đối với bệnh glôcôm việc điều chỉnh nhãn áp là điều hết sức quan trọng trong quá trình điều trị để nhằm bảo tồn chức năng thị giác
Có 168 bệnh nhân với 326 mắt là xác định đ−ợc nhãn áp, trong đó có 28 mắt nhãn áp không điều chỉnh nh−ng bệnh nhân không biết và không điều trị nên khả năng mù lòa là không tránh khỏi. Qua đó cho thấy sự cần thiết của việc khám kiểm tra mắt định kỳ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất
th−ờng và điều trị kịp thời từ đó có thể tránh đ−ợc nguy cơ gây mù lòa do glôcôm gây ra.
Biểu đồ 4.3. Phân bố mức độ điều chỉnh nhãn áp
4.2.3.3. Tổn hại thần kinh thị giác
Trong số 326 mắt của 168 bệnh nhân glôcôm, số mắt có tỷ lệ glôcôm lõm từ 8/10 trở lên là 23 mắt, chiếm 7.05%, trong đó có 10 mắt lõm teo gai hoàn toàn. 102 mắt có tỷ lệ lõm đĩa từ 4/10 đến 7/10, chiếm 31.3%. Tỷ lệ bệnh nhân glôcôm góc đóng có lõm đĩa rộng chiếm khá cao, điều này chứng tỏ bệnh nhân đ−ợc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
4.2.3.4. Mức độ tổn hại chức năng thị giác
Chỉ có 34 bệnh nhân glôcôm đến khám lại sau sàng lọc tại khoa glôcôm, trên những bệnh nhân này chúng tôi đã tiến hành kiểm tra thị tr−ờng của bệnh nhân. Chúng tôi đánh giá mức độ tổn hại chức năng thị giác của bệnh nhân .dựa vào thị lực, tổn th−ơng đầu dây thần kinh thị giác và tổn th−ơng thị tr−ờng Theo phân loại bệnh nhân glôcôm của WHO[14]. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 68 mắt : 44 mắt ở giai đoạn sớm, trong đó 21 mắt là của những bệnh nhân thuộc đối t−ợng nguy cơ cao đ−ợc xác định sau
khám sàng lọc; 17 mắt ở giai đoạn giữa;1 mắt ở giai đoạn muộn; 6 mắt ở giai đoạn quá muộn.
Điều đó cho thấy khám sàng lọc có thể phát hiện đ−ợc bệnh nhân glôcôm ở giai đoạn sớm để điều trị khi ch−a có các tổn th−ơng thực thể nặng nề.
Trên thực tế còn số l−ợng lớn bệnh nhân ch−a đi kiểm tra nên chúng tôi ch−a xác định đ−ợc mức độ sớm muộn, nặng nhẹ của bệnh.
4.3. Tình hình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị bệnh nhân glôcôm tại tháI bình.
4.3.1. Nhân lực và trang thiết bị
Kết quả của chúng tôi cho thấy mạng l−ới y tế cơ sở của tỉnh Thái Bình đ−ợc phủ rộng xuống đến các thôn đội sản xuất. Tất cả 6 xã trong nghiên cứu của chúng tôi đều có trạm y tế khang trang, nằm ở vị trí thuận tiện giao thông, mỗi trạm y tế đều có ít nhất bác sỹ, riêng xã Việt Hùng có 3 bác sỹ. Mỗi thôn đội sản xuất có một cộng tác viên y tế, đó là lực l−ợng nòng cốt trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại cộng đồng, tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh tại địa ph−ơng. Tuy nhiên tại tuyến xã ch−a có cán bộ chuyên trách về mắt, các cán bộ y tế tuyến xã, thôn ch−a đ−ợc cập nhật thông tin về bệnh glôcôm. Nhiều ng−ời trong số họ biết lơ mơ hoặc không biết gì về bệnh glôcôm, vì vậy họ không thể t− vấn, chẩn đoán và tuyên truyền phòng chống mù lòa do glôcôm trên địa bàn mình phụ trách.
Hơn nữa tại trạm y tế xã không có trang thiết bị khám mắt cũng nh− không có thuốc cấp cứu hạ nhãn áp nên ng−ời bệnh th−ờng đi thẳng lên tuyến trên. Bệnh viện huyện Vũ Th− cách thành phố Thái Bình khoảng 6 km, nằm gần đ−ờng quốc lộ, tại đây có một bác sỹ chuyên khoa định h−ớng mắt, không có y tá chuyên khoa mắt mà chỉ có 1 y tá chung 3 chuyên khoa. Trang thiết bị chỉ có 1bảng thị lực, không có hộp kính, 1cái đèn pin khám mắt. Thuốc hạ nhãn áp thông th−ờng cũng không có. Có lẽ do ở gần Bệnh viện tỉnh nên cán bộ ở đây không chủ động dự trù trang thiết bị khám bệnh, thuốc men mà gửi
thẳng bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng nên thẳng đ−ợc Bệnh viện tỉnh vì sống ở địa bàn xa thành phố Thái Bình, già yếu, neo đơn, kinh tế khó khăn trong khi chi phí cho điều trị và sinh hoạt tại Bệnh viện tỉnh thì tốn kém hơn.
Huyện Kiến X−ơng cách Thành phố Thái Bình khoảng 20 km, hiện tại khoa mắt Bệnh viện huyện có 2 bác sỹ chuyên khoa mắt, song thực tế chỉ có một bác sỹ định h−ớng chuyên khoa mắt làm công tác điều trị. Bác sỹ này mới đ−ợc tham gia khóa học nâng cao chất l−ợng bác sỹ tuyến huyện tại Bệnh viện Mắt Trung −ơng nên đ−ợc cập nhật thông tin về bệnh glôcôm.Trang thiết bị tại đây cũng đơn sơ, chỉ có bảng thị lực, nhãn áp kế Maclacôp, máy soi đáy mắt và sinh hiển vi khám bệnh. Khi có bệnh nhân glôcôm thì cũng chỉ đ−ợc cấp cứu hạ nhãn áp và chuyển tuyến vì thiếu nhân lực và trang thiết bị phẫu thuật . Tại tuyến tỉnh, các cơ sở chuyên khoa mắt đều có các bác sỹ đã học sau đại học, trong đó có 2 bác sỹ đã từng làm luận văn về đề tài glôcôm, nh−ng tại Thái Bình hiện nay không có chuyên khoa glôcôm cũng nh− không có bác sỹ làm chuyên trách về glôcôm. Mặt khác trang thiết bị ở đây còn nhiều thiếu thốn. Chỉ có một máy thị tr−ờng kế Godlman của Khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa tỉnh nh−ng cũng ít khi đ−ợc sử dụng do thói quen không dùng đến dể khám chẩn đoán bệnh và có một kính soi góc của Bộ môn Mắt – Tr−ờng Đại học Y Thái Bình nh−ng hiện tại kính không sử dụng đ−ợc do bị mốc. Thiếu trang thiết bị cũng là một hạn chế về chất l−ợng, chẩn đoán, điều trị glôcôm, điều đó cũng góp phần gây quá tải bệnh nhân tại các tuyến trung −ơng